.4 Tổng hợp số lượng mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

Nội dung Thị Trấn Trâu Quỳ

Thị Trấn

Yên Viên Cấp huyện Tổng cộng

Số chủ hộ xin cấp phép XD 20 20 - 40

Cán bộ chuyên môn xã 05 05 - 10

Cán bộ chuyên môn huyện - - 9 9

Lãnh đạo huyện phụ trách - - 01 1

Cán bộ thanh tra huyện 20 20

Cộng 25 25 30 80

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp đây là những số liệu đã được công bố, để có được số liệu này chúng tôi sẽ thông qua việc điều tra theo mẫu phiếu, khảo sát thực tế địa

phương, phỏng vấn trực tiếp người làm công tác quản lý cấp giấy phépxây dựng

và các chủ hộ xây dựng theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra: - Thiết kế mẫu phiếu điều tra

Thiết kế mẫu phiếu điều tra bằng những bộ câu hỏi nhằm điều tra đối

tượng là cán bộ làm công tác quản lý cấp giấy phépxây dựng và chủ hộ xây dựng

tại huyện, tác động của nó đến người dân và tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố sẽ tập trung vào một số vấn đề sau:

- Thông tin quy chế, quy định trong công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép xây dựng.

- Thông tin hệ thống tổ chức công tác quản lý nhà nước xây dựng. - Thông tin quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch.

- Thông tin cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng. - Thông tin hướng dẫn trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. - Thông tin thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng. - Thông tin công tác tuyên truyền quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. - Thông tin nhận thức và hiểu biết của người dân về trật tự xây dựng. - Thông tin năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng.

- Thông tin sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân thông qua

phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi theo mẫu đã được thiết kế từ đó thống nhất các số liệu đã thu thập được.

Huyện Gia Lâm có 20 xã và 02 thị trấn, do vậy tôi tập chung nghiên cứu

vào 02 thị trấn điển hình của huyện trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng là thị trấn Trâu Quỳ và thị trấn Yên Viên.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Các số liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy vi tính với phần mềm

Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị, bảng biểu.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh

Là phương pháp nghiên cứucác hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô

tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.2.4.2 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng để tham khảo, các cán bộ có nhiều năm công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện dần việc quản lý trật tự xây dựng ở địa phương.

3.2.5 Hệ thống chỉtiêu nghiên cứu

Công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng tên địa bàn huyện Gia Lâm qua một thời gian nghiên cứu tôi áp dụng 03 nhóm chỉ tiêu như:

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh được thủ tục cấp phép của cơ quan cấp phép

như thủ tục dễ hay khó, thời gian hoàn thành thủ tục cấp phép và một số kiến

nghị của người dân, tổ chức về công tác cấp phép.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng về công tác quản lý như cách thức

phát hiện ra các công trình xây dựng không phép, sai phép, số đợt thanh tra,

kiểm tra, số vi phạm về xây dựngvà một số sai phạm khác.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh được mức độ hài lòng của tổ chức, người dân

như số hồ sơ xin phép xây dựng, số lượng giấy phép xây dựng được cấp, số hồ

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP PHÉP TẠI

HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Tổng quan về công tác quản lý cấp phépxây dựng

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành

Hà Nội, các huyện ngoại thành cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp

hóa, đô thị hóa hết sức nhanh chóng. Huyện Gia Lâm cũng không nằm ngoài sự phát triển đó. Tốc độ đô thị hóa cao là điều kiện thuận lợi để huyện nhanh chóng

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển hạ tầng giao

thông kỹ thuật. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện được

tăng cường. Từ 2011 - tháng 6/2013, huyện đã triển khai thực hiện khoảng 298

dự án với tổng phí đầu tư trên 1.925,7 tỷ đồng (theo báo cáo sơ kết thực hiện chương trình 10/CTr-HU của huyện ủy Gia Lâm về “Đẩy mạnh công tác quy

hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2011-2015’’). Các dự án được

triển khai tích cực cơ bản đảm bảo chất lượng và tiến bộ. Nguồn vốn được đầu tư

tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như: xóa

phòng học cấp 4 (bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) và đang triển khai xây dựng cải tạo và xây dựng mới các trường Mầm non, nâng cấp đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương, chương trình nước sạch, vệ sinh môi

trường…Cùng với quá trình đô thị hóa và sự phát triển của kinh tế - xã hội của

địa phương, nhu cầu xây dựng của các hộ dân và các tổ chức doanh nghiệp ngày càng tăng. Ngoài các công trình nhà ở nhỏ lẻ, các khu đô thị mới, các siêu thị, nhà văn phòng cho thuê cũng liên tiếp hiện diện. Có thể điểm qua như khu đô thị mới Đặng Xá, siêu thị Hapro…Điều này đang đặt ra những yêu cầu cao cho chính quyền địa phương trong việc nâng cao hiệu quả công tác cấp phép xây

dựng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng trên địa bàn và đảm bảo

kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch.

Thời gian qua, công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có cải thiện, số lượng giấy phép xây dựng qua các năm có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, số lượng giấy phép này vẫn còn thấp hơn nhiều so với số các công trình xây dựng mỗi năm tại 2 thị trấn và một số tuyến đường trục chính mà huyện được phân cấp cấp phép:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)