Tình hình cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện Na-xai-thong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 52 - 60)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1. Hệ thống giao thông

1.1 Quốc lộ Km 15,3

1.2 Tỉnh lộ Km 53,3

1.3 Huyện lộ Km 41,2

1.4 Đường liên bản Km 75,6

2. Công trình thủy lợi

2.1 Trạm bơm tưới, tiêu Trạm 4

2.2 Kênh mương Km 117

3. Công trình công cộng khác

3.1 Trường học

- Trường THPT Trường 5

- Trường THCS Trường 26

- Trường Tiểu học Trường 27

3.2 Y tế

- Bệnh viện đa khoa huyện Cái 1

- Trạm Y tế Trạm 4

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Na-xai-thong (2017) a. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông vận tải tiếp tục phát triển, chất lượng được nâng lên, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Việc duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường huyện quản lý và tỉnh uỷ thác; việc cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn của một số bản, thị trấn theo Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh và một số công trình giao thông thực hiện cơ bản đảm bảo đúng kế hoạch và tiến độ. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được quan tâm hơn.

Na-xai-thong có 964,5 km đường bộ, trong đó 53,3 km đường tỉnh lộ; 19,3 km đường quốc lộ; 34,9 km đường huyện lộ và 857 km đường liên bản. Đa số bản có đường rải bằng vật liệu cứng đảm bảo ô tô đi vào trung tâm xã là điều kiện thuận lợi để lưu thông trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Nhìn chung hệ thống giao thông huyện Na-xai-thong tương đối hoàn chỉnh, hệ thống đường trên địa bàn huyện đã cơ bản cứng hóa đến 70%.

b. Hệ thống thủy lợi

Thủy lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Tuy nhiều năm qua huyện Na-xai-thong đã ưu tiên đầu tư làm mới và nâng cấp các công trình thủy lợi, kết quả mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như: cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất một vụ thu hẹp, hệ số sử dụng đất tăng.

Hệ thống thủy lợi của huyện Naithong và thị tứ Bô Thời (Bản Nongsa) được đầu tư 2 công trình nước sạch cơ bản đã hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ 10.000 dân. Trên 90% dân số trong huyện dùng nguồn nước sạch từ giếng khoan.

3.1.2.4. Giáo dục - đào tạo

Năm 2015 trên địa bàn huyện Na-xai-thong có 5 trường trung học phổ thông, 26 trường trung học cơ sở và 27 trường tiểu học với tổng số 843 phòng học. Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; chất lượng đại trà ổn định, chất lượng mũi nhọn được giữ vững; công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được duy trì và phát triển. Đến nay, trên địa bàn huyện có 29 trường đạt chuẩn quốc gia.

b. Hệ thống thủy lợi

Thủy lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Tuy nhiều năm qua huyện Na-xai-thong đã ưu tiên đầu tư làm mới và nâng cấp các công trình thủy lợi, kết quả mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như: cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất một vụ thu hẹp, hệ số sử dụng đất tăng.

Hệ thống thủy lợi của huyện Naithong và thị tứ Bô Thời (xã Nongsa) được đầu tư 2 công trình nước sạch cơ bản đã hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ 10.000 dân. Trên 90% dân số trong huyện dùng nguồn nước sạch từ giếng khoan.

3.1.2.5. Cơ cấu kinh tế

Cùng với xu thế đổi mới chung của cả nước, những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2014 đến nay, kinh tế của thủ đô Viêng Chăn nói chung và của huyện Na-xai-thong nói riêng đã đạt được những kết quả phát triển vượt bậc.

Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Huyện uỷ,trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc. Các đề án thuộc chương trình phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Sản xuất CN – TTCN có phát triển cao về giá trị và cơ cấu, việc tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn cho kết quả tốt.

Qua bảng 3.3 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2016 là 978,32 tỷ kíp, bình quân 3 năm tăng 10,62 %. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này là do GTSX của hầu hết các ngành đều tăng. GTSX ngành nông nghiệp, ngành chiếm trên 25% GTSX, bình quân qua 3 năm tăng 3,57 %. Tuy nhiên, trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, GTSX ngành trồng trọt có xu hướng tăng chậm nhất qua các năm mặc dù huyện xác định sản xuất trồng trọt theo hướng hàng hóa là thế mạnh của địa phương, bình quân qua 3 năm tăng 1,91%, đến năm 2016 thì ngành trồng trọt chỉ chiếm 51,98 % GTSX toàn ngành nông nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do diện tích trồng cây lâu năm đặc biệt là cao su trong hoàn cảnh mất giá như một vài năm gần đây không còn cho giá trị kinh tế cao như trước nữa.

Ngành chăn nuôi và NTTS có xu hướng tăng qua 3 năm, bình quân tăng 4,17%. Có được kết quả này do chăn nuôi gia súc, gia cầm được đẩy mạnh bằng việc đưa các tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống của bà con nông dân đã góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi và làm tăng GTSX ngành chăn nuôi. Mặt khác, trong 3 năm trở lại đây, do công tác phòng dịch được cơ quan chức năng và hộ dân thực hiện tốt nên không để dịch bệnh lớn xảy ra.

Ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm rõ rệt về giá trị sản xuất, bình quân qua 3 năm giảm 49,53 %.

Ngành dịch vụ nông nghiệp là ngành có tiềm lực và cho giá trị cao, do được đầu tư đúng mức nên tốc độ tăng GTSX tăng rất mạnh, bình quân qua 3 năm tăng trên 77%, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp của huyện và một số vùng lân cận.

Bảng 3.4. Kết quả sản xuất của huyện Na-xai-thong qua 03 năm (2014 – 2016)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

GT (Tỷ.kíp) CC (%) GT (Tỷ.kíp) CC (%) GT (Tỷ.kíp) CC (%) 15/14 16/15 16/14 Tổng giá trị sản xuất 832,36 100 926,13 100 1028,32 100 111,27 111,03 111,15

I. Ngành nông. lâm nghiệp 225,45 27,09 260,47 28,12 298,98 29,07 115,53 114,78 115,16

1. Trồng trọt 122,56 14,72 127 13,71 129,43 12,59 103,62 101,91 102,768 2. Chăn nuôi - thủy sản 97,56 11,72 128,1 13,83 162,6 15,81 131,30 126,93 129,118 3. Lâm nghiệp 4,05 0,49 2,04 0,22 1,05 0,10 50,37 51,47 50,9205 4. Dịch vụ nông nghiệp 1,28 0,15 3,33 0,36 5,9 0,57 260,16 177,18 218,667

II. Ngành CN - TTCN – XDCB 385,71 46,34 418,34 45,17 462,26 44,95 108,46 110,50 109,48

1. Công nghiệp 286,55 34,43 314,19 33,93 347,56 33,80 109,65 110,62 110,133 2. Tiểu thủ công nghiệp 29,32 3,52 31,73 3,43 35,03 3,41 108,22 110,40 109,31 3. Xây dựng cơ bản 69,84 8,39 72,41 7,82 79,67 7,75 103,68 110,03 106,853

III. Ngành thương mại. dịch vụ 221,2 26,58 247,32 26,70 267,08 25,97 111,81 107,98965 109,9

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. GTSX/Nhân khẩu 0,012 - 0,013 - 0,014 - 108,38 108,81 117,94 2. GTSXNN/Nhân khẩu NN 0,016 - 0,017 - 0,019 - 110,22 108,97 120,11 3. GTSX/LĐ 0,017 - 0,020 - 0,022 - 115,01 114,92 132,17 4. GTSX NN/LĐNN 0,007 - 0,007 - 0,008 - 107,49 106,95 114,97

* Ghi chú: 1 Kíp = 2,7 VNĐ

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

+ Tiếp cận hệ thống:

- Tiếp cận theo hướng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, đến sản xuất, thu gom, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

- Tiếp cận từ chính sách đầu tư công đến thực tế thực hiện việc đầu tư công trên địa bàn.

- Tiếp cận từ người ban hành chính sách đầu tư công, triển khai chính sách đến người thụ hưởng chính sách.

+ Tiếp cận có sự tham gia: Nghiên cứu dựa trên sự tham gia của các bên

liên quan đến hoạt động đầu tư công cho nông nghiêp, bao gồm: người lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; người lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công; người lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công; người theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra, thực hiện kế hoạch đầu tư công và người thụ hướng các hoạt động đầu tư công cho nông nghiệp. Đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia và phát huy khả năng của chính các cộng đồng nông thôn trong việc ứng dụng và thụ hưởng kết quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp.

+ Tiếp cận theo lĩnh vực: Ngành nông nghiệp mở rộng bao gồm các lĩnh

vực như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, do đó hoạt động đầu tư công cho nông nghiệp sẽ được triển khai từ các lĩnh vực trên. Như vậy, luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu hoạt động đầu tư công cụ thể cho nông nghiệp dựa trên các lĩnh vực đã phân ra.

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn huyện Naxaithong, thủ đô Viêng - Chăn làm địa bàn nghiên cứu vì những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất: Naxaithong là một trong những huyện có tỷ lệ đầu tư công ưu

tiên cho nông nghiệp lớn đáp ứng nhu cầu xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập đồng đều trên địa bàn và phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa giải quyết nhu cầu việc làm cho phần lớn lao động nông thôn của huyện.

Thứ hai: Naxaithong là một huyện có nhiều tiềm năng để phát triển nông

huy được những tiềm năng đó, do hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp còn yếu và gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án.

Thứ ba: Chưa có một đề tài nào nghiên cứu giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp của huyện. Vì vậy, cần thiết tìm hiểu thực trạng đầu tư công cho nông nghiệp ở địa bàn huyện Naxaithong giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách phát triển nông nghiệp, triển khai các Đề án phát triển nông nghiệp trong thời gian tiếp theo.

Trên địa bàn huyện Naxaithong, thủ đô Viêng - Chăn, chúng tôi tập trung nghiên cứu tại 03 Bản điểm: bản Saendin, bản Phonekeo và bản Nasiew. Đây là các Bản đại điện cho các Bản với các mức đầu tư công thấp - trung bình - cao và có những lợi thế so sánh khác nhau về đầu tư công phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu 3.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp 3.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế xã hội của các Bản nghiên cứu điểm và huyện, Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về tình hình đầu tư công ở Lào và thế giới, Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi các Trung tâm nghiên cứu, các cơ quan chính phủ…

- Các loại sách và bài giảng: Kinh tế đầu tư, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế phát triển, Chính sách nông nghiệp, Kinh tế công cộng… - Các bài báo từ các tạp chí có liên quan tới đề tài,

- Tài liệu từ các website,

- Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT,

- Thư viện - Internet

- Thư viện, internet

Số liệu về tình hình chung của huyện và các đơn vị nghiên cứu điểm, tình hình đầu tư công của huyện.

- Báo cáo kết quả kinh tế-xã hội của huyện qua các năm.

- Tình hình phát triển của ngành Nông nghiệp của huyện

- Niên giám thống kê huyện Na-

- UBND huyện

- Phòng Nông – lâm nghiệp, phòng Công thương của huyện Na-xai-

xai-thong, niên giám thống kê thủ đô Viêng Chăn.

- Các chính sách về đầu tư phát triển cho ngành nông nghiệp, các vùng và các đơn vị của thủ đô và huyện Na-xai-thong.

- Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư về nông nghiệp ở huyện Na-xai-thong.

- Báo cáo thu-chi ngân sách của huyện qua các năm.

- Chương trình phát triển nông nghiệp của huyện.

thong.

- Phòng Kế hoạch và đầu tư, sở Kế hoạch và đầu tư, thủ đô Viêng Chăn.

- UBND huyện Na-xai- thong, Sở Nông – lâm nghiệp, Sở Kế hoạch và đầu tư thủ đô Viêng Chăn. - Ban Quản lý dự án, các Ban quản lý dự án của các dự án, UBND huyện, - Phòng Kế hoạch và đầu tư, phòng Tài chính.

- UBND huyện, phòng Kế hoạch và đầu tư phòng Nông - lâm nghiệp, phòng Tài chính.

* Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố:

- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi lấy ý kiến từ các đối tượng là các hộ nông dân, các chủ trang trại và các đơn vị liên quan về vấn đề đầu tư công cho nông nghiệp. Điều tra phỏng vấn các hộ nông dân đã và đang tham gia các Đề án hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Lấy ý kiến từ cán bộ lãnh đạo cấp Bản (chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND), những người có chuyên môn của các cơ quan ban ngành, quản lý phụ trách và am hiểu lĩnh vực về đầu tư công trong ngành nông nghiệp (trưởng các phòng Nông - nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thú y, Chi cục Trồng trọt, Trung tâm

khuyến nông, Hạt kiểm lâm) để tìm hiểu thực trạng, các giải pháp cho đầu tư công trong nông nghiệp.

Ngoài ra, chúng tôi sử dụng thêm các phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hỏi ý kiến của chuyên gia, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia được sử dụng để thu thập các thông tin về những khó khăn, cản trở đối với vấn đề tiếp cận việc làm của lao động thanh niên nông thôn.

Phương pháp thảo luận nhóm: Tập hợp nhóm những cán bộ, người dân thảo luận nhóm và trình bày thống nhất ý kiến. Điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm các thông tin về cách nhìn nhận của người dân về hiệu quả của đầu tư công cho nông nghiệp. Đồng thời giúp đối chiếu so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 52 - 60)