Thực trạng công tác quản lý cấp phép xây dựng tại huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý cấp phép tại huyện gia lâm

4.1.2 Thực trạng công tác quản lý cấp phép xây dựng tại huyện Gia Lâm

4.1.2.1. Về bộ máy tổ chức thực thi quản lý cấp phép xây dựng

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước quản lý cấp giấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm được thể hiện như sau

Sơ đồ 4.1: Bộ máy quản lý cấp giấy phépxây dựng trên địa bàn

Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm Phòng Quản lý đô thị

(2)

UBND các xã, thị trấn

(5)

UBND huyện Gia Lâm

(1)

Người dân, tổ chức xin cấp phép xây dựng

(6)

Đội Thanh tra xây dựng huyện

(3) Các Phòng, ban

Theo sơ đồ này các đơn vị tham gia quản lý nhà nước về cấp phép xây

dựng gồm: UBND huyện, phòng Quản lý đô thị, đội Thanh tra xây dựng và các

phòng ban liên quan, UBND cấp xã cụ thể:

(1) Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm

UBND huyện Gia Lâm là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến Pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và giải quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật quy đinh, UBND huyện ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.

Về nhiệm vụ và quyền hạn

- Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vức nông nghiệp, Lâm

nghiệp, Ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thương mại, dịch vụ, văn hóa xã hội, y tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ và môi trường...

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật

- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội - Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước

- Quản lý công tác tổ chức biên chế, lao động tiền lương - Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án

- Tổ chức thực hiện thu chi ngân sách - Thực hiện quản lý địa giới hành chính

(2) Phòng Quản lý đô thị

- Phòng Quản lý đô thị được thành lập vào tháng 3 năm 2005 trên cơ sở

tách phòng Địa chính - Nhà đất và đô thị các quận huyện tại quyết định số

201/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội.

- Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận,

huyên; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, Ngành thành phố.

Phòng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của

Nhà nước

- Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND huyện Gia Lâm, phòng có

tổng số 13 cán bộ trong đó có 11 cán bộ biên chế và 02 cán bộ hợp đồng đều có trình độ đại học và sau đại học được đào tạo đúng chuyên môn công việc.

Đội ngũ lãnh đạo phòng bao gồm: Trưởng phòng phụ trách chung; phó phòng phụ trách quy hoạch và cấp phép xây dựng và một phó phòng phụ trách giải phóng mặt bằng.

- Phòng có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chứcnăng

quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nhà ở và công sở, giao thông, bưu chính viễn thông.

- Phòng là cơ quan thực hiện việc cấp phép xây dựng, hiện tại phòng có

13 cán bộ, với lượng công việc của huyện tương đối nhiều với lượng cán bộ

như hiện nay thực sự là quá tải do vậy hồ sơ tồn đọng qua các tháng là tương

đối lớn. Để giải quyết các hồ sơ này cho kịp thời hạn đã là một thách thức không nhỏ. Việc thiếu cán bộ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác CPXD cũng như công tác quản lý TrTXD trên địa bàn.

- Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Thứ nhất: Quản lý quy hoạch kiến trúc

Trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị theo phân cấp của Thành phố; lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị của địa phương.

Quản lý các mốc lộ giới, chỉ giới, cốt xây dựng theo quy hoạch đã được xác định trên địa bàn; công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt tại địa phương tại trụ sở của UBND huyện và trên phương tiện thông tin đại chúng.

Hướng dẫn việc kiểm tra các công trình xây dựng theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và các quy định và các quy định về các quản lý kiến trúc; phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn xác định và xây dựng những quy định cụ thể quản lý các công trình có giá trị kiến trúc được bảo tồn.

+ Thứ hai: Quản lý xây dựng giao thông đô thị

Thụ lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ xin cấp phép đào đường, hè, ngõ, trình UBND huyện quyết định theo phân cấp của UBND thành phố.

Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc quận quản lý. Quản lý hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế xây dựng, hồ

Hướng dẫn lập dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng, cải tạo sử chữa kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình được Thành phố phân cấp.

Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc quản lý khai thác sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với những công trình bị hư hỏng cần sửa chữa với UBND huyện, Sở chuyên ngành.

Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản; giúp UBND huyện tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đối với các công trình thuộc nguồn vốn phân cấp cho huyện quản lý; tham gia Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng của huyện.

Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra chuyên ngành xây dựng và Công an huyện, UBND xã, thị trấn kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các công trình công cộng ở địa phương, giữ gìn trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.

Quản lý trật tự vệ sinh môi trường trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây

dựng, vận chuyển vật liệu xây dựng, vệ sinh công cộng và giao thông.

+ Thứ ba: Quản lý kinh doanh xây dựng

Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng dịch vụ tư vấn xây dựng, thiết kế và sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của Thành phố và Nhà nước

Phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường quản lý và kiểm tracác đối

tượng khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố.

+ Thứ tư: Hướng dẫn UBND xã, thị trấn và các tổ chức cá nhân trên địa

bàn quận thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị, kỹ thuật xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, các công tác giữ gìn vệ sinh công cộng và trật tự an toàn giao thông, tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

+Thứ năm: Báo cáo UBND huyện hoặc cấp có thẩm quyền cảu lý các

vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông, đô thị trên địa bàn huyện.

+Thứ sáu: Tổ chức hướng dẫn kiểm tra công tác chuyên môn theo hướng dẫn của sở Bưu chính viễn, viễn thông thành phố

+ Thứ bẩy: Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND huyện, Sở

Xây dựng, Sở Giao thông, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, về tình hình thực hiện

nhiệm vụ được giao.

(3) Đội Thanh tra xây dựng

Đội thanh tra xây dựng huyện Gia Lâm hiện tại có 75 cán bộ trong đó có 23/75 cán bộ có bằng chuyên môn là xây dựng chiếm 30,66%, như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến Công tác quản lý TrTXD đòi hỏi bằng chuyên môn là xây dựng

Bảng 4.2. Số lượng cán bộ quản lý TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm

ĐVT: Người

STT Diễn giải huyệnToàn

Các xã thị trấn Tổng

số

Địa bàn điều tra Thị trấn Tổng số cán bộ quản lý TrTXD 75 14 4 10 1 Theo ngành 1.1 Xây dựng 23 9 2 7 1.2 Quản lý đấtđai 13 3 1 2 1.3 Kiến trúc 1 1 1.4 Luật 26 1 1 1.5 Một số ngành khác 12

2 Thời gian công tác

2.1 Dười 5 năm 25 4 1 3

2.2 Từ 5 đến 10 năm 24 8 3 5

2.3 Từ 10 đến 15 năm 15 1 1

2.4 Trên 15 năm 11 1 1

Qua bảng 4.2 ta thấy số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm là 75 cán bộ, trong đó có 23 cán bộ có bằng chuyên môn là Xây dựng. 26 cán bộ có bằng Luật, 13 cán bộ có bằng Quản lý đất đai, 01 cán bộ có bằng Kiến trúc và 12 cán bộ có bằng cấp khác. Đối với địa bàn điều tra

thí điểm số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TrTXD là 14 cán bộ (100%)

thì trong đó 09 người có trình độ chuyên môn đúng ngành xây dựng tương đương với 64,28%, phân bổ tương đối đều trên các địa bàn, 01 người có trình độ chuyên môn ngành Luật. Ở địa bàn các xã Bát Tràng chiếm 7,15% và 03 người có trình độ chuyên môn là ngành Quản lý đất đai, tập trung ở các xã thị trấn như: Thị trấn

Trâu Quỳ và xã Đông Dư 21,42%. 01 người có trình độ Kiến Trúcthuộc địa bàn

thị trấn Trâu Quỳ chiếm 7,15%. Nhìn chung trên các địa bàn phân bổ đều các

ngành có trình độ chuyên môn khác nhau do vậy luôn luôn đảm bảo trong công tác phối hợp xử lý công việc được chính xác.

Cũng qua bảng 4.2 ta thấy được thời gian công tác của cán bộ quản lý công tác TrTXD trong toàn huyện Gia Lâm: dưới 5 năm là 25 cán bộ trong đó địa bàn điều tra là 4 cán bộ chiếm tỷ lệ 28,58%, từ 5 năm đến 10 năm là 24 cán bộ trong đó địa bàn điều tra là 8 cán bộ chiếm tỷ lệ 57,14%, từ 10 năm đến 15 năm là 15 cán bộ trong đó địa bàn điều tra là 01 cán bộ chiếm 7,14% và trên 15 năm là 11 cán bộ trong đó địa bàn điều tra là 01 cán bộ chiếm tỷ lệ 7,14%. Như vậy tỷ lệ về thời gian công tác lâu năm và trình độ chuyên môn phong phú, có vai trò rất quan

trọngtrong việc quản lý nhà nước về TrTXD trên địa bàn.

- Thanh tra xây dựng được thành lập theo Quyết định 89/2007/TTg của

thủ tướng Chính phủ bước đầu thí điểm trên hai địa bàn là Hà Nội và thành Phố

Hồ Chí Minh.Thanh tra xây dựng được thành lập hai cấp huyện và xã, thị trấn.

Căn cứ vào Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND

thành phố “về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động cuar thanh tra sở xây dựng Hà Nội” thay thế cho quyết đinh 89/2007/TTg với các chức năng nhiệm vụ khác nhau như sau:

Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện

Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện là tổ chức Thanh tra trực thuộc Sở xây

dựng Hà Nội có chức năng phối hợp, tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân

cấp huyện thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật

Thanh tra xây dựng cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Sở Xây

dựng. Thanh tra xây dựng cấp huyệncó trụ sở làm việc, có con dấu riêng, được mở

tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được trang bị phương tiện làm việc cần thiết theo quy định của pháp luật

Thanh tra xây dựng cấp huyện có chín nhiệm vụ chính những như sau:

Một là:Lập chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật và về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xây dựng trên địa bàn để trình Sở thanh tra xây dựng phê duyệt và phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyệntổ chức thực hiện.

Hai là: Thực hiện thanh tra, kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công

trình trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng; xử lý các hành vi phạm theo thẩm quyền; quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với các công trình vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không xử lý kịp thời hoặc do buông lỏng quản lý; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý những vụ vi phạm vượt quá thẩm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ba là: Được yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các tài liệu

như: hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và các tài liệu liên quan khác phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình.

Bốn là:Lập hồ sơ vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng của chủ

đầu tư và nhà thầu xây dựng có dấu hiệu cấu thành tội phạm để kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển sang cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Năm là: Kiến nghị Sở thanh tra xây dựng xử lý cán bộ, công chức thuộc

quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.

Sáu là: Tổng hợp và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp huyện, Thanh tra Sở Xây dựng về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.

Bảy là: Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hoạt động xây dựng trên địa bàn.

Tám là: Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyệnvà pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

Chín là: Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc

do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.

Tổ Thanh tra xây dựng địa bàn các xã, thị trấn (gọi tắt là cấp xã)

Tổ thanh tra xây dựng các xã, thị trấn; có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Thanh tra xây dựng cấp xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và công tác, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra xây dựng cấp huyện. Thanh tra xây dựng cấp xã có địa điểm làm việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí, được trang bị các phương tiện làm việc cần thiết theo quy định của pháp luật, được sử dụng con dấu và tài khoản của Ủy ban nhân dân cấp xã để hoạt động.

Thanh tra xây dựng cấp xã có những nhiệm vụ chủ yếu sau

Một là:Chủ trì, phối hợp với các tổ chức trong hệ thốngchính trị ở cấp xã

trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã.

Hai là: Tiếp nhận và xác nhận việc chủ đầu tư xây dựng công trình nộp hồ

sơ, tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình trên địa bàn theo quy định.

Ba là: Thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn

trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, thiết kế xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)