Dùng “nƣớc” để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 60 - 64)

Chƣơng 3 : NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ VIỆT NAM

3.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ việt nam

3.2.1 Dùng “nƣớc” để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng

Dùng “nƣớc” để miêu tả sự khởi đầu, nƣớc là nguồn sống của mọi vật, cũng là nguồn dinh dƣỡng “tƣới tiêu” cho đất trời. Việt Nam với vị trí địa lí thuận lợi, không chỉ đƣờng bờ biển dài, mà còn có mạng lƣới sông ngòi phức tạp, nên nhiều hoạt động sinh tồn, sản xuất, sinh hoạt đều dựa vào nƣớc. Vậy nên, trong nhận thức của ngƣời Việt, nƣớc chính là nguồn sống, trong tiếng Việt có thể bắt gặp nhiều câu thành ngữ, tục ngữ nhắc đến vấn đề này: “cây có cội, sống có nguồn”, “uống nƣớc nhớ kẻ đào giếng”, “uống nƣớc nhớ nguồn”, … Những thành ngữ, tục ngữ này, đem vai trò của nƣớc ánh xạ vào phạm vi “sự mở đầu”.

Trong phần này cần nói thêm một chút về mối quan hệ giữa nƣớc với các sự vật khác không phải con ngƣời. Không phải bỗng nhiên nƣớc lại đƣợc cả ngƣời dân Trung Quốc và Việt Nam coi nhƣ biểu tƣợng của sự khởi đầu. “Nƣớc” và “suối nguồn” có quan hệ mật thiết với nhau, không có “suối nguồn” thì sẽ không có “nƣớc”, ở đây cần phân biệt “nƣớc nguồn” và “nƣớc mƣa”.

Chính vì “nƣớc” cũng có nguồn gốc, nên ngƣời Việt Nam và ngƣời Trung Quốc mới mƣợn hình ảnh nƣớc để nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn gốc và biết ơn cha ông.

Dùng nƣớc để miêu tả sự tốn công vô ích, trong tiếng Việt, thành ngữ “nƣớc đổ đầu vịt”, “nƣớc đổ lá khoai”, “nƣớc gạo tắm cho voi” có ý nghĩa gần tƣơng tự với “付诸东流”của tiếng Hán, đều đƣợc dùng để hình dung sự tốn công vô ích.

Nƣớc sông đổ ra biển là một hiện tƣợng tự nhiên không do con ngƣời can thiệp, nhƣng “nƣớc lã ra sông” lại không có nghĩa miêu tả hiện tƣợng nƣớc sông đổ ra biển, mà muốn ám chỉ sự tiêu tốn nhân lực vật tƣ mà không có ích gì, vì vốn dĩ ngoài sông đã có rất nhiều nƣớc rồi, đem nƣớc đổ ra sông cũng không làm thay đổi gì. Qua đây cũng phản ánh khéo léo sự vận dụng quy luật tự nhiên để diễn tả sự việc của ngƣời Việt.

Dùng nƣớc để ám chỉ kết quả, ví dụ: “đời cha ăn mặn, đời con khát nƣớc”, “trâu chậm uống nƣớc đục” ... những câu tục ngữ này đều miêu tả việc phải tiếp nhận hậu quả do hành động nào đó để lại. Ăn mặn thì sẽ khát nƣớc, đây là một quy luật đơn giản, nhƣng ngƣời Việt Nam lại dùng hình ảnh này để chỉ quan hệ nhân quả. Câu trƣớc muốn nói, đời cha ông không làm nhiều việc thiện tích đức, đời con cháu sẽ phải chịu nhiều nghiệp báo; câu thứ hai dùng để hình dung một ngƣời không biết tận dụng cơ hội trong cuộc sống, không đủ linh hoạt, nên cuối cùng việc tốt đều bị ngƣời khác chiếm mất, bản thân mình phải chịu thiệt thòi.

Dùng nƣớc để ám chỉ sự mất mát, nƣớc theo dòng chảy tự nhiên sẽ không bao giờ quay lại một địa điểm đến hai lần, nƣớc có đặc điểm là chảy đi mất thì không thể lấy lại đƣợc. Vậy nên, ngƣời Việt Nam lợi dụng đặc điểm này của nƣớc để miêu tả một tình thế đã đƣợc ấn định, không thể thay đổi đƣợc.

bốc”, “bát nƣớc đổ đi không lấy lại đƣợc”, “khó bề hốt lại bát nƣớc hắt đi”, “nƣớc đổ khó hốt cho đầy, thôi đừng biền biệt cho hoài công thôi”, “nƣớc đổ khó bốc chẳng đầy thùng”, hay “ngƣời con gái lấy chồng thì nhƣ hạt nƣớc bỏ đi”…

Dùng nƣớc để ám chị cơ hội, trong tiếng Việt “cá gặp nƣớc, rồng gặp mây” thƣờng đƣợc dùng để hình dung những ngƣời gặp thời, gặp đƣợc cơ hội để thi triển tài năng của mình, hay “còn nƣớc còn tát” dùng để hình dung sẽ cố gắng đến cùng (việc gì đó thƣờng là cứu ngƣời) cho dù hi vọng có nhỏ nhoi đến đâu, và còn “cắm sào đợi nƣớc” cũng tƣơng tự nhƣ “ôm cây đợi thỏ” chờ đời cơ hội một cách cứng nhắc, không linh hoạt. Dễ nhận thấy “ôm cây đợi thỏ” có nguồn gốc từ thành ngữ Trung Hoa, nhƣng “cắm sào đợi nƣớc” lại là kết quả đến từ thực tiễn và cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân Việt Nam, qua đó cho thấy ngƣời Việt Nam vẫn luôn có những liên tƣởng thú vị của bản thân mình.

Vì ở đây có dùng thành ngữ có nhắc đến “cá”, nên sẽ nói thêm về các sự vật khác xuất hiện trong thành ngữ. Mối quan hệ giữa nƣớc và cá: cá dựa vào nƣớc để sinh tồn, giữa nƣớc và có có một mối quan hệ sâu sắc nhƣ máu thịt, ngoài những thành ngữ trên có thể bắt gặp nhiều thành ngữ khác nhƣ: “nhƣ cá với nƣớc”, “cá nƣớc duyên úa”.

Dùng nƣớc để ám chỉ vận mệnh, sự thay đổi của nƣớc cho dù là về chất lƣợng hay về quy luật vận động trong một khoảng thời gian rất giống với vận mệnh của một đời ngƣời, nƣớc có lúc lên, có lúc cạn (thậm chí cạn khô) , có lúc trong, có lúc đục; ngƣời có lúc thịnh, có lúc suy. Vì vậy mà ngƣời dân dùng hình ảnh của nƣớc để ám chỉ vận mệnh, nhƣ câu tục ngữ: “sông có khúc, ngƣời có lúc”, “ngƣời có lúc vinh cũng có lúc nhục, nƣớc có lúc đục cũng có lúc trong”, hình dung vận mệnh của con ngƣời có lúc gặp may lại có lúc gặp xui xẻo. Hay nhƣ câu thành ngữ “ba chìm bảy nổi” thƣờng đƣợc dùng để hình

dung vận mệnh của một ngƣời gặp nhiều trắc trở, lúc lên voi khi xuống chó, vô cùng vất vả, tuy không nằm trong kho ngữ liệu đƣợc thu thập, nhƣng ở đây có nhắc đến hai động tác chỉ có thể thực hiện ở dƣới nƣớc, có liên quan trực tiếp đến ý nghĩa hình ảnh của nƣớc.

Dùng hình ảnh nƣớc để miêu tả hoàn cảnh, mọi ngƣời dùng “trong/đục” để đánh giá độ trọng của nƣớc, xã hội cùng tƣơng tự, có trong sạch sẽ có ô uế, có thuần khiết sẽ có bẩn thỉu. Trong tiếng Việt thƣờng dùng “nƣớc đục” để miêu tả xã hội hỗn loạn, có thể bắt gặp những câu thành ngữ nhƣ “thừa nƣớc đục thả câu”, “đục nƣớc béo cò” ... dùng để chỉ hành vi lợi dụng hoàn cảnh loạn lạc mƣu cầu lợi ích cho mình. Có thể xem xét tiếp một vài thành ngữ khác để thấy nƣớc có thể miêu tả những hoàn cảnh nhƣ nào, “lạ nƣớc lạ cái” hình dung hoàn cảnh sống xa lạ, nhất thời chƣa thích ứng đƣợc; “nƣớc nổi thì bèo nổi” hình dung vận mệnh và tính cách của một ngƣời thay đổi tƣơng ứng với hoàn cảnh, “nƣớc” ở đây chính là hoàn cảnh sống, “cá mừng về nƣớc” hình dung một ngƣời gặp đƣợc hoàn cảnh thích hợp để phát triển, “cá mạnh về nƣớc” hình dung chỉ khi sống trong hoàn cảnh thích hợp với bản thân thì mới có thể phát triển đƣợc.

Ở trên, có phân tích khái lƣợc về quan hệ của nƣớc với các sự vật khác, cụ thể là “cá”. Ở đây, xin đƣợc nói thêm về “bèo”. Bèo là một loại thực vật trôi nổi trên mặt nƣớc, phải dựa vào “nƣớc” để sinh tồn giống nhƣ cá vậy. Nhƣng khác với cá, bèo trôi dạt trên mặt nƣớc, không cố định ở một địa điểm nào. Điều này đã đem lại cảm hứng cho ngƣời Việt: không có vật gì là vĩnh hằng cả, tất cả mọi việc đều có thể bị thay đổi. Vậy nên, bèo nổi đƣợc mƣợn dùng để chỉ những ngƣời mà cuộc sống bấp bênh, nay đây mai đó, thƣờng không gặp may mắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nướcgiữa tiếng hán và tiếng việt (Trang 60 - 64)