Áp dụng đồng bộ các giải pháp, cùng với sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong công tác quản lý hạ tầng giao thông.
- Quản lý thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo hướng hiện đại, đồng bộ
và nhanh gọn, thuận tiện; trên nền quy hoạch đã được duyệt đảm bảo mỹ quan và
- Cần phải xây dựng các quy định, quy chế quản lý kiến trúc hai bên tuyến đường và các đô thị để tạo thuận lợi cho việc quản lý cấp giấy phép xây dựng được đồng bộ
- Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cấp giấy phép xây
dựng sao cho trở thành một bộ máy vận hành trơn tru và hiệu quả
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý quy
hoạch đô thị, xác định 6 nhiệm vụ chủ yếu như: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý trật tự xây dựng, ATGT, trật tự đường hè, vệ sinh môi trường, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh lồng ghép với xây dựng tổ dân phố văn hóa, cơ quan, gia đình văn hóa.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và tổ chức kiểm tra, giám sát. Huyện
tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết và có chế tài xử lý cụ thể, đồng thời giám sát việc chấp hành quy định của các hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, huyện cũng thấy rằng, để tạo được sự đồng thuận của người dân thì cần phải sắp xếp lại kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm, đời sống của rất nhiều hộ dân trên địa bàn.
- Tăng cường công tác xử lý, thường xuyên ra quân mở các đợt cao điểm
kiểm tra xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, an toàn giao thông, trật tự đường phố, vệ sinh môi trường, đô thị, xây dựng văn hoá giao thông.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶCĐIỂMCỦAHUYỆN GIA LÂM
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố Hà Nội, huyện có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.
- Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai.
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những thuận lợi vềđịa lý kinh tế.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Gia Lâm thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Tuy vậy, địa hình của huyện khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của huyên.
3.1.1.3. Thuỷ văn
Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng. Tuyến sông Đuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở phía Nam huyện. Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện.
Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống. Vùng Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sông Đuống.
* Khu vực Bắc sông Đuống
- Phần đất phía Tây Bắc đường 1A: Cao độ giảm dần từ ven sông vào phía
trong đồng, từ Tây Nam sang Đông Bắc và thay đổi cao độ trung bình từ 7, 20m đến 5,5m.
- Phần đất phía Đông Nam đường 1A: Cao độ cũng giảm dần từ ven sông vào phía trong đồng, từ Tây Bắc xống Đông Nam và thay đổi cao độ trung bình từ 6,2m đến 4,2m.
*Khu vực Nam sông Đuống
Cao độ giảm dần từ ven sông vào trong đồng, từ Tây Bắc xuống Đông Nam
và thay đổi trung bình từ 7,2m đến 3,2m. Tại các điểm dân cư cao độ nền thường cao hơn từ 0,4 đến 0,7m so với cao độ ruộng lân cận. Đê sông Hồng có cao độ
thay đổi trong khoảng 13,5-14,0m. Đê sông Đuống cócao độ 12,5-13,0m.
Huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của các sông:
- Sông Hồng: lưu lượng trung bình nhiều năm 2710m3/s mực nước lũ
thường cao 9-12m. Mực lũ cao nhất là 12,4m vào năm 1904; 12,6m (1915); 13,9m (1945); 12,2m (1968); 13,2m (1969); 14,1m (1971); 13,2m (1983) 13,3m (1985) 12,2m (1986) và 12,3m (1996).
- Sông Đuống: mực nước lớn nhất tại Thượng Cát trên sông Đuống là
13,7m (1971). Tỷ lệ phần nước sông Hồng vào sông Đuống khoảng 25%.
- Sông Cầu Bây: Mực nước ở cao độ 3m với tần suất 10%.
3.1.1.4.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng tưởng kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm đạt 11,3%/năm. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp từ
25,8%/năm xuống còn 20,1% năm 2010.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tếđược thể hiện qua bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Chuyểndịch cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm qua các năm
ĐVT: % Ngành kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 - Nông – Lâm – TS 22,7 22,3 22,1 22,1 19,8 - Công nghiệp – XD 54,1 54,3 54,3 52,2 54,7 - Thương mại – DV 23,2 23,4 23,6 24,6 25,5 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
3.1.1.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a) Dân số
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Gia Lâm giai đoạn 2012 – 2015
ĐVT: Nguời Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 2015 1) Dân số 243.957 248.991 253.800 259.258 - Nam 119.791 122.318 125.207 128.083 - Nữ 124.166 126.673 128.693 131.175 - Thành thị 35.257 35.759 36.048 36.675 - Nông thôn 208.700 213.232 217.752 222.583
2) Lao động trong độ tuổi 127.708 131.890 135.100 139.020
- Lao động nam 62.508 64.791 66.648 68.681
- Lao động nữ 65.200 67.099 68.452 70.339
- Lao động nông nghiệp 89.395 92.323 94.570 97.314
- Lao động phi nông nghiệp 38.313 39.567 40.530 41.706
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gia Lâm
Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn là chính với 20 xã vùng nông
thôn người, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện.
b) Lao động, việc làm
Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp Đảng, chính quyền và
các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Theo số liệu thống kê toàn huyện năm 2014 có 139.020 người trong độ
tuổi lao động, chiếm 53% dân số. Trong đó: lao động phi nông nghiệp là 44.486
người chiếm 32% tổng số lao động tập trung chủ yếu ở các trung tâm xã, cụm xã, thị trấn; lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu có khoảng 94.534 người chiếm 68% tổng số lao động tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần tuý.
c) Thu nhập- Mức sống
Là một huyện ngoại thành, đa phần người dân trên địa bàn huyện sinh sống bằng nghềnông nghiêp. Thu nhập của cư dân nông thôn huyện Gia Lâm ngày càng được cải thiện, theo đánh giá thực tế đạt khoảng 21,9 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập bình quân của cư dân nông thôn toàn thành phố.
Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Năm 2014 theo tiêu chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 3,0%. Trên địa bàn huyện đến nay vẫn còn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung Mầu, Lệ Chi và Dương Quang.
Bảng 3.3.Số xã, số khẩu và diện tích đất tự nhiên
trên địa bàn huyện Gia Lâm
STT Tên xã, thị trấn Số khẩu (người) Diện tích đất tự nhiên (ha)
1 Thị trấnTrâu Quỳ 22.641 734,28 2 Thị trấn Yên Viên 14.034 101,00 3 Xã Đa Tốn 13.294 716,04 4 Xã Bát Tràng 8.680 164,02 5 Xã Đông Dư 5.538 353,60 6 Xã Văn Đức 7.796 655,00 7 Xã Kim Lan 6.226 277,78 8 Xã Kiêu Kỵ 12.279 561,70 9 Xã Cổ Bi 11.184 503,00 10 Xã Dương Xá 13.051 487,70 11 Xã Đặng Xá 10.845 587,00 12 Xã Phú Thị 8.929 476,00 13 Xã Dương Quang 12.336 528,62 14 Xã Lệ Chi 12.486 425,00 15 Xã Trung Mầu 5.800 424,00 16 Xã Đình Xuyên 10.640 314,00 17 Xã Yên Thường 17.980 853,00 18 Xã Yên Viên 14.247 361,20 19 Xã Phù Đổng 13.995 1165,0 20 Xã Dương Hà 6.568 267,42 21 Xã Kim Sơn 12.777 629,00 22 Xã Ninh Hiệp 17.932 488,80 Tổng 259.258 11.073.08
Sơ đồ 3.1. BảnđồQuy hoạch chunghuyện Gia Lâm, Hà Nội
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
3.2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Việc chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài, chọn điểm mang tính chất đại diện và nó quyết
định tới sự thành công của đề tài. Chúng tôi chọn huyện Gia Lâm thành phố Hà
Nội làm địa bàn nghiên cứu vì
- Đời sống dân cư đã và đang phát triển nhu cầu xây dựng ngày càng tăng;
- Về phát triển kinh tế- xã hội: huyện Gia Lâm phát triện kinh tế ở mức
trung bình so với các quận huyện trong thành phố, không quá khó khăn và cũng
không quá thuận lợi.
- Hệ thống Quản lý nhà nước về xây dựng đã được quan tâm tạo mọi điều
kiện để hoạt động có hiệu quả.
3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra
Huyện Gia Lâm có 20 xã và 02 thị trấn, theo quy định của thành phố Hà
Nội những vùng bắt buộc phải xin phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm là thị trấn Trâu Quỳ và Yên Viên, mặt khác trên địa bàn hai thị trấn trên tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh do vậy tôi tập chung nghiên cứu vào 02 thị trấn của
huyện trong công tác quản lý Nhà nước về cấp giấy phép xây dựng là thị trấn
Trâu Quỳ và Yên Viên.
* Chọn mẫu: 80 mẫu.
- Loại mẫu và số lượng mẫu:
+ Lãnh đạo UBND huyện phụ trách chọn 01 người
+ Cơ quan chuyên môn phòngQuản lý đô thị chọn 09 người.
Phòng Quản lý đô thị huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng cấp phép xây dựng.
+ Cán bộlãnh đạo đội Thanh tra xây dựng huyện 20 người
Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện là tổ chứcThanh tra trực thuộc Sở xây
dựng Hà Nội có chức năng phối hợp, tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật
+ Cán bộ, lãnh đạo làm công tác quản lý trật tự xây dựng tại UBND thị trấn Trâu Quỳ: 05 mẫu.
+ Cán bộ, lãnh đạo làm công tác quản lý trật tự xây dựng tại UBND thị trấn Yên Viên: 05 mẫu.
- Các hộ xây dựng: 40 mẫu.
Phương pháp sử dụng chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến của bộ phận làm công tác Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên dịa bàn và một số người dân
Bảng 3.4 Tổng hợp số lượng mẫu điều tra
Nội dung Thị Trấn Trâu Quỳ
Thị Trấn
Yên Viên Cấp huyện Tổng cộng
Số chủ hộ xin cấp phép XD 20 20 - 40
Cán bộ chuyên môn xã 05 05 - 10
Cán bộ chuyên môn huyện - - 9 9
Lãnh đạo huyện phụ trách - - 01 1
Cán bộ thanh tra huyện 20 20
Cộng 25 25 30 80
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đây là những số liệu đã được công bố, để có được số liệu này chúng tôi sẽ thông qua việc điều tra theo mẫu phiếu, khảo sát thực tế địa
phương, phỏng vấn trực tiếp người làm công tác quản lý cấp giấy phépxây dựng
và các chủ hộ xây dựng theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra: - Thiết kế mẫu phiếu điều tra
Thiết kế mẫu phiếu điều tra bằng những bộ câu hỏi nhằm điều tra đối
tượng là cán bộ làm công tác quản lý cấp giấy phépxây dựng và chủ hộ xây dựng
tại huyện, tác động của nó đến người dân và tình hình kinh tế xã hội của địa phương.
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố sẽ tập trung vào một số vấn đề sau:
- Thông tin quy chế, quy định trong công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép xây dựng.
- Thông tin hệ thống tổ chức công tác quản lý nhà nước xây dựng. - Thông tin quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch.
- Thông tin cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng. - Thông tin hướng dẫn trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. - Thông tin thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng. - Thông tin công tác tuyên truyền quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. - Thông tin nhận thức và hiểu biết của người dân về trật tự xây dựng. - Thông tin năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng.
- Thông tin sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân thông qua
phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi theo mẫu đã được thiết kế từ đó thống nhất các số liệu đã thu thập được.
Huyện Gia Lâm có 20 xã và 02 thị trấn, do vậy tôi tập chung nghiên cứu
vào 02 thị trấn điển hình của huyện trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng là thị trấn Trâu Quỳ và thị trấn Yên Viên.
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Các số liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy vi tính với phần mềm
Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị, bảng biểu.
3.2.4. Phương pháp phân tích
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh
Là phương pháp nghiên cứucác hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô
tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
3.2.4.2 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng để tham khảo, các cán bộ có nhiều năm công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện dần việc quản lý trật tự xây dựng ở địa phương.
3.2.5 Hệ thống chỉtiêu nghiên cứu
Công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng tên địa bàn huyện Gia Lâm qua một thời gian nghiên cứu tôi áp dụng 03 nhóm chỉ tiêu như:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh được thủ tục cấp phép của cơ quan cấp phép
như thủ tục dễ hay khó, thời gian hoàn thành thủ tục cấp phép và một số kiến
nghị của người dân, tổ chức về công tác cấp phép.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng về công tác quản lý như cách thức
phát hiện ra các công trình xây dựng không phép, sai phép, số đợt thanh tra,