Dùng nƣớc để ám chỉ thuộc tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 65 - 67)

Chƣơng 3 : NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ VIỆT NAM

3.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ việt nam

3.2.3 Dùng nƣớc để ám chỉ thuộc tính

Dùng nƣớc để ám chỉ sức mạnh, nƣớc đƣợc coi là vật sắc nhất trần đời, bởi nó có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách, mọi khe hẹp, bản thân “nƣớc” mang trong mình một nguồn sức mạnh rất lớn. Trong tiếng Việt có câu thành ngữ “Nƣớc chảy đá mòn” để nhấn mạnh vào sức mạnh của sự kiên trì cũng nhƣ “mƣa dầm thấm lâu”, qua thời gian, dù là vật yếu mềm nhƣ nƣớc cũng có thể phá hủy vật cứng rắn nhƣ đá; câu thành ngữ “nhƣ nƣớc tràn bờ” dùng để hình dung thế nƣớc nguy hiểm, khó có thể ngăn cản đƣợc, “nƣớc” ở đây chứa đựng nội hàm của nguồn sức mạng to lớn. Hay nhƣ câu tục ngữ “nƣớc chảy lâu đâu cũng tới” dùng để miêu tả sức mạng to lớn của nƣớc, sau dùng để hình dung một ngƣời có nhân duyên tốt, biết nhìn trƣớc ngó sau.

Nhân đây cũng xin đƣợc khái quát mối quan hệ của nƣớc và bờ (cát) . Bờ cát, bờ đê đƣợc hình thành nhờ vào sự tích tụ phù sa trong dòng chảy, quá trình này đòi hỏi thời gian tích tụ khá dài, thậm chí qua rất nhiều năm tháng với đơn vị đƣợc tính bằng thập kỉ. Ngƣời Việt Nam mƣợn mối quan hệ mật thiết giữa nƣớc và bờ, cũng mƣợn hình ảnh quá trình hình thành bờ cát phải qua thời gian lâu dài mà bắt buộc phải ở gần bên nƣớc, mất nƣớc thì đâu còn bờ nữa để so sánh với quan hệ tình nghĩa đậm sâu giữa ngƣời vợ và ngƣời chồng.

Dùng nƣớc để ám chỉ cuộc sống, ngƣời Việt Nam thƣờng đem cuộc sống ví với nƣớc từ những dòng sông, hồ nƣớc, đầm trạch… Trong tiếng Việt, có khá nhiều câu thành ngữ, tục ngữ dùng nƣớc để miêu tả cuộc sống. Ví dụ: “nƣớc lọ cơm niêu” – đƣợc dùng để hình dung trạng thái cuộc sống cô độc, không nơi nƣơng tựa, “chim nƣớc cá trời” chỉ cuộc sống phóng khoáng, đƣợc tự do bay nhảy; hay nhƣ câu tục ngữ: “bắc nƣớc chờ gạo ngƣời” với nghĩa bóng – hình dung cuộc sống của bản thân chịu lệ thuộc vào ngƣời khác. Hai câu trên đều lần lƣợt thể hiện hai trạng thái cuộc sống khác nhau qua nƣớc. Hay nhƣ “dãi nắng dầm mƣa” dùng để chỉ cuộc sống vất vẳ, thƣờng chỉ cuộc sống lao động của ngƣời dân. “Biết chiều trời, nƣớc đời chẳng khó” – câu tục ngữ này thể hiện trọn vẹn ý nghĩa ám chỉ cuộc sống của nƣớc, “nƣớc đời”.

Dùng nƣớc để ám chỉ tình huống không có lợi, nƣớc tuy có mặt ôn hòa, nhƣng cũng có mặt nguy hiểm. Vào mùa lũ, nƣớc chảy xiết có thể cuốn phăng tất cả mọi thức trên đƣờng kể cả nhà cửa, con ngƣời. Những câu thành ngữ: “nƣớc đến chân mới nhảy”, “nƣớc sôi lửa bỏng”, “sông sâu nƣớc cả”, “nƣớc lớn đò đầy” đều có một điểm chung là để hình dung trạng thái của một ngƣời khi bị đặt vào tình thế nguy cấp, hoặc để hình dung mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm, mức độ tàn phá của chính tình huống đó.

Vì ví dụ có nhắc đến “lửa” một yếu tố đƣợc xem là đối nghịch với nƣớc, xin khái quát mối quan hệ giữa nƣớc và lửa. Nƣớc và lửa là hai sự vật mang tính tƣơng khắc rõ rệt, thành ngữ “nhƣ nƣớc với lửa” vừa hay dùng hai hình tƣợng này để miêu tả mối quan hệ đầy mâu thuẫn do khác biệt về bản chất giữa hai sự vật, hai con ngƣời thậm chí là hai quốc gia.

Dùng “nƣớc” để ám chỉ điều kiện, “nƣớc lên thì thuyền lên” ở đây không chỉ đơn thuần hình dung hình ảnh của thuyền và nƣớc, mà muốn mƣợn hình ảnh này để miêu tả quá trình phát triển của sự việc tỉ lệ tƣơng thích với sự phát triển của điều kiện. Hay thành ngữ “nƣớc chảy bèo trôi” để chỉ thái độ tiêu cực buông bỏ không màng tới sự thay đổi của điều kiện bên ngoài.

Dùng nƣớc để ám chỉ sự tầm thƣờng, bản thân nƣớc là một loại vật chất không màu không mùi không vị, vì vậy ngƣời Việt mƣợn đặc điểm này của nƣớc để miêu tả sự bình thƣờng đến tầm thƣờng. Ví dụ: “nhạt nhƣ nƣớc ốc”, thành ngữ này đƣợc ứng dụng khá rộng, dùng để hình dung bất cứ sự việc, sự vật nào không gây hứng thú cho ngƣời nói, kể cả đồ ăn, chƣơng trình truyền hình, phim truyện, ca nhạc, văn chƣơng… thậm chí cả con ngƣời. “Một giọt máu đào hơn ao nƣớc lã” đã nói ở trên để hình dung mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, “ao nƣớc lã” chỉ sự vật thƣờng thấy, rất nhiều, thƣờng không đƣợc trân trọng, cũng dùng để chỉ một mối quan hệ tầm thƣờng, không ai là quan trọng với ai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 65 - 67)