Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 27 - 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT

3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc

Ngôn ngữ là vỏ ngoài của tƣ duy, mọi suy nghĩ hay cách thức tƣ duy đều đƣợc thể hiện thông qua các dạng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết) . Ngôn ngữ là phƣơng tiện tất yếu, điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành phần khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là đặc trƣng của bất cứ một nền văn hóa nào, chính trong ngôn ngữ đặc điểm của nên văn hóa dân tộc đƣợc lƣu giữ rõ ràng nhất.

Biểu hiện bên trong của ngôn ngữ và văn hoá

Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này có thể đƣợc biểu hiện ra bên ngoài thành những phƣơng tiện vật chất cụ thể, nhƣng cũng có thể biểu hiện qua mối quan hệ bên trong. Mối quan hệ bên trong này đƣợc hình thành từ một trong những chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, đó là chức năng tƣ duy. Các Mác từng nói "Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng". Không có ngôn ngữ, con ngƣời không thể tƣ duy. Nói một cách khác, mọi hoạt động tƣ duy của con ngƣời đều thực hiện trên chất liệu của ngôn ngữ. Lênin ngoài việc đánh giá "Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời" còn nhấn mạnh đến chức năng quan trọng khác của ngôn ngữ là chức năng tƣ duy. Ngƣời nói: "không có tƣ tƣởng nào lại trống rỗng cả".

Từ phƣơng diện này, chúng ta nhận thấy, xét về bản chất, ngôn ngữ bao giờ cũng tham gia vào cả hai loại văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể tuy cách biểu hiện của nó rất khác nhau. Nhìn về mặt hình thức, ở các di sản văn hoá vật thể ngƣời ta khó nhận thấy dấu ấn của ngôn ngữ. Nói một cách khác, quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá không nổi lên trên bề mặt mà ẩn sâu ở quan hệ bên trong giữa chúng. Mối quan hệ này chỉ đƣợc bộc lộ khi ta phân tích vai trò và chức năng của ngôn ngữ khi nó tham gia vào quá trình hình thành nên một sản phẩm văn hoá vật thể cụ thể. Trên phƣơng diện này, ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tƣ duy, là linh hồn cho sự sáng tạo ra các vật thể mang tính văn hoá mà còn là một phƣơng tiện lƣu giữ thông tin, truyền bá những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chẳng hạn, khi tìm hiểu một ngôi đình đƣợc xây dựng ở thế kỷ XIX mà trong nó có nhiều hình chạm trổ đa dạng chúng ta sẽ nhận ra rằng, để có đƣợc một sản phẩm văn hoá vật thể nhƣ vậy, ngƣời Việt đã phải nhiều lần quan sát các hình mẫu có trong thực tiễn, đồng thời cải tiến các loại hình chạm trổ mà ngƣời ở các giai đoạn trƣớc đó đã làm. Kết quả của quá trình này là một quá trình sáng tạo công phu, phức tạp, trong đó ngôn ngữ tham gia với tƣ cách là công cụ tƣ duy tạo ra trí tƣởng tƣợng (tạo nên hình thù của các đƣờng nét, hình vẽ…) , mặt khác còn tham gia với tƣ cách là phƣơng tiện lƣu giữ thông tin (truyền những kinh nghiệm của ngƣời đi trƣớc bằng cách trực tiếp (qua hình thức nói) hay gián tiếp (qua hình thức viết) .

Trong phạm vi nội bộ một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ đóng vai trò là phƣơng tiện liên kết kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh thần của ngƣời dân trong cộng đồng. Kinh nghiệm lịch sử - xã hội của một dân tộc về cơ bản đƣợc lƣu giữ qua ngôn từ, và lƣu truyền qua không gian và thời gian. Từ ngữ bản thân nó đã lƣu giữ một lƣợng thông tin về thế giới khách quan ở trình độ mà một xã hội có thể đạt đƣợc trong giai đoạn phát

triển lịch sử nhất định. Nhờ có sự giao tiếp và hoạt động giao tiếp, con ngƣời có thể thu thập đƣợc kinh nghiệm xã hội sẵn có đã đƣợc mã hóa và gán vào từ ngữ của các thế hệ tiền bối đúc kết và tích lũy.

Cho nên, xét cho cùng, ngay cả các văn hoá vật thể bên trong nó cũng chứa đựng mối quan hệ sâu sắc với ngôn ngữ.

Biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Nói tới mặt biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ là nói tới khả năng quan sát đƣợc những sự liên quan giữa văn hoá và ngôn ngữ trên cơ sở những dấu hiệu, ký hiệu cụ thể.

Trong thời đại hiện nay, quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra rất mạnh mẽ, ngôn ngữ lại đóng vai trò rất quan trọng trong sự trao đổi này. Quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc có thể diễn ra theo nhiều con đƣờng khác nhau, đó có thể là sự trao đổi trực tiếp giữa những ngƣời thuộc dân tộc khác nhau thông qua các phƣơng tiện giao tiếp đại chúng, cũng có thể là do công việc biên phiên dịch, dịch những tác phẩm văn học, thông tin, báo chí ... từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Đó là nguyên nhân khiến các ngôn ngữ khác nhau lại có những từ mang đặc điểm văn hóa giống nhau do vay mƣợn.

Trên cơ sở học thuyết tiến hoá của Darwin và học thuyết của Pavlov về ký hiệu, có thể kết luận rằng, chỉ có con ngƣời mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đƣợc hình thành từ những phản xạ không có điều kiện. Thực chất nó là ký hiệu của ký hiệu và là hệ thống tín hiệu thứ hai, chỉ con ngƣời mới có đƣợc. Hệ thống ký hiệu này chính là các phƣơng tiện tạo nên các sản phẩm văn hoá mang giá trị tinh thần, gọi là văn hoá phi vật thể. Trong

văn học, sân khấu, điện ảnh… ngôn ngữ là phƣơng tiện trực tiếp cấu thành tác phẩm. Nó tham gia vào việc diễn đạt tƣ tƣởng của nhà văn thông qua việc sử dụng từ, việc đặt câu và xây dựng văn bản nghệ thuật. Trong âm nhạc, với các ký tự đƣợc cụ thể hoá thành 8 nốt nhạc, ngƣời nghệ sĩ có thể tạo ra muôn vàn các bản nhạc khác nhau diễn đạt những cung bậc tình cảm vô cùng đa dạng, phong phú của con ngƣời. Trong hội họa, nhờ khả năng tƣ duy kỳ diệu trên sự hòa phối các màu sắc, ngƣời nghệ sĩ có thể tạo ra hàng ngàn, hàng vạn những bức tranh khác nhau miêu tả thế giới hiện thực xung quanh. (theo Hữu Đạt – “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và biểu hiện của nó trong giao tiếp tiếng Việt)

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu mang đậm sắc thái của một dân tộc. Nhƣ vậy, dù ở đâu thì giữa ngôn ngữ và văn hoá vẫn có một mối quan hệ không thể tách rời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)