Đối chiếu trên bình diện văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 80 - 89)

Chƣơng 3 : NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ VIỆT NAM

4.3 Đối chiếu trên bình diện văn hóa

4.3.1 Điểm giống nhau

Việt Nam với vị trí địa lí là một nƣớc giáp biển, với ƣu thế có đƣợc đƣờng duyên hải ven biển khá dài, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, phức tạp, nên “nƣớc” có một vị trí quan trọng trong văn hóa đời sống của ngƣời dân. Trong tiếng Việt có khá nhiều từ liên quan đến “nƣớc”: biển, khơi, kênh, rạch, sông, mƣơng, suối, ao, hồ… Vốn những từ này có liên quan mật thiết đến đời sống của con ngƣời, nên những thành ngữ, tục ngữ có chứa từ ngữ này cũng mang những đặc điểm văn hóa nổi bật.

Trong những thành ngữ thu thập đƣợc, ngƣời viết phát hiện ra những điểm tƣơng đồng, ví dụ: ngƣời dân hai nƣớc đều dùng hình ảnh “mƣa” để đại diện cho thời tiết, “mƣa thuận gió hòa” của ngƣời Việt hoàn toàn có thể dùng “风 调雨顺” để làm thành ngữ đối ứng và ngƣợc lại. Hay “ 泪如雨下” đối ứng sang tiếng Việt là “khóc nhƣ mƣa” mà không hề có bất kì ý nghĩa nào khác biệt.

4.3.2 Điểm khác nhau

Với phân tích ở trên, có thể thấy những thành ngữ có liên quan đến nƣớc có thể diễn tả nhiều quan niệm khác nhau. Ví dụ:

Trong nhiều thành ngữ tiếng Việt có sử dụng những ý nghĩa liên quan đến “nƣớc” lại mang ý nghĩa ẩn dụ rất khác so với tiếng Hán. Ví dụ: “nƣớc chảy chỗ trũng” không có ý nghĩa ẩn dụ nhƣ “人往高处”. “Nƣớc chảy mây trôi” nếu chỉ xét ý mặt chữ thì sẽ là “流水行云” nhƣng thực tế thành ngữ này lại không mang ý diễn tả sự tự do tự tại mà là “漂泊江湖”- phiêu bạt giang hồ, không có nơi ăn chốn ở cố định. “Nƣớc lã ra sông” cũng không mang ý nghĩa tƣơng tự với “百川归海” mà là “徒劳无功” - làm một việc vô ích.

Do là một nƣớc ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nên Việt Nam không có băng tuyết vào mùa đông. Vậy nên mặc dù hai đối tƣợng này đều đƣợc thu thập vào phạm vi phân tích của tiếng Hán nhƣng khi tìm thành ngữ đối ứng với tiếng Việt thì không có thành ngữ chứa “nƣớc” nào thích hợp để làm thành ngữ đối ứng. Ví dụ “雪上加霜”- “chó cắn áo rách” - miêu tả tai họa liên tiếp xảy ra. Ở đây ngƣời Việt Nam đã chuyển sang dùng hình tƣợng “con chó” và “tấm áo rách” để ẩn dụ cho ý nghĩa tƣơng cận với “雪上加霜”. Khi giải thích thành ngữ này với ngƣời Việt thƣờng cần giải thích thêm hiện tƣợng thời tiết liên quan đến tuyết và sƣơng để thấy rõ mối tƣơng liên giữa thành ngữ và ý nghĩa ẩn dụ mà chúng biểu hiện. Những đêm mùa xuân khi mà tuyết chƣa tan nhƣng đã có thêm lớp sƣơng giáng xuống sẽ càng trở nên giá lạnh hơn.

4.4 Tiểu kết

Với những so sánh từ nhiều phƣơng diện có thể nhận thấy những điểm khác biệt khá thú vị giữa hai bộ phận ngôn ngữ cùng phạm vi nghiên cứu giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Những khác biệt này đa phần là do vị trí địa lí và quá trình tƣ duy nhận thức tạo nên. Thông qua đó có thể thấy sự khác biệt giữa hai hệ thống tƣ duy của hai dân tộc dù đƣợc nhận xét là có khá nhiều tƣơng đồng về lối sống, phong cách.

KẾT LUẬN

Luận văn với đối tƣợng nghiên cứu là thành ngữ, tục ngữ có chứa yếu tố “nƣớc” trong tiếng Hán và tiếng Việt, thông qua các bƣớc thu thập ngữ liệu, phân tích, thống kê, so sánh tiến hành nghiên cứu so sánh văn hóa nƣớc có vai trò nhƣ thế nào trong đời sống của nhân dân hai nƣớc.

Thông qua so sánh, nhận thấy ngƣời dân hai nƣớc có những suy nghĩ khác nhau đƣợc thể hiện trong cách sử dụng yếu tố “nƣớc”. Qua tổng hợp, tìm ra đƣợc 23 hình ảnh ẩn dụ của “nƣớc” trong hai ngôn ngữ trong đó có 12 hình ảnh giống nhau, 11 hình ảnh ẩn dụ khác nhau.Trong số 11 hình ảnh ẩn dụ khác nhau có đến 5 hình ảnh nằm ở phần tƣ duy trừu tƣợng (chiếm số lƣợng nhiều nhất) đồng thời, đây cũng là phần thể hiện đƣợc nhiều nhất những nét đặc trƣng trong tƣ duy của ngƣời Việt. Trong quá trình nhận thức, ngƣời dân cả hai nƣớc đều quan sát thấy đƣợc những tính chất giống nhau ở những đặc điểm vật lí về màu sắc, nhiệt độ, mùi vị của hai sự vật, thông qua quá trình gia công tƣ duy, kiến tạo nên một loại tƣ duy nhận thức về khái niệm của sự vật, quá trình kiến tạo xây dựng nên nhiều tầng lớp của tƣ duy, khiến nƣớc đƣợc thể hiện qua nhiều hình ảnh ẩn dụ. Những hình ảnh ẩn dụ giống nhau cũng thể

hiện ngƣời dân hai nƣớc có những điểm tƣơng đồng về nhận thức ở một vài đặc điểm: tính trải nghiệm, tính nổi bật và tính toàn diện. Nhƣng cũng cần phải chú ý, là dù có nhiều đặc điểm tƣơng đồng, những vẫn có những sự khác biệt nhỏ: Một là, ngƣời Việt thƣờng dùng nhiều tính từ trong quá trình diễn tả, còn ngƣời Trung Quốc thì chia đều cho cả danh từ và tính từ. Hai là, trong tiếng Hán tìm đƣợc nhiều cách diễn đạt để thể hiện những quan niệm Triết học hơn trong tiếng Việt, ở trong tiếng Việt cách diễn đạt này vẫn chƣa nhiều và con khá non nớt. Ba là cùng một đối tƣợng đƣợc ẩn dụ nhƣng lại dùng những tính chất khá nhau của “nƣớc”, ví dụ: “nƣớc lã ra sông” mang nghĩa tốn công vô ích làm việc gì đó, chứ không phải “trăm sông đổ ra biển” nhƣ nghĩa mặt chữ. Những nét ẩn dụ độc đáo về “nƣớc” trong cả hai ngôn ngữ là những minh chứng cho sự khác nhau về tƣ duy của ngƣời dân hai nƣớc. Tƣ duy của ngƣời dân Trung Quốc mang đặc điểm của “tính chủ thể”, “tính chỉnh thể”, “tính biện chứng”, họ khá coi trọng “tƣ duy nhân bản” và rất giỏi trong việc nắm bắt, tìm hiểu sự vật từ góc độ vĩ mô, dùng quan điểm biện chứng để nhìn nhận sự việc một cách toàn diện. Còn tƣ duy ngƣời dân Việt Nam mang đặc điểm của “tính thích ứng” và “tính liên tƣởng”, họ coi trọng chức năng công dụng của sự vật vì vậy họ rất giỏi trong việc kiến tạo những mối liên hệ. Trong quá trình so sánh về cấu trúc của thành ngữ, ngƣời viết phát hiện những điểm sau: Thành ngữ tiếng Hán khá coi trọng nguồn gốc, kết cấu ngữ pháp, số lƣợng âm tiết của thành ngữ. Thành ngữ tiếng Việt lại có vẻ chỉ coi trọng kết cấu ngữ nghĩa. Ngoài ra còn có những khác biệt sau: số lƣợng âm tiết trong tiếng Việt gần nhƣ là không chịu hạn chế, mang đậm tính khẩu ngữ, đa phần là mang nghĩa tiêu cực. Về cấu trúc ngữ nghĩa: Tuy đƣợc công nhận là đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh với kết cấu cố định, những thành ngữ ở cả hai ngôn ngữ đều có thể hoán đổi hai thành phần cho nhau, ví dụ: mƣa thuận gió hòa/雨顺风调 - 风调雨顺. Trong thành ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố “nƣớc”,

có khá ít thành ngữ chứa những con số không chỉ nghĩa thực tại. Trong tiếng Hán lại có khá nhiều.

“Nƣớc” đối với ngƣời dân hai nƣớc không chỉ đơn thuần là chất lỏng không màu, không mùi, không vị nữa. Tầm quan trong của “nƣớc” và sự linh hoạt thể hiện qua câu chữ đều không phải là hiện tƣợng ngẫu nhiên, mà đòi hỏi một nguồn gốc lịch sử sâu sắc và một nền văn hóa lâu đời. Vị trí địa lí, phƣơng thƣc sản xuất, điều kiện lao động, hoàn cảnh môi trƣờng sống, cách thƣc tƣ duy đều có ảnh hƣởng đến cách suy nghĩ, cách cảm nhận, cách lí giải và cả tình cảm của con ngƣời với “nƣớc”. Nƣớc không chỉ đem lại nguồn sống cho con ngƣời mà còn ban tặng cho con ngƣời trí tuệ và sự tƣởng tƣợng phong phú, từ đó mà con ngƣời có thể sáng tạo ra văn hóa “nƣớc” mang đậm đặc sắc dân tộc của từng quốc gia. “Nƣớc” từ khi bắt đầu đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa đời sống của ngƣời dân, vai trò của nƣớc sẽ không bị phai nhạt mà ngày càng quan trọng hơn.

Luận văn còn nhiều hạn chế, trong quá trình thu thập ngữ liệu, ngƣời viết chỉ thu thập đƣợc rất ít tục ngữ tiếng Việt, điều này gây khó khăn cho việc tiến hành đối chiếu. Ngoài ra, còn có những thiếu sót do quá trình chuẩn bị chƣa tốt cũng nhƣ năng lực nghiên cứu còn kém, luận văn chƣa xem xét đƣợc hành chức trong câu, chỉ mới giải thích một phần hình ảnh của nƣớc trong các câu ngữ liệu thu đƣợc, chƣa giải thích đƣợc ý nghĩa cả câu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thị Ngọc Phƣợng, Biểu tượngnướctrong đời sống văn hoá của ngƣời Việt Nam và ngƣời Hàn Quốc,

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/van-hoa-hoc- so-sanh/2500-dang-thi-ngoc-phuong-bieu-tuong-nuoc-trong-doi-song-van- hoa-viet-nam-va-han-quoc.html, 23/10/2013.

2. Đỗ Hữu Châu (1999) , Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1998) , Văn học

dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Hữu Đạt, Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và biểu hiện của nó trong giao tiếp tiếng Việt, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van- hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi-song-ca-nhan/2576-huu-dat-moi- quan-he-giua-ngon-ngu-va-van-hoa-va-bieu-hien-cua-no.html, 18/4/2014

5. Lê Thiết Cƣơng, Yếu tố “nước” và cái nôi văn hóa của người Việt, http://redsvn.net/yeu-to-nuoc-va-cai-noi-van-hoa-cua-nguoi-viet/,

21/06/2018

6. Nguyễn Đức Tồn (2010) , Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ

và tư duy, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

7. Nguyễn Hiếu Tín, Nƣớc trong tâm thức ngƣời Việt, https://baomoi.com/nuoc-trong-tam-thuc-nguoi-viet/c/7841765.epi, 18/02/2012

8. Nguyễn Lân (2015) , Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Nguyễn Thiện Giáp (1985) , Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Khang (2008) , Từ điển Thành ngữ - Tục ngữ Việt Hán, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Văn Khang (1998) , Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa-Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

12. Phạm Minh Tiến (2008) , Đặc điểm thành ngữ so sánh Tiếng Hán (có

đối chiếu với tiếng Việt) , Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

13. Phạm Tiết Khánh (2014) , Dấu ấn văn hóa nông nghiệp và sông nƣớc trong thành ngữ - tục ngữ Khmer Nam Bộ, Tạp chí Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Số 12, tr 49 – 54.

14. Phạm Thanh Hằng (2008) , Bàn thêm về nghĩa của tục ngữ, Tạp chí

Khoa học ĐHSP Tp HCM, Số 13, tr 58 – 68.

15. Phan Thị Phƣơng Thảo (2010) , Tìm hiểu những công trình nghiên cứu

về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay, Đại học Sƣ phạm Tp Hồ Chí

16. Trần Minh, Mộ thuyền và táng tục của ngƣời Việt cổ, http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201208/Mo-thuyen-va-tang-tuc- cua-nguoi-Viet-co-2174104/, 12/08/2012

17. Trần Ngọc Thêm, Khái luận về văn hóa, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-

nhung-van-de-chung/2569-tran-ngoc-them-khai-luan-ve-van-hoa.html, 2/04/2014

18. Trần Ngọc Thêm, Nước, văn hóa hội nhập…, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/van-hoa-va- phat-trien/25-tran-ngoc-them-nuoc-van-hoa-va-hoi-nhap.html,

29/11/2007

19. Trịnh Sâm (2015) , Miền ý niệm sông nƣớc trong tri nhận của ngƣời Việt, Tạp chí Khoa Học ĐHSP TPHCM, Số 46, tr 6 – 12.

20. Trịnh Sâm, Giải mã chữ “Thủy” trong văn hóa Việt, https://kienthuc.net.vn/phong-thuy/giai-ma-chu-thuy-trong-van-hoa- viet-216842.html, 22/03/2013.

21. Vũ Ngọc Phan (2017) , Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

22. Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, 华东师范大学

23. 曹勇庆、陈崎、刘凌、徐俊超、周伟良, 中国成语大辞典(2016) ,

上海辞书出版社

24. 黄铮铮 (2014) , 汉、越语“水”隐喻的对比研究, 广西民族大学

25. Hồ Lăng Lăng 胡凌凌 (2014) , 汉语俗语的语用研究, Đại học Hắc Long Giang

26. 李佩玲 (2002) , 与“水”有关的汉泰熟语的意义和文化内涵比较, 北 京语言文化大学 27. 李宗新、李贵宝主编(2015) , 水文化大众读本, 中国水利水电出版 社 28. 梁元 (2008) , 越南水文化研究, 广西民族大学学报, 第 30卷第4期, 80 – 85 页 29. 刘大鹏 (2009) , 浅谈我国水文化的历史人文内涵, 长江大学学报, 第 32卷第期 30. 刘凤云 (2016) , 万条成语词典, 商务印书馆 31. 潘杰 (2006) , “以水为师”——中国文化的哲学启蒙, 中国水利, 第5期, 49-51页 32. 孙洪德 (2011) , 汉语俗语词典, 商务印书馆 33. 王蕾 (2009) , 汉、越语熟语文化内涵比较研究——兼论对越南汉语 教学中熟语的教学对象, 广西民族大学 34. 芜月(1991) , 成语水韵——汉词语中的水文化趣谈, 治淮第06期 35. 杨然(2012) , 略论越南的“水文化”, 东南亚纵横, 60-62页 36. 浙江水文化, 水文化研究与水文化建设,

http://www.zjweu.edu.cn/zjwaterculture/63/2a/c1044a25386/page.psp, 2017/11/02 37. 郑阿财 (2004) , 从越南北宁“祭井”论民俗中的水资源文化, 西北师 大学报, 第41卷第4期 38. 邹燕燕 (2009) , 越南水文化中的行为文化, 东南亚之窗, 第一期, 58- 61页 39. 王岩(2012) , 汉语熟语的文化认知, 大象出版社 40. 温端政主编(2013) , 中国俗语大辞典, 上海辞书出版社 41. 吴慧君 (2008) , 汉越熟语中家畜动物词语的文化意义比较, 广西师 范大学

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 80 - 89)