Quản lý vốn đầu tư công phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp huyện Na-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 77 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng đầu tư công cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Na-Xai-Thong

4.1.3. Quản lý vốn đầu tư công phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp huyện Na-

nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nguồn ngân sách của chính phủ hiện nay còn ít, hoạt động đầu tư nông nghiệp nói riêng và đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương ở Lào nói chung hiện nay rất lớn, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư công nhiều. Do đó, tình trạng giảm, cắt một số hạng mục đầu tư của các địa phương là tình trạng chung của cả nước.

Mục tiêu đầu tư công Lào được xác định theo hai định hướng, thứ nhất ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực mang tính định hướng kết quả được diễn ra trên diện rộng và tỷ lệ người dân thụ hưởng cao do đó đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, đầu tư phát triển hoạt động khuyến nông được coi trọng hơn so với các hoạt động đầu tư mang tính hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân.

4.1.3. Quản lý vốn đầu tư công phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Na-xai-thong Na-xai-thong

4.1.3.1. Lập kế hoạch huy động vốn đầu tư công phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp

Mặc dù nguồn vốn đầu tư công đã được phê duyệt, tuy nhiên hàng năm huyện vẫn phải thực hiện công tác huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Hoạt động huy động vốn được triển khai trên cơ sở bám sát kế hoạch vốn đã được phê duyệt. Cũng tương tự như việc lập kế hoạch vốn đầu tư, công tác huy động vốn cũng phải tuân thủ hệ thống luật pháp của Nhà nước và tận dụng tối đa các cơ chế đặc thù của thủ đô để huy động tối đa các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp bám sát những quy định về loại hình vốn, cơ chế huy động vốn, tỷ lệ đầu tư từ tổng thu ngân sách nhà nước cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Huyện Na-xai-thong có thể huy động vốn từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương của thủ đô Vientien, huy động thông qua đóng góp của các tổ chức cá nhân và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật. Đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi do cấp thủ đô quản

lý vượt quá khả năng cân đối của NSĐP thì cấp tỉnh trình cấp trung ương quyết định hỗ trợ NSTW cho ngân sách Thủ đô để triển khai thực hiện cho từng dự án.

Huy động vốn qua việc khai thác giá trị từ đất đai và việc thu lệ phí thủy lợi:

Một nguồn bổ sung rất quan trọng cho ngân sách của huyện và thủ đô chính là các khoản tiền thu từ đất đai. Chính sách cho khoản thu này được quy định tại Quyết định của chủ tịch nước số 003/CTN, ngày 19/11/2012 về phí thủ tục và dịch vụ. Theo đó, thủ đô được trích từ 30% đến 50% nguồn thu hàng năm từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất để lập Quỹ phát triển đất. Quỹ phát triển đất được sử dụng vào nhiều mục đích trong đó có giải phóng mặt bằng để phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng tại địa phương có đất bị thu hồi. Trên thực tế, nguồn vốn từ đất đai bổ sung vào ngân sách của huyện trong giai đoạn 2011- 2015 nhìn chung không lớn. Các khoản này chủ yếu từ thuế đối với quyền sử dụng đất, từ cho thuê đất và chuyển nhượng quyền sở hữu bất động sản. Thực tế thị trường bất động sản của Lào nói chung và của thủ đô Vientien nói riêng có phát triển nhưng không thật sự sôi động, do nhu cầu về đất ở và đất kinh doanh không nhiều. Kế hoạch thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất không được như mong đợi, nhiều vùng từ lâu không sản xuất nông nghiệp nhưng cũng không có người thuê, mua.

Tuy nhiên, có một nguồn có thể mang lại giá trị rất lớn cho NSTP, đặc biệt là ngân sách cho đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp mà Thủ đô vẫn chưa tận dụng, đó là vốn có được do khai thác các giá trị gia tăng từ đất đai. Thực tế giá trị đất đai hai bên đường sẽ tăng lên rất nhiều, đặc biệt là ở đô thị. Với chiều dài của đường được xây dựng, khối lượng diện tích đất đai hai bên đường là rất lớn. Do đó, giá trị đất đai gia tăng do mở đường mới là rất lớn. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn trong việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nên hiện nay thủ đô nói chung và huyện Na-xai-thong nói riêng chưa tận dụng được nguồn vốn này.

Về huy động vốn từ thu lệ phí của thủy lợi theo quy định của Nhà nước thì gồm 2 khoản thu như: Phí sử dụng nước thủy lợi và phí quản lý của Hiệp hội những người sử dụng nước thủy lợi. Phí sử dụng nước thủy lợi thì sẽ thu từ những người đã được sử dụng hệ thống thủy lợi trong huyện là khoảng 75.000 Kíp/ha/vụ, còn thu chi phí quản lý là 150.000 Kíp/ha/năm. Các khoản chi phí này được chi trả vào việc sửa chữa hệ thông thủy lợi, chi trả công và việc quản lý khác.

4.1.3.2. Quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư công phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Na-xai-thong

Bảng 4.8. Kết quả quyết toán các công trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2012- 2015 của huyện Na-xai-thong

STT Danh mục Tổng số phê duyệt Vốn quyết toán Tỷ lệ Vốn thực hiện trong năm quyết toán

2012 2013 2014 2015

I Quy hoạch đất đai 1.060 1.574 148,49 400 974 200 - II Phát triển hệ thống thủy lợi 59.254 64.348 108,60 9.432 19.243 23.123 12.550 III Lĩnh vực trồng trọt

3.1 Dự án phát triển sản xuất cây trồng hàng hóa 8.000 12.739 159,24 2.103 3.124 3.691 3.821 IV Lĩnh vưc chăn nuôi

4.1 Dự án phát triển chăn nuôi hàng hóa

15.000 23.546 156,97 2.231 3.567 10.436 7.312

V Hoạt động khuyến nông

5.1

Xây dựng nhóm sản xuất nông nghiệp CNH – HDH

480 609 126,88 120 152 164 173

5.2 Tập huấn kỹ thuật và xây dựng nhóm sản xuất của huyện

640 640 100,00 160 160 160 160

5.3 Tập huấn nâng cao kỹ thuật trồng trọt 560 640 114,29 140 140 140 140 5.4 Tập huấn nâng cao

kỹ thuật chăn nuôi

560 640 114,29 140 140 140 140

5.5 Dự án củng cố nhóm người sử dụng thủy lợi

90 118 131,11 35 40 43 -

VI Hoạt động lâm nghiệp

6.1 Dự án chống cháy rừng của bản 480 642 133,75 216 203 156 67 7 Dự án củng cố rừng và độ che của rừng 14.000 16.393 117,09 2.453 3.321 4.500 6019 Tổng số 100.124 121.889 121,74 17.030 31.064 42.553 30.382 Nguồn: UBND huyện Na-xai-thong

Căn cứ vào kế hoạch vốn đã được lập, trên cơ sở vốn NSNN được cấp và huy động bổ sung, phòng Kế hoạch chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính tổng hợp kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công từ tất cả các nguồn, báo cáo UBND huyện xem xét quyết định. Phòng Kế hoạch có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp kế hoạch vốn gồm dự kiến tổng nguồn vốn, nguyên tắc phân bổ kế hoạch, danh mục dự án gửi phòng Tài chính. Phòng Tài chính có trách nhiệm trả lời, gửi phòng Kế hoạch tổng hợp báo cáo UBND huyện phê duyệt.

Bảng trên cho thấy hầu hết vốn quyết toán của các công trinh, dự án cao hơn so với vốn phê duyệt, tổng vốn quyết toán cao hơn vốn phê duyệt là 21,73% trong đó chênh lệnh lớn nhất và việc thưc hiên quy hoạch đất đai 48,49%, dự án phát triển sản xuất cây trồng hàng hóa 59,24%. Nguyên nhân của tình trạng trên là việc triển khai các dư án, chương trình chậm so với kế hoạch. Ngoài ra chi phí phát sinh trong quá trình triển khai các dự án trên địa bàn huyện còn rất lớn dẫn đến tình trạng trên.

Kết quả tổng hợp cho thấy, đối với các công trình hạ tầng hầu đều bị chậm so với tiến độ kế hoạch và kết quả hoàn thành chỉ đạt 72,4% so với kế hoạch đặt ra hàng năm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hàng năm nguồn ngân sách cấp cho địa phương thường bị chậm do phải qua nhiều khâu phân bổ ngân sách. Bên cạnh đó, đối với đặc thù khí hậu Lào có khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 là mùa mưa nên các công trình xây dựng thường bị chậm tiến độ.

Hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo kế hoạch thực hiện năm 2012 tuy nhiên tiến độ thực hiện và giải ngân hết 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014, nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn về phía cả chủ đầu tư là UBND huyện vì thực tế hoạt động quy hoạch sử dụng đất còn mới ở Lào. Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn không nắm rõ địa bàn, địa hình của huyện, nên công tác lập quy hoạch nhiều lần phải chỉnh sửa, thay đổi.

Các dự án hỗ trợ cây, con giống được địa phương thực hiện rất tốt, số liệu tổng hợp cho thấy kết quả thực hiện đạt vượt mức so với kế hoạch ban đầu gần 60%. Tuy nhiên, các hoạt động khuyến nông từ số liệu cũng cho thấy các năm từ 2012- 2015 việc xây dựng mô hình kinh tế thí điểm và tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất cho người dân đều đạt được như kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là việc các khóa tập huấn đã được chốt ngân sách từ đầu kỳ kế hoạch và việc thực hiện do khuyến nông cấp huyện tổ chức theo nguồn ngân sách được giao.

Trên cơ sở quy trình phân bổ vốn đầu tư, giai đoạn 2012- 2015, ngoại trừ năm 2012, vốn đầu tư thực hiện năm nào cũng cao hơn so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn thực hiện trong giai đoạn 2012- 2015 tăng so với kế hoạch là 21,74%. Đặc biệt năm 2015, vốn thực hiện tăng rất lớn (123,56%) so với kế hoạch. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện như vậy là do kế hoạch vốn do phòng Kế hoạch lập trên cơ sở cân đối nhu cầu và nguồn vốn đầu tư, phần vốn thực hiện lại do phòng Tài chính cân đối giữa các nguồn vốn khác nhau. Do có những dự án phát triển sản xuất nông nghiệp có nhu cầu cấp thiết như phòng trừ dịch hại, bệnh vật nuôi, phát triển hệ thống khuyến nông nên có những giai đoạn phải tăng vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như năm 2013, do yêu cầu phải hoàn thành việc tách hệ thống khuyến nông ra ngành riêng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khuyến nông tăng cao hơn so với kế hoạch vốn. Điều này tốt cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng sẽ gây ảnh hưởng tới các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của huyện.

4.1.3.3. Hoạt động kiểm tra, giám sát vốn đầu tư công phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Na-xai-thong

Việc kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư dựa vào các quy định của Trung ương và thủ đô về quản lý các công trình xây dựng, chương trình, dự án đầu tư công đặc biệt là các quy định cụ thể về quản lý tài chính. Trong việc kiểm tra, kiểm soát các dự án đầu tư công, chức năng giám sát của các tổ chức xã hội và nhân dân là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây công tác này đang được nhà nước Lào coi trọng và nghiêm túc thực hiện.

Trong các nguồn vốn đầu tư công trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn NSNN (trong đó bao gồm cả nguồn vốn ODA) là nguồn vốn được các cơ quan QLNN chú trọng nhất trong công tác kiểm tra, giám sát. Cơ chế, chính sách về kiểm tra, kiểm soát đối với vốn đầu tư từ NSNN trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển hệ thống hạ tầng thủy lợi nói riêng ngày càng được đổi mới và hoàn thiện theo hướng: bên cạnh đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể QLNN, chủ thể thụ hưởng thì tăng cường công tác giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện, phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm, sai phạm để hoạt động này đảm bảo đúng định hướng.

Về nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong giám sát, đánh giá các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:

Phòng Kế hoạch là cơ quan đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư công, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư hàng năm, chịu trách nhiệm tổng hợp việc thực hiện các nhiệm vụ về công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các ngành, các cấp, có liên quan và tổng hợp định kỳ báo cáo UBND huyện.

Phòng Tài chính chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất với UBND huyện trong việc quản lý thanh quyết toán kinh phí đầu tư; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư

Cơ quan Thanh tra nhà nước theo dõi, tổng hợp và giám sát, đánh giá việc các dự án đầu tư thuộc phạm vi của mình; định kỳ gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư về cơ quan đầu mối giám sát, đánh giá đầu tư của cấp thủ đô...

Bên cạnh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn, huyện còn tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, cơ quan mặt trận tổ quốc đối với việc sử dụng vốn đầu tư công phát triển sản xuất nông nghiệp từ NSNN. Việc này đã góp phần cảnh báo, hạn chế các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia, góp phần phát triển nền nông nghiệp địa phương, phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công cho sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện na xai thong, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 77 - 82)