Đặc điểm của đầu tư công cho sản xuất nông-lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 26 - 27)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho sản xuất nông-lâm nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận về đầu tư công cho sản xuất nông – lâm nghiệp

2.1.2. Đặc điểm của đầu tư công cho sản xuất nông-lâm nghiệp

Mục đích cuối cùng của đầu tư công là tạo ra sự phát triển đồng đều cho các vùng miền, cho các ngành kinh tế, tăng cường năng lực tự quản lý và tự phát triển của cộng đồng, thực hiện công bằng trong phân phối như Hiến pháp đã để ra. Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp thường được tập trung ở những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa… Những vùng này cần Nhà nước ưu tiên đầu tư, vì các địa phương này có điều kiện tự nhiên, địa hình khó khăn, các đơn vị tư nhân không mặn mà với việc đầu tư cho kinh tế ở các địa phương này, nhất là đầu tư trong lĩnh vực liên quan đến ngành nông nghiệp. Không những thế, ở các vùng này, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nếu Nhà nước không quan tâm đầu tư công cho nông nghiệp sẽ dẫn đến sự tụt hậu và ảnh hưởng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển nền kinh tế đất nước. Từ đó, cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư công nói chung và cho ngành nông nghiệp nói riêng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định an ninh chính trị của đất nước. Đối với Lào nói chung và huyện Na-xai-thong nói riêng hoạt động đầu tư công cho nông nghiệp có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư công cần tập trung những đầu tư vào các công trình mang tính chiến lược và sử dụng lâu dài cho phát triển kinh tế xã hội

của vùng. Cụ thể đối tượng sử dụng nguồn đầu tư công bao gồm các chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ), các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp như hồ, trạm bơm, đập chứa nước, hệ thống kênh mương nội đồng, các dự án nghiên cứu khoa học... nhằm tạo điều kiện để người nghèo thoát khỏi sự nghèo đói, nâng cao đời sống vật chất tinh thần.

Thứ hai, Bên cạnh đầu tư các công trình chiến lược, thì việc đầu tư cho

người nghèo vươn lên phát triển kinh tế là yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh các khoản

đầu tư cho nông nghiệp phát huy tác dụng trong khoảng thời gian rất dài như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương, hồ đập chứa nước, đầu tư cho đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cho vay vốn tín dụng, đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cho ngành nông nghiệp thì các hoạt động đầu tư giúp phát huy tác dụng ngay như các khoản hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y... cầu được triển khai và đối tượng thụ hưởng là các hộ dân nghèo, những hộ không có điều kiện sống tốt.

Đầu tư công cho nông nghiệp gồm nhiều nguồn đầu tư khác nhau nhưng chia theo từng lĩnh vực, vì vậy từng ngành phải có sự lồng ghép, phối hợp để đạt được hiệu quả đầu tư cao. Nguồn vốn đầu tư công cho nông nghiệp chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước, bên cạnh đó còn huy động nội lực của nhân dân, các tổ chức kinh tế, nhà tài trợ, tổ chức quốc tế. Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp bao gồm rất nhiều chương trình, dự án theo những lĩnh vực, những ngành khác nhau trên từng địa bàn. Vì vậy rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình, dự án trên từng địa bàn nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho người nông dân, cộng đồng và xã hội (Nguyễn Thị Thu Hà, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 26 - 27)