giai đoạn 2012-2015 Nội dung 2012 2013 2014 2015 So sánh (%) Tổng số (GPXD) 151 269 335 355 2013/2012 2014/2012 2015/2013 Cấp phép nhà ở gia đình 132 260 329 339 170 250 136 Tổng diện tích sàn: 25.722m2 Tổng diện tích sàn: 64.242 m2 Tổng diện tích sàn: 62.421 m2 Tổng diện tích sàn: 94.755 m2 Cấp phép cho Doanh nghiệp 18 09 06 15 50 33 83 Tổng diện tích sàn: 49.528m2 Tổng diện tích sàn: 13.552 m2 Tổng diện tích sàn: 3.079 m2 Tổng diện tích sàn: 10.515 m2 Gia hạn giấy phép 0 0 0 01 Cấp giấy phép đào hè đường 01 01 0 0
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác cấp phép xây dựng của Phòng Quản lý Đô thị huyện
Gia Lâm (2012-2015)
Từ bảng trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 2011-2015, mỗi năm huyện
cấp khoảng 277 giấy phép xây dựng các loại. Trong khi đó, theo báo cáo tổng kết
công tác quản lý trật tự xây dựng các năm 2011-2015 của Thanh tra xây dựng
huyện Gia Lâm thì trong giai đoạn này trung bình mỗi năm số công trình xây dựng ở 2 thị trấn và một số tuyến đường trục chính mà huyện được phân cấp cấp
phép vào khoảng 550 công trình. Điều này cho thấy ý thức trong việc đi xin phép
trước khi xây dựng của người dân trên địa bàn chưa cao; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về cấp phép xây dựng của chính quyền địa phương chưa được chú trọng; công tác kiểm tra, xử lý các công trình xây dựng không phép trên địa bàn của Thanh tra xây dựng huyện chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe đối với người dân.
Kết quả cấp phép xây dựng trên địa bàn có tăng hàng năm nhưng con số đó vẫn còn hạn chế rất nhiều đối với một huyện ngoại thành đang trong quá trình
Bên cạnh số lượng giấy phép xây dựng hàng năm vẫn thấp, vấn đề đáng quan tâm là chất lượng của giấy phép xây dựng vẫn chưa cao, số hồ sơ không được cấp phép chiếm tỷ lệ khá cao, tiến trình giải quyết hồ sơ xin phép xây dựng vẫn bị chậm trễ. Bởi vậy, công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả cả về số lượng, chất lượng và thời gian giải quyết hồ sơ.
4.1.2. Thực trạng công tác quản lý cấp phép xây dựng tại huyện Gia Lâm
4.1.2.1. Về bộ máy tổ chức thực thi quản lý cấp phép xây dựng
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước quản lý cấp giấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm được thể hiện như sau
Sơ đồ 4.1: Bộ máy quản lý cấp giấy phépxây dựng trên địa bàn
Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm Phòng Quản lý đô thị
(2)
UBND các xã, thị trấn
(5)
UBND huyện Gia Lâm
(1)
Người dân, tổ chức xin cấp phép xây dựng
(6)
Đội Thanh tra xây dựng huyện
(3) Các Phòng, ban
Theo sơ đồ này các đơn vị tham gia quản lý nhà nước về cấp phép xây
dựng gồm: UBND huyện, phòng Quản lý đô thị, đội Thanh tra xây dựng và các
phòng ban liên quan, UBND cấp xã cụ thể:
(1) Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm
UBND huyện Gia Lâm là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến Pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và giải quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật quy đinh, UBND huyện ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
Về nhiệm vụ và quyền hạn
- Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vức nông nghiệp, Lâm
nghiệp, Ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thương mại, dịch vụ, văn hóa xã hội, y tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ và môi trường...
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội - Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước
- Quản lý công tác tổ chức biên chế, lao động tiền lương - Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án
- Tổ chức thực hiện thu chi ngân sách - Thực hiện quản lý địa giới hành chính
(2) Phòng Quản lý đô thị
- Phòng Quản lý đô thị được thành lập vào tháng 3 năm 2005 trên cơ sở
tách phòng Địa chính - Nhà đất và đô thị các quận huyện tại quyết định số
201/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội.
- Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận,
huyên; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, Ngành thành phố.
Phòng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của
Nhà nước
- Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND huyện Gia Lâm, phòng có
tổng số 13 cán bộ trong đó có 11 cán bộ biên chế và 02 cán bộ hợp đồng đều có trình độ đại học và sau đại học được đào tạo đúng chuyên môn công việc.
Đội ngũ lãnh đạo phòng bao gồm: Trưởng phòng phụ trách chung; phó phòng phụ trách quy hoạch và cấp phép xây dựng và một phó phòng phụ trách giải phóng mặt bằng.
- Phòng có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chứcnăng
quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nhà ở và công sở, giao thông, bưu chính viễn thông.
- Phòng là cơ quan thực hiện việc cấp phép xây dựng, hiện tại phòng có
13 cán bộ, với lượng công việc của huyện tương đối nhiều với lượng cán bộ
như hiện nay thực sự là quá tải do vậy hồ sơ tồn đọng qua các tháng là tương
đối lớn. Để giải quyết các hồ sơ này cho kịp thời hạn đã là một thách thức không nhỏ. Việc thiếu cán bộ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác CPXD cũng như công tác quản lý TrTXD trên địa bàn.
- Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Thứ nhất: Quản lý quy hoạch kiến trúc
Trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị theo phân cấp của Thành phố; lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị của địa phương.
Quản lý các mốc lộ giới, chỉ giới, cốt xây dựng theo quy hoạch đã được xác định trên địa bàn; công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt tại địa phương tại trụ sở của UBND huyện và trên phương tiện thông tin đại chúng.
Hướng dẫn việc kiểm tra các công trình xây dựng theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và các quy định và các quy định về các quản lý kiến trúc; phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn xác định và xây dựng những quy định cụ thể quản lý các công trình có giá trị kiến trúc được bảo tồn.
+ Thứ hai: Quản lý xây dựng giao thông đô thị
Thụ lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ xin cấp phép đào đường, hè, ngõ, trình UBND huyện quyết định theo phân cấp của UBND thành phố.
Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc quận quản lý. Quản lý hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế xây dựng, hồ
Hướng dẫn lập dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng, cải tạo sử chữa kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình được Thành phố phân cấp.
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc quản lý khai thác sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với những công trình bị hư hỏng cần sửa chữa với UBND huyện, Sở chuyên ngành.
Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản; giúp UBND huyện tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đối với các công trình thuộc nguồn vốn phân cấp cho huyện quản lý; tham gia Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng của huyện.
Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra chuyên ngành xây dựng và Công an huyện, UBND xã, thị trấn kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các công trình công cộng ở địa phương, giữ gìn trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
Quản lý trật tự vệ sinh môi trường trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây
dựng, vận chuyển vật liệu xây dựng, vệ sinh công cộng và giao thông.
+ Thứ ba: Quản lý kinh doanh xây dựng
Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng dịch vụ tư vấn xây dựng, thiết kế và sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của Thành phố và Nhà nước
Phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường quản lý và kiểm tracác đối
tượng khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố.
+ Thứ tư: Hướng dẫn UBND xã, thị trấn và các tổ chức cá nhân trên địa
bàn quận thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị, kỹ thuật xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, các công tác giữ gìn vệ sinh công cộng và trật tự an toàn giao thông, tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.
+Thứ năm: Báo cáo UBND huyện hoặc cấp có thẩm quyền cảu lý các
vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông, đô thị trên địa bàn huyện.
+Thứ sáu: Tổ chức hướng dẫn kiểm tra công tác chuyên môn theo hướng dẫn của sở Bưu chính viễn, viễn thông thành phố
+ Thứ bẩy: Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND huyện, Sở
Xây dựng, Sở Giao thông, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao.
(3) Đội Thanh tra xây dựng
Đội thanh tra xây dựng huyện Gia Lâm hiện tại có 75 cán bộ trong đó có 23/75 cán bộ có bằng chuyên môn là xây dựng chiếm 30,66%, như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến Công tác quản lý TrTXD đòi hỏi bằng chuyên môn là xây dựng