Nguồn Quyết định 59/2013/QĐ-UBND
BPMC hướng dẫn CĐT nộp hoặc hoàn thiện hồ sơ
Khi hồ sơ không đúng thẩm quyền hoặc không đầy đủ BPMC tiếp nhận hồ sơ và
chuyển CQCPXD có thẩm quyền Khi hồ sơ đáp ứng yêu
cầu
(1)
Chuyển BPMC trả GPXD và thu phí, lệ phí cấp phép
(3)
Giải quyết hồ sơ
(2)
Quản lý và lưu trữ hồ sơ CPXD CĐT nộp hồ sơ tại BPMC của
CQCPXD có thẩm quyền
Hồ sơ hợp lệ Cấp GPXD
Hồ sơ không đủ điều kiện Thông báo từ chối cấp GPXD
(1) Tiếp nhận hồ sơ
- Chủ đầu tư hoặc người đại diện hợp pháp của chủ đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ
phận Một cửa của cơ quan cấp giấy phép xây dựng có thẩm quyền quy định.
- Bộ phận Một cửa có trách nhiệm kiểm tra về sự phù hợp đối với
thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và số lượng các thành phần hồ sơ
theoquy định.
+ Trường hợp hồ sơđã đáp ứng theo quy định thì Bộ phận Một cửa tiếp
nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận cho chủ đầu tư.
+ Trường hợp hồ sơ không đúng thẩm quyền hoặc không đáp ứng theo
quy định thì Bộ phận Một cửa hướng dẫn chủ đầu tư nộp hồsơ tại cơ quan có
thẩm quyền hoặc hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
(2) Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quancấp
giấy phépxây dựng kiểm tra hồ sơ (kết hợp kiểm tra hiện trạng địa điểm dự kiến
xây dựng công trình nếu thấy cần thiết), đối chiếu với các quy định về điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để xác định hướng giải quyết hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng quy định
+ Nếu các nội dung cần đáp ứng thuộc trách nhiệm bổ sung, làm rõ của chủ đầu tư thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định . Sau hai lần bổ sung hoặc quá sáu (06) tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép xây dựng ban hành văn bản yêu cầu, nếu
chủ đầu tư vẫn không thực hiệnđầy đủcác nội dungtrong văn bản thì cơ quan
cấp giấy phép xây dựng có quyền không tiếp tục giải quyết hồ sơ và thông báo cho chủ đầu tư.
+ Nếu các nội dung cần đáp ứng thuộc trách nhiệm làm rõ của các cơ quan quản lý nhà nước thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng gửi văn bản lấy ý kiến. Sau thời hạn quy định (10 ngày làm việc đối với công trình và nhà ở tại đô thị, 7 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn) kể từ ngày nhận được hồ sơ các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Nếu cơ quan được hỏi ý kiến chưa có văn bản trả lời, coi như cơ quan đó đã đồng ý về các nội dung thuộc chức năng quản lý của mình liên quan đến việc xây dựng công trình và phải chịu trách nhiệm về các nội dung đó.
+ Cơ quan cấp giấy phép xây dựng ban hành giấy phép xây dựng và xác nhận các bản vẽ thiết kế theo quy định giao Bộ phận Một cửa trả giấy phép cho
chủ đầu tư và thực hiện lưu trữ hồsơ theo quy định.
+ Thời gian tính từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi cấp giấy phép xây dựng (không bao gồm thời gian chờ chủ đầu tư bổ sung hồ sơ hoặc cơ quan quản lý trả
lời) không đượcvượt quá thời hạn là 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày
làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xem xét thêm, thì thời gian
giải quyết có thể tăng thêm tối đa 10 ngày làm việc, kểtừ ngày hết hạn nhưng cơ
quan cấp giấy phép xây dựng phảithông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý
do và báo cáo Ủyban nhân dân Thành phố.
- Từ chối cấp giấy phép xây dựng khi hồ sơ không đủ điều kiện
+ Cơ quan cấp giấy phép xây dựng ban hành văn bản thông báo rõ lýdo từ
chối cấp giấy phép xây dựng (do hồ sơ không đủ điều kiện), giao Bộ phận Một
cửa trả kết quả cho chủ đầu tư và thực hiện lưu trữ hồsơ theo quy định.
+ Thời gian tính từ khi tiếp nhận hồsơ đến khi có văn bản trả lời (không
bao gồm thời gian chờ chủ đầu tư bổ sung hồ sơ hoặc cơ quan quản lý trả lời) không được quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
(3) Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Chủ đầu tư hoặc người đại diện hợp pháp của chủ đầu tư nhận kết quả giải
quyết hồ sơ tại Bộ phận Một cửacủa cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo thời
hạn ghi trên giấy biên nhận hoặc thời hạn bổ sung đã được thông báo. Khi nhận
kết quả phải xuất trình giấy tờ tùy thân và bản gốc giấy biên nhận được cấp khi nộp hồ sơ.
2.1.4.4. Nội dung giấy phép xây dựng
Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng (theo quy định tại điều 4 của
Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây
dựng) gồm:
- Tên công trình (thuộc dự án).
- Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình (đối với công trình theo tuyến).
- Loại, cấp công trình. - Cốt xây dựng công trình.
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. - Mật độ xây dựng.
- Hệ số sử dụng đất.
- Các yêu cầu về an toàn đối với công trình và công trình lân cận. - Các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hành lang an toàn. - Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài nội dung quy định tại các điểm nêu trên còn phải có nội dung về diện tích xây dựng tầng 1; tổng diện tích sàn xây dựng; số tầng bao gồm tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, gác xép, tum (nếu có); chiều cao tối đa toàn công trình; màu sắc, chất liệu xây dựng công trình.
- Thời hạn khởi công xây dựng công trình: Chậm nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
- Các yêu cầu đối với chủ đầu tư phải thực hiện trong quá trình xây dựng.
2.1.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi xây dựng theo giấy phép
Các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, xử lý tranh chấp khiếu kiện là hoạt động hậu kiểm mang tính cưỡng chế pháp luật, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ các quy định đã cam kết trong giấy phép, trong các thỏa thuận dân sự hay trong các quy định chung. Các biện pháp trên là các biện pháp cuối cùng, mang tính quyết định hiệu lực kiểm soát phát triển, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và tính cưỡng chế của bộ máy hành chính nhà nước. Thông thường mỗi công trình xây dựng có giấy phép sẽ có hai cuộc kiểm tra định kỳ khi khởi công và khi đang xây dựng. Những kiểm tra như vậy là biện pháp đảm bảo việc thực hiện và thực hiện đúng các quy định pháp luật xây dựng.
- Nội dung thanh tra, kiểm tra trong quản nhà nước về lý trật tự xây dựng + Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, UBND thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thanh tra chuyên ngành xây dựng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện TrTXD trên địa bàn theo quy định và xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
+ Thanh tra xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về TrTXD ở cấp huyện theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra việc xây dựng trên cơ sở các căn cứ quy định của Nghị định này.
+ Đối với công trình bí mật nhà nước, việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
- Xử lý sai phạm trong quản lýnhà nước về trật tự xây dựng + Các công trình vi phạm TrTXD:
+ Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có GPXD mà không có GPXD.
+ Công trình xây dựng sai nội dung GPXD được cơ quan có thẩm quyền cấp. + Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn GPXD).
+ Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.
- Các biện pháp xử lý vi phạm TrTXD: + Ngừng thi công xây dựng công trình.
+ Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng phương pháp ngừng cung cấp điện nước.
+ Cưỡng chế và phá vỡ công trình vi phạm.
+ Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
+ Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Quy trình, thủ tục xử lý vi phạm TrTXD: + Lập biên bản ngừng thi công xây dựng. + Ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng.
+ Ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
- Xử phạt nhà thầu, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng công trình có hành vi vi
vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng, quản lý phát triển nhà và công sở”.
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cấp giấy phép xây dựng
2.1.5.1. Văn bản pháp quy hiện hành về quản lý cấp phép xây dựng
- Việc ban hành các văn bản pháp quy như luật xây dựng, luật quy hoạch
xây dựng, luật quy hoạch đô thị, các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư
hướng dẫn ban hành rất nhiều,các quy định về phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới
đã được ban hành tương đối đầy đủ
- Tuy nhiên do ban hành quá nhiều văn bản, nhưng nội dung không được
hướng dẫn cụ thể dẫn đến có những nội dung chồng chéo, bất cập trái quy định
gây ảnh hưởng đến công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng.
- Việc phân cấp quản lý công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng từ Trung
ương đến thành phố, quận huyện và cấp xã phường chưa rõ ràng, cụ thể
2.1.5.2. Chất lượng đồ án Quy hoạch phát triển đô thị
- Các đồ án quy hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt và công bố về
cơ bản cũng đã đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thi, tuy nhiên do có nhiều đồ án quy hoạch dẫn đến chồng chéo,
- Có những đồ án quy hoạch chạy theo tiến độ nên về cơ bản chất lượng
các đồ án quy hoạch còn hạn chế, không phù hợp với thực tế của địa phương
- Các đồ án quy hoạch thường xuyên thay đổi dẫn đến việc cập nhật chưa
kịp thời, có những đồ án quy hoạch treo, phê duyệt từ lâu những chưa triển khai dẫn đến tình trạng vi phạm quy hoạch, là mất trật tự mỹ quan đô thị
2.1.5.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian trong việc giải quyết quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn như:
+ Phòng Tài nguyên môi trường là cơ quan tham mưu trong việc xác minh và trả lời nguồn gốc sử dụng đất của công trình xin phép xây dựng, là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện trong việc xây dựng kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất trêm địa bàn huyện
+ Phòng Văn hóa thông là cơ quan tham gia góp ý trả lời những công trình liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, công trình quảng cáo; xác định rõ quy định cụ thể cho những công trình trong phạm vị hành lang bảo vệ di tích
+ Một số phòng ban đơn vị khác như phòng Kinh tế liên quan hành lang bảo
vệ công trình thủy lợi, Công ty điện lực liên quan đến hành lang bảo vệ lưới điện…
2.1.5.4. Trình độ, năng lực của cán bộ thực thi nhiệm vụ
Trình độ đội ngũ cán bộ công chức viên chức làm công tác quản lý cấp
giấy phép xây dựng là yếu tố quan trọng và đã được kiện toàn, năng lực về chuyên môn đã được cải thiện,
Tuy nhiên do trên địa bàn rộng lớn, tốc độ đô thị hóa cao mà khối lượng cán bộ thì ít (do tinh giảm biên chế) nên sẽ ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ,
mặt khác trình độ quản lý và năng lực thực tế còn chênh lệch nhiều, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ thanh tra xây dựng, sẽ ảnh hướng không nhỏ đến công tác quản lý cấp phép xây dựng
2.1.4.5. Nhận thức của các đối tượng xin cấp phép xây dựng
Ý thức cũng như trình độ nhận thức của người dân và các tổ chức còn hạn chế,
Đại đa số người dân xuất thân từ nông thôn trình độ hiểu biết và tuân thủ các quy định trong thực hiện xây dựng còn nhiều bất cập
Việc tổ chức tuyên truyền quy định của nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của người dân chưa được chú trọng
Có những bộ phận người dân đã hiểu các quy định trong công tác cấp phép xây dựng nhưng họ cố tình vi phạm vì chưa có biện pháp chế tài thích đáng
2.2. CƠSỞTHỰCTIỄN
2.2.1. Kinh nghiệmquản lý cấp phép xây dựng của một số quốc gia trên thế giới
a) Kinh nghiệm cấp phép xây dựng của Trung Quốc
Luật xây dựng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định:
- Trước khi khởi công công trình xây dựng, chủ đầu tư phải xin cấp phép xây dựng thuộc chính quyền nhân dân trên cấp huyện nơi đặt công trình, trừ những công trình nhỏ dưới hạn ngạch được miễn phép xây dựng do cơ quan chủ quản hành chính xây dựng Quốc vụ viện quy định.
- Hồ sơ xin giấy phép thi công, cần phải đủ những điều kiện sau: + Đã làm thủ tục phê chuẩn đất xây dựng của công trình xây dựng đó;
+ Các công trình xây dựng trong khu quy hoạch đô thị đã được xin phép quy hoạch;
+ Nếu cần di dân, tiến độ di dân phải phù hợp với yêu cầu thi công; + Đã xác định xí nghiệp thi công xây dựng;
+ Có đủ bản vẽ thi công và tài liệu kỹ thuật cần thiết cho thi công; + Có biện pháp cụ thể bảo đảm chất lượng và an toàn công trình; + Đã có tiền vốn xây dựng;
+ Các điều kiện khác do pháp luật, pháp quy hành chính quy định; cơ quan hành chính xây dựng phải cấp giấy phép xây dựng cho những đơn vị xin phép trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ xin phép đủ điều kiện.
Nếu chủ đầu tư xây dựng sai với nội dung giấy phép và giấy phép xây dựng công trình thì có thể phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, việc quản lý
xây dựng của Trung Quốc rất chặt chẽ, mọi công trình xây dựng đều phải qua hai
giai đoạn là cấp phép quy hoạch và cấp phép xây dựng.
Trung quốc với tốc độ đô thị hóa rất nhanh, khi hệ thống đường sắt cao tốc được hình thành đã hình thành lên nhiều thành phố phát triển rất rực rỡ về kiến trúc đô thị