Dùng nƣớc để ám chỉ thực thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 67 - 69)

Chƣơng 3 : NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ VIỆT NAM

3.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ việt nam

3.2.4 Dùng nƣớc để ám chỉ thực thể

Dùng nƣớc để ám chỉ tiền tài, ngƣời Việt Nam vẫn thƣờng hay nói “nƣớc chảy chỗ trũng” khi nhìn thấy hay bắt gặp ngƣời giàu có lại kiếm tiền rất dễ dàng, tin rằng đây cũng là mong ƣớc của không ít ngƣời. Nhƣng dù có giàu có đến đâu thì ngƣời ta cũng từng phải trải qua quá trình “nƣớc lã mà vã nên hồ”: Không có điều kiện cơ sở vật chất mà làm nên việc lớn, tài giỏi, làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nƣớc ở đây chỉ sự tích lũy tiền tài nguyên thủy.

Hay nhƣ câu tục ngữ “của bàn tay làm ra nhƣ nƣớc nguồn, của cha mẹ để lại nhƣ nƣớc lũ” với ý khuyên răn ngƣời dân nên tập trung vào lao động, tiền bạc tự sức mình làm ra thì mãi nhƣ nƣớc nguồn không bị đứt đoạn, trông chờ vào tiền bạc cha mẹ để lại thì chẳng mấy mà tiêu hết.

Dùng “mƣa” để tổng kết kinh nghiệm về thời tiết. Tuy không phải là hình dạng trạng thái nguyên thủy của nƣớc, nhƣng mƣa là dạng vật chất sinh ra trực tiếp từ nƣớc, nên không thể loại bỏ yếu tố này ra khỏi phạm vi nghiên cứu. Với vị trí địa lí giáp biển, cùng điều kiện thời tiết của một nƣớc nhiệt đới, trạng thái thời tiết đặc trƣng của Việt Nam là nóng ẩm, mƣa nhiều. Chính vì vậy mà bà con nông dân đã tổng kết rất nhiều kinh nghiệm liên quan đến “mƣa” và đúc kết vào trong thành ngữ, tục ngữ, ví dụ: “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mƣa”, “Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mƣa rào rất to”, “Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mƣa”, “Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mƣa”, “Tháng tám mƣa trai, tháng hai mƣa thóc” vân vân. Dễ thấy những câu thành ngữ, tục ngữ này đều liên quan chặt chẽ đến cuộc sống sản xuất sinh hoạt của ngƣời dân lao động. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặt trƣng văn hóa lúa nƣớc của Việt Nam.

Nƣớc là đất nƣớc (国家) . Do đặc trƣng ngôn ngữ của tiếng Việt, “nƣớc” lúc này không chỉ là vật chất có thể ở dạng rắn, lỏng, khí nữa mà là một nhà nƣớc, một quốc gia. Tuy ám chỉ hai sự vật khác nhau, nhƣng lại dùng chung một vỏ bọc ngôn ngữ giống nhau, nên “nƣớc – nhà nƣớc” cũng nằm trong phạm vị của luận văn. Bắt đầu với câu thành ngữ quen thuộc “nghiêng nƣớc, nghiêng thành” cả câu thành ngữ với ý miêu tả vẻ đẹp tuyệt sắc của ngƣời con gái, hay “nhà khó cậy vợ hiền, nƣớc loạn nhờ tƣớng giỏi”: nhấn mạnh vai trò đảm đang của ngƣời vợ trong gia đình nghèo khó và tầm quan trọng của vị tƣớng giỏi khi đất nƣớc lâm nguy. Nƣớc lúc này không còn là vật truyền dẫn

tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân lao động nữa mà đã trở thành một thực thể độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 67 - 69)