Mối quan hệ giữa văn hóa “nƣớc” và văn hóa Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 55 - 59)

Chƣơng 3 : NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ VIỆT NAM

3.1 Văn hóa nƣớc của ngƣời việt

3.1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa “nƣớc” và văn hóa Việt

Mọi nguồn sống trên thế giới đều bắt nguồn từ nƣớc, đối với ngƣời dân Việt Nam cũng vậy, hầu hết dân cƣ đều tập trung sinh sống ở những vùng lân cận hai con sông lớn là: sông Hồng – Đồng bằng Bắc Bộ và sông Cửu Long – Đồng bằng Nam Bộ. Khu vực đồng bằng thổ nhƣỡng vừa thích hợp cho trồng trọt vừa thích hợp cho nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, gặp những khi thời tiết biến đổi, dân chúng có thể dùng trực tiếp nguồn nƣớc từ hai dòng sông để tƣới tiêu và phục vụ cho sinh hoạt. Từ nguyên nhân địa lí lâu đời mà “nƣớc” đóng vai trò quan trọng trong đời sống của ngƣời dân Việt Nam. Văn hóa “nƣớc” vì thế mà trở thành đặc trƣng quan trọng của văn hóa Việt Nam.

Bài viết khảo sát “Biểu tƣợng “nƣớc” trong đời sống văn hoá của ngƣời Việt Nam và ngƣời Hàn Quốc5” của Đặng Thị Ngọc Phƣợng đã liệt kê ra rất nhiều biếu hiện của văn hóa nƣớc trong văn hóa của ngƣời Việt

5Đặng Thị Ngọc Phƣợng, Biểu tƣợng “nƣớc” trong đời sống văn hoá của ngƣời Việt Nam và ngƣời Hàn Quốc, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/van-hoa-hoc-so-sanh/2500-dang-thi-ngoc-

Văn hóa nƣớc và văn hóa ẩm thực

Với đặc trƣng là nền nông nghiệp lúa nƣớc, gạo chính là nguồn lƣơng thực chính của ngƣời Việt, không chỉ có vậy, nƣớc mắm – một loại gia vị đƣợc sử dụng nhiều ở Việt Nam - có nguồn gốc từ các loại thủy hải sản.

Văn hóa nƣớc và văn hóa tín ngƣỡng

Cũng giống nhƣ Trung Quốc, nƣớc đi vào dòng chảy tín ngƣỡng của ngƣời Việt một cách rất tự nhiên, từ nhỏ ngƣời Việt Nam đã rất quen thuộc câu chuyện “Sơn tinh Thủy tinh” thể hiện tinh thần quật cƣờng của ngƣời Việt trong cuộc đấu tranh với những thiên tai tự nhiên. Ngƣời Việt còn có rất nhiều câu chuyện dân gian liên quan đến nƣớc, ví dụ nhƣ: Hồ Ba Bể, sự tích về thần Rùa, sự tích hai ngƣời học trò của Chu Văn An là do Giao Long hóa thành hình ngƣời, ...

Nƣớc với ngƣời Việt không chỉ là hình ảnh thiên tai (lũ lụt, hồng thủy) mà còn là hình ảnh của những lễ hội. Số lƣợng các lễ hội nông nghiệp ở Việt Nam chiếm tỉ lệ rất cao, hầu hết đƣợc mở theo mùa - theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp và phản ánh khá đầy đủ cuộc sống, ƣớc nguyện của những ngƣời nông dân. Ở Việt Nam, lễ hội nông nghiệp thể hiện rõ nét nhất là vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở, mùa của những khởi đầu mới. Tuy không có lễ hội té nƣớc nhƣ ở Thái Lan, nhƣng với những cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc ở Việt Nam, lễ nghi nông nghiệp đƣợc diễn ra ở hầu khắp các công đoạn của việc trồng trọt và hoa màu, nhất là với canh tác nƣơng rẫy. Họ đặt mọi ƣớc vọng vào sự sinh sản, sinh sôi dồi dào của cây trồng và liên tƣởng nó với một lực lƣợng siêu nhiên nào đó, coi đó nhƣ là nguồn gốc của mọi sự sinh sản của giống loài. Vì thế, lễ hội chính là phƣơng tiện để truyền tải ƣớc vọng của ngƣời nông dân, là biểu tƣợng nhằm hiện thực hóa thế giới ý niệm về đời sống tâm linh bằng những nghi thức, những hoạt động để con ngƣời giao tiếp với thần linh.

Văn hóa nƣớc trong ca dao, dân ca

Đối với ngƣời Việt Nam, những con ngƣời quen nếp sống dựa vào thiên nhiên, nƣớc càng trở nên thiêng liêng bởi nƣớc là sự sống. Sự sùng bái nƣớc là một hành vi mang tính cộng đồng và đã ăn sâu vào tâm thức cộng đồng. Nƣớc mặc nhiên trở thành một biểu tƣợng mang tính giá trị, mang một quyền năng, một sức mạnh đặc biệt đối với đời sống con ngƣời.

Đọc thơ ca dân gian của các dân tộc ít ngƣời Việt Nam, chúng ta càng thấm thía sức ám ảnh của biểu tƣợng nƣớc trong tâm thức dân gian. Những con ngƣời miền núi quen sống giữa thiên nhiên gửi gắm những suy tƣởng, những tình cảm vào biểu tƣợng nƣớc. Sự đồng điệu trong cách cảm, cách nghĩ này cho thấy nƣớc là biểu tƣợng lớn của văn hoá dân gian các dân tộc ít ngƣời. Nƣớc đƣợc xem nhƣ là một giá trị đã định hình, là cái hiển nhiên, mặc định. Nó là cái cớ vin vào cho sự khẳng định tình cảm vững bền của đôi lứa yêu nhau:

Không chỉ nhấn mạnh vào tính thuần nhất của nƣớc để biểu thị sự chung thuỷ, vĩnh hằng, câu ca dao trên lại nhấn mạnh vào khả năng biến chất của nƣớc để nói lên sức mạnh chuyển dời của tình cảm. Không đơn thuần biểu thị cho tình cảm, nƣớc đƣợc nhìn nhận rộng hơn, sâu hơn, bao trùm mọi giá trị, mọi thành quả trong đời sống con ngƣời. Nó gói trọn tất cả mọi hy vọng, thất vọng, ngậm ngùi của con ngƣời. Trong lối suy tƣ này, nƣớc trở thành một biểu tƣợng gần gũi - đại diện cho những giá trị, những thành quả thiết thực của đời sống con ngƣời.

Từ một góc độ khác, biểu tƣợng nƣớc lại đƣợc thiêng liêng hóa, trở thành một mạch nguồn linh diệu của tình cảm. Trong thẳm sâu tâm thức mỗi con ngƣời, nƣớc là nguồn cội, nƣớc là những gì thanh khiết, trong sáng. Hẳn là tác giả dân gian cũng đã ƣớm chọn những giá trị vĩnh hằng ấy của biểu tƣợng nƣớc để thể hiện nỗi khát khao yêu đƣơng của những trái tim đang thổn thức.

Nƣớc đƣợc quan niệm là số phận, là định mệnh. Đặc tính về sự trôi chảy liên tục của nƣớc khiến ngƣời ta thƣờng liên tƣởng đến dòng đời, đến số phận. Trong văn học, nƣớc xuất hiện với ý nghĩa là sự ám ảnh về số phận, về định mệnh.

Văn hóa nƣớc trong cuộc sống hằng ngày

Văn minh lúa nƣớc đã ảnh hƣởng trực tiếp và mãnh liệt đến lối sống, tƣ duy, tình cảm của những cƣ dân nông nghiệp ngƣời Việt Nam. Chính đời sống, nếp sinh hoạt của những cƣ dân làm nông nghiệp đặc thù đã ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống tâm linh của họ. Và có thể nói, nƣớc là một phần trong các ý niệm tâm linh đó....

Nƣớc là một yếu tố không thể thiếu đƣợc trong cuộc sống. Ở đâu có nƣớc, ở đó có con ngƣời có cuộc sống và ngƣợc lại ở đâu có con ngƣời tất nhiên ở đó có nƣớc. Từ xa xƣa, đối với các cƣ dân nông nghiệp Việt Nam, nguồn nƣớc là nơi ngƣời dân dùng để lấy nƣớc phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày và sản xuất. Chính vì vậy, giếng đã trở thành nơi hết sức quan trọng, nó đƣợc ngƣời dân bảo vệ và hết sức quan trọng, nó đƣợc ngƣời dân bảo vệ và hết sức tôn thờ. Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà trong cuộc sống ngƣời dân đã tồn tại các quan điểm khác nhau về giếng và nguồn.

Ở nông thôn Việt Nam, ta thấy bất kỳ làng nào ta cũng thấy cây đa, bến nƣớc, sân đình, đây là ba vật biểu hiện tính cộng đồng, là nơi diễn ra các sinh hoạt hàng ngày cũng nhƣ các hoạt động khác. Trong một ngôi làng, dƣới bóng cây cổ thụ là nơi đƣợc yêu thích nhất, nhất là đối với những ngƣời phụ nữ, hàng ngày họ ra đây truyện trò, giặt giũ, lấy nƣớc…

Ở Việt Nam, nơi có nền tảng là nền nông nghiệp lúa nƣớc, ngay từ thuở hồng hoang, Rồng- vị thần thiêng liêng của nƣớc, đã đƣợc xem là đối tƣợng đƣợc tôn kính số 1- Rồng là Cha của tất cả, hay nói cách khác, từ nƣớc mà có con ngƣời. Trong tín ngƣỡng dân gian cũng có tục thờ Mẫu Thoại - ngƣời mẹ

của các nguồn nƣớc. Trong cổ tích, nƣớc thiêng ở suối tiên có thể khiến con ngƣời trở nên xinh đẹp (Ai mua hành tôi) … Tuy nhiên, với ngƣời Việt Nam, nƣớc cũng là đối tƣợng của sự sợ hãi. Nƣớc có thể là một vị thần phá hoại mùa màng (qua hình ảnh Thuỷ Tinh) , nƣớc cũng có thể làm chết ngƣời (qua biến thể nƣớc sôi trong Tấm Cám) . Nỗi sợ hãi nƣớc đi đôi với niềm tôn kính ăn sâu vào tâm thức cộng đồng, tạo nên những vị thần sông mà con ngƣời hàng năm phải thờ cúng, gọi là thần Hà Bá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 55 - 59)