Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đẩy mạnh công tác lập quy hoạch chi tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 96 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2 Giải pháp nâng cao công tác quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện

4.2.2 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đẩy mạnh công tác lập quy hoạch chi tiết

tiết 1/500 và tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, công khai quy hoạch

Để phủ kín quy hoạch chi tiết 1/500 trên địa bàn huyện Gia Lâm cần phải

có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương xuống địa phương, sự kết hợp giữa các ban

ngành liên quan như : Viện quy hoạch, Sở Quy hoach- Kiến trúc, Sở xây dựng, Sở

Tài nguyên Môi trường, Phòng Quản lý Đô thị huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện… để có thể đưa ra một giải pháp tối ưu nhằm đẩy nhanh tốc độ lập quy hoạch chi tiết1/500 trên địa bàn.

UBND huyện Gia Lâm cần sớm xin ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc đẩy mạnh công tác lập quy hoạch chi tiết 1/500 trên địa bàn đặc biệt tham mưu cho Viện quy

hoạch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường…ưu

tiên lập quy hoạch chi tiết 1/500 ở 2 thị trấn Trâu Qùy và Yên Viên nhằm tạo thuận lợi cho công tác cấp phép xây dựng.

Trước mắt, UBND huyện Gia Lâm cần chỉ đạo các phòng ban liên quan,

phối hợp với các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở xây dựng….tiến hành lập các

tiết 1/500. UBND huyện Gia Lâm cần chủ động đẩy nhanh kế hoạch đến năm 2015 hoàn thành quy hoạch tỷ lệ 1/2000 cho thị trấn Yên Viên và quy hoạch 2 bên các tuyến đường trục chính. Huyện Gia Lâm cần ưu tiên và huy động các nguồn đầu tư cho công tác lập quy hoạch đặc biệt là quy hoạch chi tiết 1/500 để quy hoạch có thể đi trước một bước làm cơ sở cho việc triển khai

các dự án đầu tư trong xây dựng cũng như giới thiệu các địa điểm trong quy

hoạch, giao đất, cho thuê đất đặc biệt là cấp phép xây dựng. UBND huyện

Gia Lâm cần đẩy mạnh việc tổ chức, lập thẩm định, phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đối với những tuyến phố trong đô thị đã ổn định có lộ giới nhỏ hơn 12m thuộc địa giới hành chính do UBND huyện

quản lý theo phân cấp của UBND thành phố Hà Nội làm cơ sở để thực hiện

công tác cấp phép xây dựng. Huyện Gia Lâm khi xây dựng bản dự thảo quy

hoạch nào cần đặc biệt chú ý đến khâu khảo sát thực tế, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình thực hiện như: lấy ý kiến trên các website, trên các tạp chí, báo chuyên ngành, tổ chức các cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng...nhằm nâng cao chất lượng của các đồ án quy hoạch.

UBND huyện cần đẩy mạnh công khai quy hoạch bằng nhiều hình thức

có hiệu quả khác nhau. Như chỉ đạo phòng Quản lý Đô thị huyện Gia Lâm

kết hợp với các xã, thị trấn tổ chức thông báo trên loa phát thanh xã,thị trấn

các bản quy hoạch hiện có, niêm yết bản các bản quy hoạch bên cạnh bảng

tin của các xã, thị trấn, in thành nhiều bản gửi tới các công ty xây dựng đóng trên địa bàn xã, thị trấn có chuyên môn là chủ đầu tư các công trình xây dựng, tư vấn giám sát xây dựng…

Cần tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch biểu hiện bằng việc khi xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết, cần chú trọng đến cả đến những bản vẽ sơ đồ tổ chức không gian cảnh quan, bản đồ quy hoạch, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, bản đồ chỉ giới đường đỏ... Sau khi đồ án quy hoạch được duyệt, cần được tổ chức thực hiện trên cơ sở các quy chế quản lý, quản lý xây dựng theo quy hoạch. Song song là việc tổ chức công bố và công khai các đồ án quy hoạch đã được duyệt để cho dân biết, dân kiểm tra và thực hiện, đưa ra các chỉ giới quy hoạch và cắm mốc ở ngoài thực địa. Xét duyệt địa điểm xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư, cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thông qua việc cấp chứng chỉ quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng, tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân xây dựng các

công trình phù hợp với quy hoạch, đảm bảo chất lượng cảnh quan môi trường đô thị. Trước mắt, UBND huyện tập trung kinh phí để triển khai tốt việc cắm mốc giới, chỉ giới ngoài thực địa theo các đồ án quy hoạch được duyệt để người dân biết, thực hiện, giám sát theo quy hoạch. UBND huyện cần đề nghị UBND thành phố tổ chức bàn giao cho các cấp cơ sở hệ thống chỉ giới đường đỏ đến các đường trục liên xã, thị trấn để làm cơ sở khi cấp phép cho các hộ dân không thể yêu cầu dân cung cấp chỉ giới đường đỏ vì đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. UBND huyện nên kiến nghị với UBND thành phố và các cấp xem xét đối với một số tuyến phố, một số khu dân cư đặc thù có thể giao cho UBND huyện tổ chức lập quy hoạch theo tuyến và phê duyệt các mẫu nhà điển hình nhằm để các tổ chức cá nhân có nhu cầu xây dựng theo nhà mẫu thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng nhằm nâng cao ý thức người dân đồng thời giảm thủ tục quản lý hành chính của nhà nước (khi người dân có nhu cầu xây dựng chỉ việc đến cấp quận, huyện, phường, xã xin được lựa chọn mẫu nhà đã được phê duyệt). Hiện tại trên địa bàn huyện mới có khu đô thị Đặng Xá là có thiết kế mẫu nhà điển hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)