TT Số hiệu văn bản Ngày ban
hành Tên văn bản
1 Luật tổ chức HĐND-UBND 26/11/2003 Luật tổ chức HĐND-UBND. 2 Số 13/2003/QH-11 26/11/2003 Luật đất đai.
3 Số 16/2003/QH-11 26/11/2003 Luật xây dựng.
4 Số 52/2005/QH-11 29/11/2005 Luật bảo vệ môi trường.
5 Số 27/2001/QH-10 29/6/2001 Luật phòng cháy chữa cháy.
6 Số 30/2009/QH-12 17/6/2009 Luật quy hoạch đô thị.
7 Số 08/2005/NĐ-CP 24/01/2005 Nghị định của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.
8 Số 180/2007/NĐ-CP 07/12/2007
V/v: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
9 Số 121/2013/NĐ-CP 10/10/2013
Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
10 Số 15/2013/NĐ-CP 06/02/2013 Về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
11 Số 37/2010/NĐ-CP 07/4/2010 Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
12 Số 04/QC-BXD 03/4/2008 Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng.
13 Số 93/2007/QĐ-TTg 22/6/2007
V/v: Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
TT Số hiệu văn bản Ngày ban
hành Tên văn bản
14 Số 39/2005/QĐ-TTg 28/2/2005 Hướng dẫn thi hành Điều 21 của Luật Xây dựng.
15 Số 89/2007/QĐ-TTg 18/6/2007
V/v: Thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
16 Số 19/2010/TT-BXD 22/10/2010 Thông tư hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
17 Số 64/2012/NĐ-CP 04/9/2012 Về cấp phép xây dựng.
18 Số 10/2012/NĐ-CP 20/12/2012
Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.
19 Số59/2013/QĐ-UBND 19/12/2013
Về quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Nguồn: Tổng hợp của phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm
Hệ thống văn bản quản lý phục vụ công tác cấp phép xây dựng được ban
hành khá đầy đủ nhưng tính khả thi chưa cao, chưa đồng bộ, các văn bản quy
định còn chồng chéo và chưa rõ, đặc biệt là còn bất cập trong quá trình đưa vào thực tiễn.
Một số quy định còn hạn chế trong Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng như: quy định thành phần hồ
sơ xin phép xây dựng phải có thêm các bản vẽ kết cấu chịu lực chính. Bản vẽ này đi vào chi tiết nên mất nhiều thời gian và chi phí, theo các nhà tư vấn thiết kế thì để thuê làm bản vẽ này người dân phải tốn thêm khoảng 10 triệu đồng và mất 1 tháng để hoàn thành. Song điều quan trọng là thực tế nhiều cán bộ thụ lý hồ sơ cấp phép xây dựng không đủ năng lực chuyên môn để thẩm định, kiểm tra, chịu trách nhiệm về sự an toàn của kết cấu. Hay tại điều 10 Nghị
định 64/2012/NĐ-CP, quy định về thành phần hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép
được có cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng xác nhận bằng văn bản việc chủ đầu tư xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng tại thời điểm xin điều chỉnh giấy phép”.Việc này là chưa phù hợp với quy định tại Nghị định
180/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Thực tế,
có những chủ công trình xây dựng cố tình xây dựng sai phép rất muốn hợp
thức hóa vi phạm bằng cách điều chỉnh giấy phép xây dựng đã được cấp. Nghị
định số 64/2012/NĐ-CP cũng có những hạn chế trong quy định chung, cụ thể
để cấp được giấy phép xây dựng thì hồ sơ giấy tờ bắt buộc yêu cầu phải có những loại giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy định này gây khó khăn cho việc cấp phép đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến, ví dụ như những đường ống nước, đường cáp điện, thông tin liên lạc. Thực tế những công trình này chỉ đi nhờ trên những hè phố và lòng đường, chứ cơ quan quản lý nhà nước cũng không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những loại công trình này được.
* Nghị định 64/2012/NĐ-CP có nhiều quy định mới nhằm nâng cao
chất lượng giấy phép xây dựng được cấp.Về mặt lý thuyết thì những quy định này khá chuẩn xác như nhiều quốc gia đã làm. Tuy nhiên, khi triển khai trên thực tế những quy định đó lại không phù hợp với điều kiện thực tế tại nhiều địa phương trong đó có huyện Gia Lâm. Bởi vậy nó đang gây nhiều khó khăn cho các nhà quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm. Điển hình đó là quy định theo điểm a,b khoản 1 điều 6 của Nghị định số
64/2012/NĐ-CP về điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng đối với công
trình và nhà ở riêng lẻ trong đô thị là phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây
dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Ngoài ra còn là quy định về một trong những điều kiện cấp phép được cấp phép tạm là phải nằm trong
khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt
và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại điều 7 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP). Theo định
nghĩa mới nhất tại Luật Quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng chính
Thực tế, trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện tại chưa phủ kín quy hoạch chi tiết 1/500, cũng chưa có thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, chỉ có một số khu vực có quy hoạch chi tiết 1/500 như:
- Quy hoạch chi tiết khuđấu giá 31ha thị trấn Trâu Qùy.
- Quy hoạch chi tiết các khu tái định cư của các dự án trên địa bàn huyện:
+ Khu tái định cư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
+ Dự án đường Hà Nội - Hưng Yên.
+ Dự án quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.
+ Dự án đường 5 đi khu công nghiệp Hapro.
+ Các dự án đấu giá đất nhỏ xen kẹt trên toàn bộ huyện Gia Lâm.
Trên địa bàn huyện mới có các quy hoạch tỷ lệ 1/5000 và tỷ lệ 1/2000 làm căn cứ chủ yếu cho việc xem xét cấp giấy phép xây dựng. Đó là Quy hoạch
chung huyện GiaLâm tỷ lệ 1/5000 được ban hành kèm Quyết định 47/2009/QĐ-
UBND ngày 20/01/2009 của thành phố Hà Nội và Điều lệ quản lý xây dựng quy
hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/5000 được ban hành kèm Quyết
định 47/2009/QĐ- UBND ngày 20/01/2009 của thành phố Hà Nội; Quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/2000 khu chức năng đô thị phía Tây Nam huyện Gia Lâm được
ban hành kèm theo quyết định số 3850/2011/QĐ-UBND ngày 23/8/2011 của
UBND thành phố Hà Nội ; Quy hoạch phân khu đô thị N9 tỷ lệ 1/5000 được ban
hành kèm Quyết định số 165/QĐ-UBND ngày 09/01/2013 của UBND thành phố
Hà Nội; Quy hoạch phân khu đô thị N11 tỷ lệ 1/5000.
Hiện tại Sở Quy hoạch - Kiến Trúc Hà Nội mới đang làm chủ đầu tư phê
duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 hai bên đường: Dự án đường Dốc Hội - Đại học
Nông nghiệp I, Dự án đường 179. Hồ sơ cơ bản đã hoàn thiện xong, đang chỉnh
sửa theo ý kiến của cộng đồng dân cư, dự kiến đầu tháng 6/2014 thành phố phê
duyệt, thành phố Hà Nội cũng mới đang có kế hoạch phê duyệt nhiệm vụ các đồ
án quy hoạch chi tiết 1/500 trên địa bàn huyện Gia Lâm đó là Quy hoạch 2 bên đường ven quốc lộ 5, 2 bên đường Hà Huy Tập (Yên Viên), Quy hoạch 2 bên sông Đuống. Hai thị trấn Yên Viên và Trâu Qùy chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 và hiện tại cũng chưa có kế hoạch lập quy hoạch chi tiết 1/500 ở hai khu vực này.
Như vậy chưa biết đến bao giờ, huyện Gia Lâm mới có đủ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho các khu vực có nhu cầu xây dựng tại đô thị. Chưa có quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đồng nghĩa với việc là các nhà quản lý cấp phép xây dựng của huyện Gia Lâm sẽ không có cơ sở pháp lý để cấp phép xây dựng cho
người dân. Quy định mới trong Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của
Chính Phủ về cấp phép xây dựng đang gây rất nhiều vướng mắc, áp lực cho các
nhà quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn vì họ thiếu căn cứ pháp lý để cấp
phép. Như vậy là những quy định mới này trong Nghị định 64/2012/NĐ-CP đang
và sẽ tạo ra những áp lực rất lớn tới các nhà quản lý cấp phép trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Bảng 4.5: Ý kiến đánh giá của cán bộ huyện, xã thị trấn vềcác văn bản sử
dụng trong Quản lý nhà nước về CPXD
Ý kiến đánh giá Đơn vị
tính Tổng Thị trấn Xã Cấp huyện Số cán bộ xã huyện được phỏng vấn Người 20 5 5 10 - Có bất cập Người 5 2 1 2 - Không bất cập Người 15 3 4 8 Ý kiến có bất cập % 25 40 20 20 Ý kiến không bất cập % 75 60 80 80
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.5 ta nhận thấy việc thực hiện các quy chế, quy định trong
quản lý nhà nước về CPXD trên địa bàn huyện Gia Lâm đối với cán bộ quản lý xã và cấp huyện tương đối bất cập. Thể hiện qua việc hỏi ý kiến của tất cả 10 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về CPXD trên địa bàn xã thì chỉ có 1/5 (20%) trả lời là có bất cập; còn lại 80% trả lời là không có bất cập, trong đó thị trấn là 2/5 (40%) trả lời là có bất cập, ở cấp huyện thì 2/10 cán bộ (20%) trả lời là có bất cập.
Những vấn đề bất cập đó tập trung ở thị trấn Trâu Quỳ và thị trấn Yên
Viên và cán bộ huyện bất cập trong quy chế, quy định về quản lý nhà nước về trậttự xây dựng.
Vấn đề bất cập ở đây là vấn đề văn bản pháp lý thì chồng chéo, chưa có hướng dẫn cụ thể, quy hoạch nhiều nhưng chưa đồng bộ. Hiện tượng xây dựng
không phép, sai phép và một số sai phạm khác đang thường xuyên diễn ra, vấn đề cơ bản là quy hoạch vùng và quy hoạch kiến trúc không rõ ràng, dẫn đến xảy ra hiện tượng vi phạm trên.
b) Về Quản lý cấp phép xây dựng trên cơ sở Quy hoạch đã được duyệt
- Quy hoạch chi tiết 1/500, thiết kếđô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô
thị là căn cứ, cơ sở để cấp phép xây dựng công trình và nhà ở riêng lẻ trong đô
thị theo quy định tại điều 6 của Nghị định 64/2012/NĐ-CP.
- Nhưng trên thực tế tại huyện Gia Lâm có nhiều khu vực có nhu cầu xây dựng nhưng chưa có quy hoạch chi tiết 1/500, chưa có thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Đặc biệt là 2 thị trấn Yên Viên và Trâu Qùy chưa có quy hoạch 1/500. Hiện tại huyện Gia Lâm được phân cấp cấp phép xây dựng cho 2 thị trấn là thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Qùy và một số trục đường chính có
tên: quốc lộ5, đường 179, đường Kiêu Kỵ - Đa Tốn, đường Yên Thường, đường
Ninh Hiệp. Việc xem xét hồ sơ xin phép xây dựng trên các khu vực được phân
cấp, phòng Quản lý Đô thị chủ yếu dựa vào các quy hoạch:
+ Để xem xét các hồ sơ xin phép xây dựng ở thị trấn Trâu Quỳ, phòng
Quản lý Đô thị chủ yếu dựa vào Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu chức năng đô thị phía Tây Nam huyện Gia Lâm .
+ Còn để xem xét với các hồ sơ xin phép xây dựng ở thị trấn Yên Viên,
các tuyến đường trục chính: quốc lộ 5, đường 179, đường Kiêu Kỵ - Đa Tốn,
đường Yên Thường, đường Ninh Hiệp, phòng Quản lý Đô thị chủ yếu dựa vào
Quy hoạch chung huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/5000 và Điều lệ quản lý xây dựng quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/5000, Quy hoạch phân khu đô thị N9, N11 tỷ lệ 1/5000.
- Như vậy, để xem xét hồ sơ xin phép xây dựng trên địa bàn, các cán bộ
thụ lý Phòng Quản lý Đô thị vẫn dựa vào quy hoạch chung Gia Lâm tỷ lệ 1/5000 và các quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/5000 có nghĩa là hiện tại quy hoạch chung Gia Lâm và các quy hoạch phân khu là căn cứ cấp phép chính trên địa bàn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tính pháp lý, chất lượng giấy phép xây dựng, dẫn đến việc quản lý xây dựng trên địa bàn thiếu chính xác và đồng bộ thể hiện ở các khía cạnh, vấn đề sau:
+ Quy hoạch chung huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/5000 mới chỉ đưa ra định
hệ thống các trung tâm;định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
trên địa bàn huyện; định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan chung cho
các khu vực trung tâm, cửa ngõ đô thị, các tuyến phố chính, các trục không gian chính, hệ thống di tích lịch sử văn hóa,không gian cây xanh, mặt nước và các điểm nhấn chính trong khu vực phát triển đô thị... Đồng thời bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 sai số là rất lớn sai 1mm trên bản đồ ngoài thực tế sai 5m.
Quy hoạch phân khu đô thị khu chức năng đô thị phía Tây Nam huyện
Gia Lâm, Quy hoạch phân khu N9,N11 cũng mới xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí
mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố; đánh giá môi
trường chiến lược. Nói một cách cụ thể, các quy hoạch phân khu này chỉ nêu được một số tiêu chí chung như: diện tích, mật độ, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất, quy mô dân số trên khuôn viên lô đất quy hoạch có diện tích rất lớn. Bản đồ 1/2000, 1/5000 chưa có các chỉ tiêu cụ thể, theo luật quy hoạch.
Như vậy, khi các cán bộ thụ lý căn cứ vào quy hoạch này để thẩm định hồ sơ cấp phép thì rất khó khăn trong việc xác định vị trí đồng thời nhiều khi xác