Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 47 - 50)

2 .1Văn hóa “nƣớc” của ngƣời trung quốc

2.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ tiếng hán

2.2.3 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng

Dùng nƣớc để miêu tả sự bắt đầu, nƣớc là nguồn gốc của sinh mệnh, là điều kiện đầu tiên quan trọng nhất cho sự bắt đầu. Quản Trọng từng nói: “是故具

者何也?水是也, 万物莫不以生, 唯之其托者能为之天正。具者, 水是

也。” quan điểm này đã xác nhận tồn tại tƣ tƣởng “coi nƣớc là khởi nguyên của vạn vật” và cũng bắt đầu manh nhà ý tƣởng dùng nƣớc để miêu tả sự bắt đầu. Trong tiếng Hán có những câu thành ngữ nhƣ “饮水思源”, “喝水不忘挖 井人”để nhắc nhở mọi ngƣời phải biết nhớ ơn, không đƣợc quên nguồn cội,

nƣớc đƣợc dùng để miêu tả nguồn gốc của sự vật. Câu thành ngữ “沿波讨源”

vốn chỉ việc đi theo dòng chảy của nƣớc để tìm về nguồn gốc, sau này để chỉ tìm về nguồn cội.

Dùng nƣớc để miêu tả môi trƣờng, câu thành ngữ “浑水摸鱼”để chỉ hành vi lợi dụng kiếm lợi không chính đáng nhằm lúc hỗn loại, có thể bắt gặp ý nghĩa tƣơng tự trong nhiều cụm từ quen thuộc nhƣ “蹚浑水”hình dung việc bị cuốn vào cục diện, hoàn cảnh hỗn loạn thƣờng dùng để miêu tả ngƣời làm việc không tốt, hay “搅混水”dùng để chỉ những ngƣời có tƣ tƣởng không trong sạch, hay bịa đặt, đổ dầu vào lửa, chỉ mong thiên hạ đại loạn. “Nƣớc” ở đây là để chỉ cục diện, hoàn cảnh hỗn loạn.

Dùng nƣớc để miêu tả những điều cá nhân không biết, con ngƣời có thể đo lƣờng độ nông sâu của nƣớc bằng mắt thƣờng, nhƣng chắc chắn là kết quả sẽ không đƣợc chuẩn xác. Vì vậy, có thể coi độ nông sâu của nƣớc là một kiến thức là con ngƣời chƣa biết đƣợc, muốn biết đƣợc kết quả chính xác bắt buộc phải thông qua quá trình đo lƣờng cẩn thận. Nếu muốn diễn tả sự nhận thức không rõ ràng về một sự vật, hay đang ở trong trạng thái bối rối, không biết gì hết, có thể dùng thành ngữ “一头雾水”. Nếu muốn nói đang trong quá trình khám phá, tìm hiểu một vấn đề chƣa biết, có thể dùng “摸着石头过河”. Ngoài ra còn nhiều cách nói khác ví dụ: “试水” (dùng khi muốn nói đang thử làm gì đó) hay “水太深”(dùng khi muốn diễn đạt không cách nào hiểu hết đƣợc sự việc hay trạng thái nào đó) .

Dùng nƣớc để ẩn dụ cho hình ảnh mất công vô ích (làm việc gì đó) . Khi con ngƣời cố gắng làm việc gì đó những sự cố gắng lại chảy đi vô tình nhƣ

dòng nƣớc, mọi cố gắng đều là phí công. Ngƣời Trung Quốc sẽ dùng thành ngữ “竹篮打水一场空” để hình dung mọi cố gắng đều vô ích, đều bị đem đi đổ sông đổ bể, hoặc để diễn đạt trạng thái mong muốn không đƣợc thực hiện, nhƣ nằm mộng giữa ban ngày. Trong giao tiếp hàng ngày mọi ngƣời thƣờng quen nói “打水漂”để chỉ mọi việc cố gắng đều vô ích, mọi mục tiêu đặt ra đều không thực hiện đƣợc. Dù là cụm từ trong khẩu ngữ hay câu thành ngữ, thì cả hai đều mang ý nghĩa ẩn dụ “mất công vô ích nhƣ nƣớc chảy”.

Dùng nƣớc để miêu tả sự mất mát, nƣớc một khi chảy đi mất là không thể lấy lại đƣợc, những lời chúng ta nói, những việc chúng ta làm, những tình cảm đã cho đi đều nhƣ dòng chảy của nƣớc, một đi không trở lại. Trong tiếng Hán, có khá nhiều thành ngữ thể hiện ý nghĩa này, ví dụ: “覆水难收”dùng để hình dung sự mất mát, cục diện đã quá hồi không thể cứu vãn đƣợc, thƣờng chỉ hôn nhân, “背水一战”dùng để hình dung trận đánh một mất một còn, hoặc sống hoặc chết. Hay nhƣ câu tục ngữ “嫁出去的女儿, 泼出去的水”thể hiện quan niệm nuôi dƣỡng con cái trƣớc đây, trong ý thức của mọi ngƣời, con gái lớn lên sớm muộn cũng sẽ phải lấy chồng, phải gả con sang nhà khác làm con dâu của họ, không thể ở nhà để phụng dƣỡng bố mẹ đẻ, vì vậy và mọi ngƣời coi việc con gái đi lấy chồng không thể tiếp tục ở bên cạnh bố mẹ đẻ cũng giống nhƣ bát nƣớc hắt đi, hắt đi rồi thì không thể lấy lại đƣợc.

Dùng hình ảnh nƣớc ẩn dụ cho hình ảnh vận mệnh của con ngƣời, cuộc đời của một ngƣời sẽ có lúc đƣợc an nhàn, sẽ có lúc vất vả, sẽ có lúc hƣng thịnh, sẽ có lúc suy thoái. Vận mệnh giống nhƣ đồ thị hình sin chứ không phải một đƣờng thẳng, cuộc đời của một ngƣời cũng giống nhƣ hình ảnh ngọn sóng, trùng trùng điệp điệp. Khi muốn miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng trong suốt quá

trình phát triển của vận mệnh, ngƣời dân lao động tự khắc sẽ mƣợn hình ảnh của một vật có nhiều tính chất tƣơng tự mà mọi ngƣời đều quen thuộc, vì vậy, nƣớc đã trở thành hình ảnh điển hình để miêu tả vận mệnh. Con ngƣời thƣờng mƣợn hình ảnh của 河、波涛、雨、海 để miêu tả vận mệnh của con ngƣời, ví dụ: “凄风苦雨”.Không chỉ bị hạn chế trong phạm vi thành ngữ, trong khẩu ngữ, cũng có rất nhiều từ ngữ miêu tả hàm nghĩa tƣơng tự, “起落”、“浮沉”...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 47 - 50)