Số lượng cán bộ quản lý TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55 - 61)

ĐVT: Người

STT Diễn giải huyệnToàn

Các xã thị trấn Tổng

số

Địa bàn điều tra Thị trấn Tổng số cán bộ quản lý TrTXD 75 14 4 10 1 Theo ngành 1.1 Xây dựng 23 9 2 7 1.2 Quản lý đấtđai 13 3 1 2 1.3 Kiến trúc 1 1 1.4 Luật 26 1 1 1.5 Một số ngành khác 12

2 Thời gian công tác

2.1 Dười 5 năm 25 4 1 3

2.2 Từ 5 đến 10 năm 24 8 3 5

2.3 Từ 10 đến 15 năm 15 1 1

2.4 Trên 15 năm 11 1 1

Qua bảng 4.2 ta thấy số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm là 75 cán bộ, trong đó có 23 cán bộ có bằng chuyên môn là Xây dựng. 26 cán bộ có bằng Luật, 13 cán bộ có bằng Quản lý đất đai, 01 cán bộ có bằng Kiến trúc và 12 cán bộ có bằng cấp khác. Đối với địa bàn điều tra

thí điểm số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TrTXD là 14 cán bộ (100%)

thì trong đó 09 người có trình độ chuyên môn đúng ngành xây dựng tương đương với 64,28%, phân bổ tương đối đều trên các địa bàn, 01 người có trình độ chuyên môn ngành Luật. Ở địa bàn các xã Bát Tràng chiếm 7,15% và 03 người có trình độ chuyên môn là ngành Quản lý đất đai, tập trung ở các xã thị trấn như: Thị trấn

Trâu Quỳ và xã Đông Dư 21,42%. 01 người có trình độ Kiến Trúcthuộc địa bàn

thị trấn Trâu Quỳ chiếm 7,15%. Nhìn chung trên các địa bàn phân bổ đều các

ngành có trình độ chuyên môn khác nhau do vậy luôn luôn đảm bảo trong công tác phối hợp xử lý công việc được chính xác.

Cũng qua bảng 4.2 ta thấy được thời gian công tác của cán bộ quản lý công tác TrTXD trong toàn huyện Gia Lâm: dưới 5 năm là 25 cán bộ trong đó địa bàn điều tra là 4 cán bộ chiếm tỷ lệ 28,58%, từ 5 năm đến 10 năm là 24 cán bộ trong đó địa bàn điều tra là 8 cán bộ chiếm tỷ lệ 57,14%, từ 10 năm đến 15 năm là 15 cán bộ trong đó địa bàn điều tra là 01 cán bộ chiếm 7,14% và trên 15 năm là 11 cán bộ trong đó địa bàn điều tra là 01 cán bộ chiếm tỷ lệ 7,14%. Như vậy tỷ lệ về thời gian công tác lâu năm và trình độ chuyên môn phong phú, có vai trò rất quan

trọngtrong việc quản lý nhà nước về TrTXD trên địa bàn.

- Thanh tra xây dựng được thành lập theo Quyết định 89/2007/TTg của

thủ tướng Chính phủ bước đầu thí điểm trên hai địa bàn là Hà Nội và thành Phố

Hồ Chí Minh.Thanh tra xây dựng được thành lập hai cấp huyện và xã, thị trấn.

Căn cứ vào Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND

thành phố “về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động cuar thanh tra sở xây dựng Hà Nội” thay thế cho quyết đinh 89/2007/TTg với các chức năng nhiệm vụ khác nhau như sau:

Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện

Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện là tổ chức Thanh tra trực thuộc Sở xây

dựng Hà Nội có chức năng phối hợp, tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân

cấp huyện thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật

Thanh tra xây dựng cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Sở Xây

dựng. Thanh tra xây dựng cấp huyệncó trụ sở làm việc, có con dấu riêng, được mở

tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được trang bị phương tiện làm việc cần thiết theo quy định của pháp luật

Thanh tra xây dựng cấp huyện có chín nhiệm vụ chính những như sau:

Một là:Lập chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật và về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xây dựng trên địa bàn để trình Sở thanh tra xây dựng phê duyệt và phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyệntổ chức thực hiện.

Hai là: Thực hiện thanh tra, kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công

trình trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng; xử lý các hành vi phạm theo thẩm quyền; quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với các công trình vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không xử lý kịp thời hoặc do buông lỏng quản lý; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý những vụ vi phạm vượt quá thẩm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ba là: Được yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các tài liệu

như: hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và các tài liệu liên quan khác phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình.

Bốn là:Lập hồ sơ vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng của chủ

đầu tư và nhà thầu xây dựng có dấu hiệu cấu thành tội phạm để kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển sang cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Năm là: Kiến nghị Sở thanh tra xây dựng xử lý cán bộ, công chức thuộc

quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.

Sáu là: Tổng hợp và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp huyện, Thanh tra Sở Xây dựng về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.

Bảy là: Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hoạt động xây dựng trên địa bàn.

Tám là: Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyệnvà pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

Chín là: Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc

do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.

Tổ Thanh tra xây dựng địa bàn các xã, thị trấn (gọi tắt là cấp xã)

Tổ thanh tra xây dựng các xã, thị trấn; có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Thanh tra xây dựng cấp xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và công tác, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra xây dựng cấp huyện. Thanh tra xây dựng cấp xã có địa điểm làm việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí, được trang bị các phương tiện làm việc cần thiết theo quy định của pháp luật, được sử dụng con dấu và tài khoản của Ủy ban nhân dân cấp xã để hoạt động.

Thanh tra xây dựng cấp xã có những nhiệm vụ chủ yếu sau

Một là:Chủ trì, phối hợp với các tổ chức trong hệ thốngchính trị ở cấp xã

trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã.

Hai là: Tiếp nhận và xác nhận việc chủ đầu tư xây dựng công trình nộp hồ

sơ, tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình trên địa bàn theo quy định.

Ba là: Thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn

trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như: xây dựng không phép; xây dựng sai giấy phép; xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ của công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác theo quy định của pháp luật; lấn chiếm vỉa hè, đường phố; cơi nới, lấn chiếm không gian; vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về quản lý, sử dụng đất đai và các vi hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động xây dựng.

Bốn là: Lập biên bản vi phạm pháp luật về xây dựng (có yêu cầu chủ đầu

tư xây dựng công trình ngừng thi công xây dựng công trình và tháo dỡ ngay đối với công trình vi phạm); trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định

đình chỉ thicông xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi

phạm theo trình tự quy định tại các Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP. Hồ sơ

xử lý vụ vi phạm phải được gửi về Thanh tra xây dựng cấp huyện để báo cáo và lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Năm là: Thông báo công khai hàng ngày trên đài truyền thanh cấp xã và

các phương tiện thông tin đại chúng về tất cả các trường hợp vi phạm liên quan đến xây dựng trên địa bàn quản lý và hình thức xử lý.

Sáu là: Tổng hợp tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, định kỳ hoặc đột

xuất báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Thanh tra xây dựng cấp huyện.

Bảy là:Thông báo đến cơ quan, đơn vị công tác của cán bộ, công chức, viên

chức vi phạm quy định của pháp luật về xây dựng, về nhà ở, quản lý, sử dụng đất

đai, bảovệ môi trường tại địa phương trong quá trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa

nhà ở.

Tám là: Chịu trách nhiệm trước Thanh tra sở xây dựng, Chủ tịch Ủy ban

nhân dân cấp xã và pháp luật về việc không phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi

vi phạm pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường

trên địa bàn.

Chín là: Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc

do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

(4) Các phòng ban liên quan

Một số phòng ban liên quan đến công tác quản lý cấp giấp phép xây dựng như phòng Tài nguyên môi trường, phòng Văn hóa thông tin, phòng Kinh tế trực thuộc UBND huyện Gia Lâm về cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ được giao, tuy nhiên do không có chuyên môn trong hoạt động quản lý cấp phép xây dựng lên công tác phối hợp còn hạn chế

(5) UBND các xã, thị trấn

Huyện Gia Lâm có 20 xã và 2 thị trấn, công tác quản lý trật tự xây dựng nói chung và quản lý cấp giấy phép xây dựng nói riêng đã được kiên toàn.

Đối với UBND thị trấn có 01 lãnh đạo phụ trách và 03 cán bộ làm công tác quản lý xây dựng

Đối với UBND xã có 01 lãnh đạo phụ trách và 02 cán bộ làm công tác quản lý xây dựng

Như vậy số lượng cán bộ cấp xã quản lý trên địa bàn huyện Gia Lâm về cơ bản đã đáp ứng được về số lượng, tuy nhiên ở 1 số xã thị trấn do trình độ còn hạn chế hoặc thực hiện không đúng chuyên môn nên ảnh hưởng khó khăn trong công tác quản lý, phối hợp

Bảng 4.3. Tổng hợp cán bộ thực hiện công tác quản lý cấp giấp phép xây

dựng của các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm

STT Tên xã, thị trấn Số cán bộ phụ trách Cán bộ phù hợp chuyên môn

1 Thị trấnTrâu Quỳ 01 lãnh đạo+ 03 cán bộ 01 không phù hợp

2 Thị trấn Yên Viên 01 lãnh đạo+ 03 cán bộ 04 phù hợp

3 Xã Đa Tốn 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 01 không phù hợp

4 Xã Bát Tràng 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 02 không phù hợp

5 Xã Đông Dư 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 02 không phù hợp

6 Xã Văn Đức 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 03 không phù hợp

7 Xã Kim Lan 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 01 không phù hợp

8 Xã Kiêu Kỵ 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 01 không phù hợp

9 Xã Cổ Bi 01 lãnh đạo+ 03 cán bộ 01 không phù hợp

10 Xã Dương Xá 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 02 không phù hợp

11 Xã Đặng Xá 01 lãnh đạo+ 03 cán bộ 01 không phù hợp

12 Xã Phú Thị 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 02 không phù hợp

13 Xã Dương Quang 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 03 không phù hợp

14 Xã Lệ Chi 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 03 không phù hợp

15 Xã Trung Mầu 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 01 không phù hợp

16 Xã Đình Xuyên 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 01 không phù hợp

17 Xã Yên Thường 01 lãnh đạo+ 03 cán bộ 01 không phù hợp

18 Xã Yên Viên 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 01 không phù hợp

19 Xã Phù Đổng 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 02 không phù hợp

20 Xã Dương Hà 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 01 không phù hợp

21 Xã Kim Sơn 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 02 không phù hợp

22 Xã Ninh Hiệp 01 lãnh đạo+ 02 cán bộ 01 không phù hợp

4.1.2.2. Quản lý điều kiện cấp phép xây dựng

a) Về Quản lý cấp phép xây dựng theo tinh thần của các văn bản pháp quy hiện hành

Hệ thống văn bản quản lý phục vụ công tác cấp phép xây dựng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)