Dùng nƣớc để miêu tả tƣ duy trừu tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 64 - 65)

Chƣơng 3 : NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ VIỆT NAM

3.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ việt nam

3.2.2 Dùng nƣớc để miêu tả tƣ duy trừu tƣợng

Dùng nƣớc để ám chỉ tình cảm, nƣớc với những đặc trƣng nhƣ tính lƣu động linh hoạt, dòng chảy hoạt động không ngừng, không có điểm kết, nƣớc có lúc lên cao, có lúc cạn khô, nƣớc có lúc nóng lại có lúc lạnh, luôn biến đổi không ngừng. Tình cảm của con ngƣời cũng mang những đặc điểm nhƣ của nƣớc vậy. Điều này đƣợc thể hiện qua một số câu tục ngữ nhƣ sau: “Chi em dâu nhƣ bầu nƣớc lã, chị em gái nhƣ cái nhân sâm” hay nhƣ câu thành ngữ: “giọt máu đào hơn ao nƣớc lã”, miêu tả tình thân giữa những ngƣời cùng huyết thống trong một gia đình, “nƣớc lã” ở đây thể hiện tình cảm bạc bẽo giữa những ngƣời không cùng huyết thống, bởi nƣớc trong tự nhiên luôn ở trạng thái ôn hòa, không tồn tại ở nhiệt độ cao (trừ suối nƣớc nóng) thêm yếu tố “lã” muốn nhấn mạnh sự bạc bẽo của con ngƣời, hình ảnh miêu tả này dựa trên đặc điểm nƣớc có thể nóng có thể lạnh. Xem câu tục ngữ: “Ăn ở nhƣ bát nƣớc đầy” đƣợc dùng để thuật lại một quan niệm đối nhân xử thế, so sánh cách con ngƣời ta đối xử với nhau nhƣ một “bát nƣớc đầy” với ngụ ý răn dậy con ngƣời nên toàn tâm toàn ý đối xử tốt với nhau. Nƣớc tồn tại ở ba trạng thái: đầy, vơi, trống không, tình cảm của con ngƣời cũng nhƣ vậy, cách chúng ta đối xử với mỗi ngƣời lại khác nhau, giống nhƣ ba trạng thái của nƣớc, nƣớc đầy tƣợng trƣng cho sự nồng hậu, nhiệt tình; nƣớc vơi tƣợng trƣng cho sự nửa vời; khi không có nƣớc thì cũng là lúc con ngƣời ta cạn tình cạn nghĩa với nhau. Ngƣời Việt Nam thông qua câu tục ngữ trên thể hiện đạo lí đối nhân xử thế trong cuộc sống.

Dùng nƣớc để ám chỉ thái độ, “tức nƣớc vỡ bờ” câu thành ngữ khá quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam, có ý nghĩa ám chỉ khi bị chèn ép đè nén quá mức con ngƣời ta sẽ vùng lên phản kháng, chống đối lại. “Nƣớc” là đối tƣợng chịu sự áp bức, là đối tƣợng phải chịu đèn nén và cũng là đối tƣợng đƣa ra

quyết định hành động khi “thái độ” bên ngoài vƣợt ngƣỡng chịu đựng. Hay nhƣ “nƣớc mắt cá sấu” đƣợc dùng để chỉ sự giả dối, giả vờ thƣơng tiếc.

Dùng nƣớc để ám chỉ phẩm hạnh, phẩm chất, tƣ cách đạo đức của con ngƣời. Nhƣ đã nói ở trên, nƣớc có trong, có đục, có sạch sẽ, có bẩn thỉu, đây là trạng thái chất lƣợng của nƣớc qua nhiều giai đoạn ngƣời Việt Nam dựa trên đặc điểm và mƣợn hình ảnh này của nƣớc nhƣ một phƣơng tiện để diễn tả phẩm chất đạo đức của con ngƣời. Câu tục ngữ “nƣớc suối có bao giờ đục” với nghĩa đen: Nƣớc suối bao giờ cũng chảy từ nguồn ngầm ra nên luôn giữ đƣợc trong sạch, tinh khiết. Làm đục nƣớc suối thì sau một thời gian ngắn nƣớc sẽ tự trong trở lại, sau đƣợc vận dụng để miêu tả phẩm chất con ngƣời với nghĩa bóng: Ngƣời bản chất tốt thì giữ đƣợc phẩm chất tốt. “Nƣớc suối” là hình ảnh so sánh cho sự vật tốt đẹp, thuần khiết. Hay “vắt cổ chày ra nƣớc”, ở đây muốn ám chỉ tính cách ki kiệt của con ngƣời, luôn xét nét, tính toán từng li từng tí và câu thành ngữ này mang nghĩa tiêu cực. Hoặc nhƣ “làm mƣa, làm gió” với nghĩa là: Cậy thế mạnh để hoành hành ngang ngƣợc, không coi ai ra gì, cũng ngầm đƣa ra nhận xét về nhân cách của một ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)