Tác động của đầu tư công trên lĩnh vực chăn nuôi ở huyện Na-xai-thong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 96 - 97)

ở huyện Na-xai-thong STT Hiệu quả đầu tư công ĐVT Tổng hợp qua các năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ 1 Số lượng một số vật nuôi - Lợn Con 47.958 61.430 62.659 128,09 102,00 115,05 - Gia cầm Con 460.003 475.785 504.332 103,43 106,00 104,72 - Dê Con 3.452 4.329 4.415 125,41 101,99 113,70 - Bò Con 11.592 13.273 14.671 114,50 110,53 112,52 - Trâu Con 1.658 2.013 2.053 121,41 101,99 111,70 2 Sản lượng một số vật nuôi - Lợn Tấn 2.463 2.785 3.218 113,07 115,55 114,31 - Gia cầm Tấn 1.240 1.328 1.416 107,10 106,63 106,86 - Dê, cửu Tấn 13,10 15 17 114,50 113,33 113,92 - Bò Tấn 177 198 208 111,86 105,05 108,46 - Trâu Tấn 27,35 32 34 117,00 106,25 111,63

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của khuyến nông huyện

Kết quả thống kê cho thấy hầu hết các loại vật nuôi đều có quy mô đàn tăng trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Trong đó tăng nhanh nhất là đàn lợn, bình quân trong 3 năm tăng 15,05%, đàn dê tăng 13,07% và đàn bò tăng 12,52%. Đây là tín hiệu mừng cho ngành chăn nuôi của huyện Na-xai-thong, vì trong phát triển kinh tế của mình huyện Na-xai-thong định hướng ngành chăn nuôi là ngành nông nghiệp mủi nhọn, phát triển chăn nuôi để tận dụng lợi thế về vị trí địa lý và trình độ sản xuất của người dân.

Sản lượng vật nuôi cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ 2014 đến 2016, đặt biệt trong đó là sản lượng của đàn lợn, đàn dê cừu và trâu bò. Tuy nhiên, kết quả thống kê về sản lượng cho thấy một thực tế là hiện nay việc phát triển đàn trâu, bò vẫn chưa trở thành ngành hàng hóa. Khảo sát sâu vào khối lượng thống kê cho thấy địa phương thống kê số liệu sản lượng dựa trên khối

lượng bán và điều này cho thấy đàn trâu, bò hiện nay ở địa phương mới được xuất bán rất ít so với sản lượng sản xuất. Nguyên nhân theo nghiên cứu có thể xuất phát từ việc người dân đang tập trung vào gây dựng đàn, bên cạnh đó một nguyên nhân cần phải xét đến là việc người dân hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng trâu, bò làm sức kéo. Điều này cho thấy thực tế việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Na-xai-thong còn hạn chế rất nhiều. * Thay đổi cơ cấu kinh tế

Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi thay đổi đã giúp cho cơ cấu kinh tế của huyện có sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt nếu tách rời 2 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi là hai ngành kinh tế so với tổng thể thu nhập trên địa bàn huyện thì có thể thấy giá trị sản xuất của hai ngành này có tốc độ tăng trưởng lớn hơn trong 3 năm trở lại đây. Việc giá trị sản xuất tăng nhanh giúp cho cơ cấu kinh tế ở huyện Na- xai-thong có sự dịch chuyển tăng lên với hai lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng có sự gia tăng rất nhanh, tương lai đây được coi là ngành kinh tế mủi nhọn của huyện Na-xai-thong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)