Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa tƣ duy trừu tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 50 - 53)

2 .1Văn hóa “nƣớc” của ngƣời trung quốc

2.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ tiếng hán

2.2.4 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa tƣ duy trừu tƣợng

Dùng nƣớc để hình dung tƣ tƣởng, nƣớc có đặc điểm là một khi trào dâng thì không thể ngăn cản đƣợc, nhƣng nƣớc có lúc lƣu động, sẽ có lúc cạn khô, cũng giống nhƣ tƣ tƣởng của con ngƣời. Ngƣời Trung Quốc thƣờng dùng “泉

涌”、“枯竭”để hình dung tƣ tƣởng của con ngƣời, hình ảnh ẩn dụ từ nƣớc

cũng thƣờng đƣợc dùng để miêu tả trạng thái tƣ tƣởng của con ngƣời, có thể bắt gặp hình ảnh này trong nhiều câu thành ngữ nhƣ “灌输思想”、“绞尽脑

汁” 、“记忆涌上心头”... tuy không trực tiếp xuất hiện 水、海、河... nhƣng

“灌输”、“涌上”、“脑汁”đều mang những nhân tố có ý nghĩa liên quan đến

nƣớc, trong những hình ảnh này, đặc điểm lƣu động của “nƣớc” đã đƣợc gia công ánh xạ lên phạm vi của “tƣ tƣởng”.

Dùng nƣớc để hình dung thái độ, thông thƣờng nƣớc luôn ở nhiệt độ thấp, khi đƣợc đun sôi, nƣớc sẽ bốc hơi, và trở thành nƣớc nóng. Trong tiêngTrung,

“泼冷水“、“烧冷水”đƣợc dùng để hình dung khi tâm trạng tốt bị phá hoại,

Ngƣời Trung Quốc còn dùng “nƣớc” nhƣ một cách thức để diễn tả trạng thái tâm lí, tình cảm của con ngƣời, ví dụ:

心如止水 với ý nghĩa hình dung trạng thái tâm lí tĩnh nhƣ mặt hồ yên lặng, hình dung ý chí kiên cƣờng, không bị ảnh hƣởng từ môi trƣờng bên ngoài. Câu thành ngữ này đƣợc dùng với ý nghĩa ẩn dụ:một tráng thái tâm lí tĩnh lặng, bình tĩnh đối mặt với mọi thứ, cũng dùng với ý nghĩa ẩn dụ: tâm hồn con ngƣời đang tìm về một nơi tĩnh lặng.

古井不波thời trƣớc thƣờng dùng thành ngữ này nhƣ hình ảnh ẩn dụ cho ngƣời phụ nữ không may ở góa nhƣng cũng không muốn tái giá, nay thƣờng dùng với hình ảnh ẩn dụ miêu tả trạng thái tâm lí cô đơn, trầm tĩnh, không bị rung động bởi tác động ngoại cảnh.

Những thành ngữ này đã ánh xạ đặc điểm vừa động vừa tĩnh của nƣớc, ở trạng thái tĩnh, bề mặt nƣớc rất yên ắng, không một gợn sóng. Ở trạng thái lƣu động, hoặc khi có ảnh hƣởng bởi tác động bên ngoài, trạng thái yên ắng bề mặt nƣớc sẽ bị phá vỡ, sẽ sinh ra cuộn sóng, tâm lí của con ngƣời cũng vậy có thể tĩnh lặng “心静如水”cũng có thể ở trạng thái hƣng phấn, phấn khích “心

潮澎湃”.

Dùng “nƣớc” để miêu tả phẩm hạnh trí tuệ của con ngƣời, ví dụ: 乐山爱水、

一片冰心、冰清玉洁、冰魂素魄、上善若水、趁水和泥、浑水摸鱼...

trong những thành ngữ trên đây, có thành ngữ dùng để miêu tả những phẩm hạnh tốt đẹp, cao thƣợng của con ngƣời (一片冰心、冰魂素魄) cũng có thành ngữ miêu tả những nét tính cách xấu xa, không tốt đẹp (趁水和泥、浑 水摸鱼) . Nƣớc khi chƣa bị ô nhiễm thì luôn ở trạng thái trong sạch, cũng nhƣ

tâm hồn và phẩm chất trong sạch của một ngƣời. Ngoài những thành ngữ nêu trên, tiếng Hán còn rất nhiều thành ngữ khác nhƣ “一廉如水” hay “一清如水”

(thành ngữ miêu tả một ngƣời làm quan liêm khiết, không tham ô, không nhận hối lộ, trong sạch nhƣ nƣớc chảy ngoài suối) để hình dung về phẩm chất của một ngƣời. “白水鉴心”thành ngữ đƣợc dùng để hình dung nội tâm của một ngƣời trong sạch, thuần khiết nhƣ nƣớc. Những đặc điểm trong sạch, thuần khiết của nƣớc đều dần dần đƣợc ánh xạ lên phạm vi của sự thuần khiết.

2.3 Tiểu kết

Nƣớc chiếm vị trí quan trọng cơ bản trong tiếng Hán, những cụm từ, câu thành ngữ, tục ngữ có chứa “nƣớc” và những yếu tố liên quan đến nƣớc nêu trên đã góp phần không nhỏ để thể hiện tinh thần và văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Đại bộ phận những câu thành ngữ có chứa yếu tố nƣớc đều đƣợc dùng làm đối tƣợng so sánh ẩn dụ với những sự việc khác trong đời sống. Cho nên phần này của luận văn coi “nƣớc” (水) chính là nguồn gốc ánh xạ lên các sự vật. Thông qua ánh xạ cố gắng giải thích, phân tích vai trò của nhân tố nƣớc trong đời sống của ngƣời dân lao động Trung Quốc. Cụ thể ở đây có tổng kết đƣợc 19 hình ảnh ánh xạ của “nƣớc”. Có thể thấy, “nƣớc” trong tiếng Hán mang rất nhiều màu sắc ngôn ngữ khác nhau có thể đại diện cho thực thể, cũng có thể đại diện cho phi thực thể (sự vật trừu tƣợng, tƣ duy trừu tƣợng) . Việc mƣợn dùng hình ảnh “nƣớc” để diễn tả nhiều phƣơng diện trong cuộc sống cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tƣ duy, văn hóa và ngôn ngữ. Đồng thời, cũng cho thấy sự tinh tế của ngƣời dân lao động Trung Quốc khi lựa chọn vật nguồn và đặc điểm của vật nguồn để phản ánh những khái niệm thực thể đặc trƣng trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 50 - 53)