Kinh nghiệm quản lý cấp phép xây dựng của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý cấp phép xây dựng của một số quốc gia trên thế giới

a) Kinh nghiệm cấp phép xây dựng của Trung Quốc

Luật xây dựng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định:

- Trước khi khởi công công trình xây dựng, chủ đầu tư phải xin cấp phép xây dựng thuộc chính quyền nhân dân trên cấp huyện nơi đặt công trình, trừ những công trình nhỏ dưới hạn ngạch được miễn phép xây dựng do cơ quan chủ quản hành chính xây dựng Quốc vụ viện quy định.

- Hồ sơ xin giấy phép thi công, cần phải đủ những điều kiện sau: + Đã làm thủ tục phê chuẩn đất xây dựng của công trình xây dựng đó;

+ Các công trình xây dựng trong khu quy hoạch đô thị đã được xin phép quy hoạch;

+ Nếu cần di dân, tiến độ di dân phải phù hợp với yêu cầu thi công; + Đã xác định xí nghiệp thi công xây dựng;

+ Có đủ bản vẽ thi công và tài liệu kỹ thuật cần thiết cho thi công; + Có biện pháp cụ thể bảo đảm chất lượng và an toàn công trình; + Đã có tiền vốn xây dựng;

+ Các điều kiện khác do pháp luật, pháp quy hành chính quy định; cơ quan hành chính xây dựng phải cấp giấy phép xây dựng cho những đơn vị xin phép trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ xin phép đủ điều kiện.

Nếu chủ đầu tư xây dựng sai với nội dung giấy phép và giấy phép xây dựng công trình thì có thể phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, việc quản lý

xây dựng của Trung Quốc rất chặt chẽ, mọi công trình xây dựng đều phải qua hai

giai đoạn là cấp phép quy hoạch và cấp phép xây dựng.

Trung quốc với tốc độ đô thị hóa rất nhanh, khi hệ thống đường sắt cao tốc được hình thành đã hình thành lên nhiều thành phố phát triển rất rực rỡ về kiến trúc đô thị như Thẩm Quyến, Quảng Châu đặc biệt là Thượng Hải. Đây là một trong ba trung tâm tài chính của giới bên cạnh New York và Luân Đôn. Kiến trúc Thượng Hải bao gồm kiến trúc cổ và kiến trúc hiện được quy hoạch quy củ và chặt chẽ với sự quản lý cấp phép theo luật xây dựng của cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa.

b) Kinh nghiệm cấp phép xây dựng của Pháp

Nước Pháp luật xây dựng được hình thành rất sớm. Năm 1607 Pháp đã có quy định nhà phố phải thẳng hàng, và đến năm 1852 thành phố Paris ra quy định về cấp phép xây dựng. Dần dần luật được hình thành trên cơ sở các quy định luật pháp về an toàn, vệ sinh và mỹ quan của công trình xây dựng và về các mối quan hệ xã hội trong hoạt động xây dựng.

* Pháp luật xây dựng Pháp

Bộ Pháp điển về Xây dựng và nhà ở của Pháp chứa đựng các quy định của luật và văn bản pháp quy dưới luật có liên quan. Pháp điển quy định các yêu cầu

đối với công trình xây dựng, còn Pháp điển quy hoạch đô thị quy định về “chứng chỉ quy hoạch”, “Giấy phép xây dựng” và các chủ đề về tính bền vững. Điểm nổi bật của pháp luật xây dựng Pháp là trước khi khởi công xây dựng bắt buộc phải đóng hai loại bảo hiểm: bảo hiểm thiệt hại và bảo hiểm trách nhiệm về các sự cố do công việc gây ra trong lúc xây dựng và sau thời kỳ xây dựng (Luật Spinetta 1978). Bảo hiểm thiệt hại được trả ngay sau khi khắc phục hậu quả, còn bảo hiểm trách nhiệm dân sự được chi trả sau khi đã xác định nguyên nhân gây thiệt hại. Hãng bảo hiểm đưa ra 3 đảm bảo gồm đảm bảo hoàn thành hoàn hảo (1 Năm), đảm bảo vận hành hoàn hảo (4 năm), và đảm bảo trách nhiệm dân sự (10 năm). Do có bảo hiểm bắt buộc nên hãng bảo hiểm theo dõi sát việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật còn nhà thầu và nhà kinh doanh buộc phải bàn giao cho khách hàng công trình chất lượng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)