Đối chiếu trên bình diện ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 70 - 75)

Chƣơng 3 : NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ VIỆT NAM

4.1 Đối chiếu trên bình diện ngôn ngữ

Đối chiếu thành ngữ - tục ngữ chứa yếu tố “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếng Việt “nƣớc” thuộc loại thứ ba của so sánh đồng đại khác ngôn ngữ, tức là “so sánh thƣờng đƣợc tiến hành trong phạm vi giới hạn giữa hai ngôn ngữ, mục tiêu của so sánh là điểm giống và khác nhau về hình thức cấu trúc giữa hai hoặc từ hai ngôn ngữ trở lên, tìm ra điểm khác biệt giữa một ngôn ngữ này so với một ngôn ngữ khác”.

4.1.1 Đối chiếu về hình thức Những điểm giống nhau: Những điểm giống nhau:

Số lƣợng âm tiết:

Bảng 1

Số lƣợng âm tiết Tiếng Việt Tiếng Hán

4 âm tiết 3136 71% 1705 96, 8%

3 âm tiết 395 8, 98% 19 1, 08%

5 âm tiết 345 7, 83% 14 0, 8%

Thành ngữ trong cả tiếng Việt và tiếng Hán đều chủ yếu ở dạng 4 âm tiết (đặc biệt là tiếng Hán) .

Dựa trên điều tra 4414 câu thành ngữ tiếng Việt, Thái Tâm Giao7 đƣa ra con số: 71% tức 3136 câu thành ngữ có số âm tiết là 4.

Dựa trên điều tra 1760 câu thành ngữ tiếng Hán, Thái Tâm Giao đƣa ra con số: 96, 8% tức 1705 câu thành ngữ có số âm tiết là 4.

Phần lớn thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều ở dạng 4 âm tiết. Yếu tố cấu thành thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều là đơn âm tiết, 4 từ đơn âm tiết có thể đại diện cho 4 đơn vị ý nghĩa ở cấp độ từ, hơn nữa với 4 từ đơn âm tiết có thể phù hợp với nhiều loại quan hệ ngữ pháp khác nhau. Hơn nữa, với cấu trúc gồm 4 âm tiết, tạo nên âm sắc trầm bổng, rất có tiết tấu âm nhạc, khi nghe có một cảm giác khá cân bằng, dễ chịu.

Cấu trúc ngữ pháp:

Qua đối chiếu, nhận thấy trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều có sự xuất hiện khá đầy đủ của các cấu trúc đoản ngữ chia thành hai loại: cấu trúc đối xứng và cấu trúc bất đối xứng.

Cấu trúc đối xứng: Thành ngữ tiếng Việt:

Cấu trúc chủ vị:

Danh từ - động từ - danh từ - động từ: đƣờng đi nƣớc bƣớc, cơm bƣng nƣớc rót, nƣớc chảy đá mòn …

Danh từ - động từ - danh từ, danh từ - động từ - danh từ: đất có Thổ công, sông có Hà Bá, sông có lúc, ngƣời có lúc ….

Danh từ - tính từ - danh từ - tính từ: sông cạn đá mòn, đồng chua nƣớc mặn, ao tù nƣớc đọng ….

Cấu trúc động từ:

Cấu trúc động tân: Đục nƣớc béo cò, vắt cổ chày ra nƣớc, đếm lọ nƣớc mắm, đếm củ dƣa hành, …

Cấu trúc trạng ngữ - trung tâm ngữ: nhớn thuyền thì nhớn sóng, … Cấu trúc tính từ: cấm chợ ngăn sông,

Cấu trúc danh từ: gạo chợ nƣớc sông, cơm niêu nƣớc lọ, chim trời cá nƣớc…

Hai bộ phận đều là cấu trúc chủ vị: 风平浪静, 火耕水耨... Hai bộ phận đều là cấu trúc động tân: 翻江倒海, 兴风作浪... Hai bộ phận đều là cấu trúc chính phụ:

 Định ngữ - trung tâm ngữ: 龙江虎狼, 楚雨巫云… Hai bộ phận đều là cấu trúc liên hợp: 绿山清水, 沧海桑田…

Cấu trúc đối xứng của thành ngữ có thể chia thành những nhóm sau: cấu trúc tƣơng đồng, từ loại tƣơng đồng, ý nghĩa tƣơng đồng, cùng loại hoặc tƣơng phản.

Cấu trúc bất đối xứng:

Trong thành ngữ tiếng Việt:

Cấu trúc chủ vị:

Danh từ - động từ - danh từ: nƣớc chảy chỗ trũng…

Danh từ - động từ - danh từ - danh từ: nƣớc đổ lá khoai, nƣớc đổ đầu vịt…

Danh từ - tính từ - động từ - danh từ - tính từ: trâu chậm uống nƣớc đục… Danh từ - tính từ - động từ - danh từ: Nƣớc lã mà vã lên hồ

Danh từ - tính từ - danh từ - dộng từ - tính từ: Mạch trong nƣớc chảy ra trong…

Cấu trúc phi chủ vị:

Cụm danh từ: nƣớc mắt cá sấu, …

Cụm tính từ: mau nƣớc mắt, sắc nhƣ nƣớc, thèm nhỏ dãi, … Cụm động từ:

Cụm động từ tân ngữ: đổ xuống sông xuống biển… Cụm động từ bổ ngữ: nói tràng giang đại hải …

Cấu trúc chủ vị: 海底捞针, 河水不洗船… Cấu trúc động tân: 指点江山, 相忘江湖... Cấu trúc động bổ: 放浪不羁… Cấu trúc chính phụ: Định ngữ - trung tâm ngữ: 盈盈秋水, 大好河山… Trạng ngữ - trung tâm ngữ: 河梁携手, 雨后送伞… Những điểm khác nhau: Số lƣợng âm tiết:

Tuy tỉ lệ thành ngữ 4 âm tiết ở hai ngôn ngữ đều lớn nhất, nhƣng xét kĩ phần trăm tỉ lệ vẫn có sự khác biệt. Ở tiếng Việt, 8, 98% tức 395 câu thành ngữ có số âm tiết là 3 và 7, 83% tức 345 câu thành ngữ có số âm tiết là 5. Ở tiếng Hán, 1, 08% tức 19 câu thành ngữ có số âm tiết là 3 và 0, 8% tức 14 câu thành ngữ có số âm tiết là 5 (xem hình 1) . Dễ dàng nhận thấy, tỉ lệ thành ngữ 3 âm tiết và 5 âm tiết ở trong tiếng Việt cao hơn tiếng Hán nhiều.

Cấu trúc ngữ pháp: Cấu trúc đối xứng:

Trong quá trình đối chiếu, ngƣời viết phát hiện ra:

Số lƣợng thành ngữ mang cấu trúc tính từ của tiếng Việt nhiều hơn tiếng Hán.

Phần lớn thành ngữ tiếng Việt đều mang cấu trúc chủ vị, cấu trúc nội bộ khá phong phú. Trong đó, vẫn có một bộ phận thành ngữ vẫn đang phát sinh tranh chấp với tục ngữ.

Thành ngữ bất đối xứng của tiếng Hán đều có nguồn gốc rõ ràng có thể khải cứu đƣợc, chủ yếu là ở dạng bốn âm tiết, còn nguồn gốc thành ngữ bất đối xứng của tiếng Việt hiện nay vẫn chƣa đƣợc khảo cứu rõ ràng, số lƣợng âm tiết cũng không đồng đều (3 âm tiết, 5 âm tiết, 6 âm tiết thậm chí trên 10 âm tiết, do có bộ phận thành ngữ vẫn đang thuộc vùng tranh chấp với tục ngữ) . Vì số lƣợng âm tiết khá phong phú, nên cấu trúc nội bộ của thành ngữ tiếng Việt cũng khá phức tạp, cấu trúc chủ vị có 5 loại nhỏ, cấu trúc phi chủ vị có 4 loại nhỏ.

4.1.2 Đối chiếu về kết cấu ngữ nghĩa

Ý nghĩa ẩn dụ có thể coi là ý nghĩa chung mà mọi ngôn ngữ đều đang thảo luận tìm hiểu, luận văn này xin đƣợc lƣợc bàn một số cấu trúc ngữ nghĩa nội bộ có thể có ở thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.

Đối chiếu ý nghĩa cấu trúc ngữ nghĩa ở thành ngữ đối xứng Trong thành ngữ tiếng Việt:

Hai tổ thành phần đồng nghĩa đan xen nhau: mƣa thuận gió hòa, “mƣa thuận” và “gió hòa” đều là những từ chỉ thời tiết thuận lợi cho nông nghiệp, mùa màng, “mƣa và gió” chỉ hiện tƣợng thời tiết, “thuận và hòa” chỉ trạng thái thời tiết diễn ra, tƣơng tự: non xanh nƣớc biếc,

Một tổ thành phần đồng nghĩa, đan xen với một tổ thành phần trái nghĩa: đi mƣa về nắng, “mƣa và nắng” là tổ thành phần cùng một phạm vi từ vựng, “đi và về” là hai thành phần trái nghĩa, tƣơng tự: trên trời dƣới bể.

Hai tổ thành phần đồng nghĩa, có một thành phần giống nhau: hết nƣớc hết cái, “nƣớc và cái” là thành phần cùng chỉ cách giải quyết vấn đề, “hết” là thành phần giống hệt nhau ở cả hai tổ.

Hai con số không biểu thị ý nghĩa thực tại đan xen với một tổ thành phần đồng nghĩa: bốn bể năm châu, “bốn và năm” là những con số không biểu thị ý nghĩa thực tại, “bể và châu” ý nghĩa tƣơng đồng.

Trong thành ngữ tiếng Hán:

Hai tổ thành phần đồng nghĩa đan xen với nhau: 风流雨散, “风 và雨” là một tổ đồng nghĩa, “流 và散” là một tổ đồng nghĩa. Tƣơng tự: 狂风巨浪. Một tổ đồng nghĩa đan xen với một tổ trái nghĩa: 后海先河, 雨收云散

Hai tổ đồng nghĩa với một thành phần giống nhau: 大风大浪, 浪声浪气

Hai con số không biểu thị ý nghĩa thực tại đan xen với một tổ thành phần đồng nghĩa: 九州四海, 三江五湖

Tuy đƣợc công nhận là đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh với kết cấu cố định, những thành ngữ ở cả hai ngôn ngữ đều có thể hoán đổi hai thành phần cho nhau, ví dụ: mƣa thuận gió hòa/雨顺风调 - 风调雨顺.

Trong thành ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố “nƣớc”, có khá ít thành ngữ chứa những con số không chỉ nghĩa thực tại. Trong tiếng Hán lại có khá nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)