Rà soát, điều chỉnh các văn bản pháp luật về cấp giấy phép xây dựng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 94 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2 Giải pháp nâng cao công tác quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện

4.2.1 Rà soát, điều chỉnh các văn bản pháp luật về cấp giấy phép xây dựng cho

cho phù hợp với thực tế

Hệ thống chính văn bản pháp luật là căn cứ pháp lý trong suốt quá trình thực hiện công tác cấp phép xây dựng, là yếu tố tác động đặc biệt quan trọng đến hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng đô thị nói chung và lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng công trình nói riêng. Việc hoàn thiện hoàn thiện hệ thống

văn bản pháp luật về cấp giấy phép xây dựng thể hiện ở việc hoàn thiệncác luật,

nghị định, các thông tư hướng dẫn, các quy định hành chính có liên quan đến cấp phép xây dựng.

Muốn công tác trên thực hiện nhanh gọn chính xác đạt hiệu quả cao thì ngay trong khâu đầu tiên, đó là việc soạn thảo các văn bản chính sách liên quan,

phải phù hợp với thực tế, đồng bộ nhất quán, đầy đủ chi tiết nhưng không rườm

rà sa đà vào các thủ tục không cần thiết.Và khi văn bản thực thi phải công bố rộng rãi cho nhân dân.

Đầu tiên hệ thống văn bản pháp luật phải phù hợp với thực tế

Tức là nó phải có tính khả thi khi đưa và áp dụng. Văn bản không có tính khả thi, không những là một dẫn chứng cụ thể cho một hệ thống pháp luật thiếu chặt chẽ, mà khi đưa vào áp dụng thực tế nó còn là vật cản cho tiến trình công việc liên quan tới nó. Vì vậy, khi soạn thảo bất kỳ một văn bản nói chung, văn bản xây dựng nói riêng, các cơ quan hành chính nhà nước cũng nên chú ý tới tính khả thi của nó. Biện pháp được đưa ra đó là nên có phần dự thảo, và trước khi đưa ra bất kỳ một văn bản chính thức nào, ngoài việc hỏi các ý kiến chuyên gia cố vấn, nên đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của nhân dân- những người có lợi ích liên quan khi văn bản đó được áp dụng.

Thứ hai là phải có tính nhất quán

Hệ thống văn bản pháp luật cần phải có tính nhất quán cao, từ trung ương tới

cho việc áp dụng các văn bản vào thực tế, tránh chồng chéo, không đồng nhất, gây khó khăn trong việc thực hiện. Để làm được như vậy, các cơ quan ban hành luật cần rà soát hệ thống văn bản luật, các văn bản liên quan, các văn bản mới ban hành phải dễ áp dụng, theo hướng thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba: Tính chi tiết, cụ thể của văn bản

Trong các văn bản cần phải có từng điều khoản quy định rõ cho từng trường

hợp áp dụng cụ thể xảy ra khi văn bản đi vào áp dụng cụ thể, tạo điều kiện cho

các cán bộ chuyên ngành dễ dàng giải quyết công việc dựa trên cơ sở pháp lý và thực thi tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời, giúp nhân dân hiểu rõ tình hình, tránh xẩy ra những tranh chấp khiếu nại do thủ tục hành chính không rõ ràng.

Thứ tư : Văn bản phải được công khai

Một văn bản khi được triển khai trong cuộc sống thực tế đặc biệt liên quan đến lĩnh vực cấp phép sẽ có ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người dân. Vì vậy, khi thực thi văn bản cần công khai minh bạch trước nhân dân bằng nhiều hình thức như công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài, báo, Internet, dán trên các bản tin của huyện, xã, bộ phận Một cửa.

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong

lĩnh vực cấp phép xây dựng là một trong những giải pháp hay và hiệu quả. Một

trong những giải pháp đó là ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào quản lý đô thị. Yếu tố đầu vào của hệ thống là bản quy hoạch chi tiết 1/500 của huyện với các thông số về diện tích, số tờ, các thông tin quy hoạch và bản đồ được số hóa. Chương trình được sử dụng theo chức năng của người đăng nhập hệ thống. Người dân không phải mang giấy tờ, xếp hàng chờ được đến lượt cấp phép xây dựng, thay vào đó, họ chỉ cần truy cập Internet, điền thông tin theo mẫu có sẵn trên website của Phòng Quản lý Đô thị, nhấn chuột vào nút gửi và chờ ngày nhận giấy phép. Khi người sử dụng có vai trò tiếp nhận và thụ lý hồ sơ xin phép xây dựng, máy tính sẽ xuất hiện một giao diện trong đó thể hiện đầy đủ các thư mục: hồ sơ tiếp nhận, bổ sung hồ sơ, trình ký, tìm kiếm… hoặc thông tin liên quan về

mã số hồ sơ, ngày giao- nhận, chủ đầu tư, vị trí và diện tích đất, diện tích xây

dựng, vị trí thiết kế… kết hợp với bản đồ số, người thụ lý hồ sơ sẽ nhanh chóng

xác định được mảnh đất, tính toán những số liệu, giải quyết những vướng mắc… và hoàn tất thủ tục cấp phép. Bên cạnh đó, các cán bộ Phòng Quản lý Đô thị còn phải trực tiếp đến kiểm tra hiện trường trước khi cấp phép. Việc ứng dụng công

nghệ thông tin nói trên giúp rút ngắn thời gian cấp phép, thuận tiện hơn cho người dân đi xin phép xây dựng.

Cụ thể, UBND huyện Gia Lâm cần:

- Tiến hành soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên

quan đến quản lý sử dụng đất, quy hoạch, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng giải quyết được các vấn đề của thực tế quản lý.

- Hàng năm rà soát, thống kê những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

trong các lĩnh vực cụ thể, các quy định đã được thay thế hoặc hết thời hạn hiệu lực để công khai cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn được biết.

- Trong phạm vi phân cấp, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý quy hoạch xây dựng để UBND các xã, thị trấn trên địa bàn triển khai, thực hiện. Nếu có tình huống thực tế xảy ra nếu cần xin ý kiến của cơ quan cấp trên cần xin ý kiến chỉ đạo kịp thời phân công rõ trách nhiệm đến tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ theo phân cấp của Thành phố, tránh tình trạng chung chung lé tránh, vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)