Kết quả sử dụng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 74 - 82)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1 Thực trạng quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

4.1.5. Kết quả sử dụng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

4.1.5.1. Tình hình sử dụng các cơng trình thủy lợi

Sử dụng các cơng trình thủy lợi phải dựa vào đặc điểm cơng trình, điều kiện dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu nước. Trong hệ thống bộ phận quản lý phải xây dựng kế hoạch lợi dụng nguồn nước. Quá trình lợi dụng tổng hợp cần có tài liệu dự báo khí tượng thủy văn chính xác, nắm vững tình hình để xử lý linh hoạt nhằm đảm bảo cơng trình làm việc an toàn, khai thác và sử dụng nguồn nước đạt hiệu quả tổng hợp cao nhất. Xuất phát từ việc quản lý cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu chưa có sự tham gia của cộng đồng, với trình độ quản lý hạn chế của cán bộ địa phương nên sử dụng cơng trình thủy lợi có đặc điểm sau:

- Việc sử dụng cơng trình thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả mang lại từ các cơng trình là thấp. Vấn đề là bản thân người sử dụng nước khơng có các hiểu biết trong vận hành các cơng trình thủy lợi (khơng được qua đào tạo cơ bản về quản lý cơng trình thủy lợi).

- Việc điều tiết nước khơng đúng theo quy trình cao trước thấp sau nên dẫn đến chỗ cao nước không tới mà chỗ thấp thì bị ngập, nước được sử dụng khơng đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến thất thoát nước, làm giảm hiệu quả sử dụng các cơng trình thủy lợi. Bên cạnh đó, nhiều hộ dùng nước khơng có ý thức, tự tiện đào bới kênh mương để lấy nước làm hư hỏng kênh mương, đây là một trong những nguyên nhân gây nên sự xuống cấp công trình và giảm hiệu quả phục vụ. Qua thực tế nghiên cứu cịn cho thấy, các cơng trình thủy lợi đều xẩy ra hiện tượng đào bới kênh mương lấy nước, đập phá kênh cứng hóa trộm lấy sắt và sử dụng nước vơ ngun tắc.

- Sự quản lý cịn bất cập và sự sở hữu cơng trình khơng rõ ràng, mang tính chất tập thể đã dẫn đến thực trạng cộng đồng hưởng lợi không quan tâm đến việc

bảo vệ và duy tu bảo dưỡng cơng trình. Họ chưa thực sự coi việc bảo vệ và duy tu cơng trình là trách nhiệm của mình, mà chi phí bảo vệvà duy tu cơng trình là do chính bản thân cộng đồng phải đóng góp. Thiết nghĩ, vấn đềnày cần có một quy chế cụ thể và phân tích rõ ràng, những cơng trình thủy lợi là của dân và do dân đóng góp chứ khơng phải là của Nhà nước, có thế mới khắc phục phần nào những vấn đề trên. Mặc dù trong những năm gần đây các cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và làm mới nhưng vẫn ở mức thấp so với nhu cầu thực tế. Hệ thống kênh mương còn nhiều tồn tại như bồi lắng, bị hư hỏng do đập phá, lấn chiếm,.... Còn các trạm bơm và cống điều tiết nước do đã qua sử dụng nhiều năm và do ý thức của người dân đổ rác thải một cách bừa bãi gây cản trở dòng chảy, chưa đáp ứng được yêu cầu một cách đầy đủ cả về số lượng và chất lượng nước cho sản xuất cũng như cho sinh hoạt. Các địa phương ngoài việc sử dụng các cơng trình thủy lợi thuộc phạm vi địa phương quản lý còn sử dụng các cơng trình thủy lợi do trạm thuỷ nơng Huyện quản lý nằm trên địa phận của xã, như kênh mương cấp I, cấp II, cống điều tiết nước, cống ngầm, xi phông và đặc biệt là một số xã còn được tận hưởng sử dụng trạm bơm như trạm bơm xã Châu Bính có cơng suất 1 máy 4000 m3/h, trạm bơm này có 12 máy nên tổng cơng suất là 48000 m3/h.Qua nghiên cứu thực tế, thực trạng sử dụng các cơng trình thủy lợi biểu hiện qua bảng 4.11. Qua bảng cũng cho thấy tình hình sử dụng các cơng trình thủy lợi của của các địa phương rất đa dạng về số cơng trình.

- Năm 2013 các địa phương đang sử dụng hệ thống kênh cấp I có chiều dài là 29,87 km, trong đó kênh gia cố là 21,27 km (chiếm 71,2%), đã phục vụ tốt việc cung cấp nguồn nước lấy từ sông Hiếu cho các trạm bơm của xã như trạm bơm xã Châu Bình và Châu Hội với tổng cơng suất là 2080 m3/h và một số máy bơm dầu lưu động khác; Kênh mương cấp II chiều dài 72,7 km đã gia cố được 20,9 km. Kênh cấp III, cấp IV có tổng chiều dài là 1.749,5 km trong đó cứng hóa 66,2 km (chiếm 3,78%), cịn lại là kênh đất chiếm hơn 96% tổng chiều dài kênh.

- Năm 2014 các địa phương đang sử dụng hệ thống kênh cấp I có chiều dài là 32,6 km, trong đó kênh gia cố là 23 km (chiếm 70,5%), đã phục vụ tốt việc cung cấp nguồn nước lấy từ sông Quàng cho các trạm bơm của xã như trạm bơm xã Châu Bính và Châu Tiến với tổng cơng suất là 2500 m3/h và một số máy bơm dầu lưu động khác; Kênh mương cấp II chiều dài 82,3 km đã gia cố được 22,5 km. Kênh cấp III, cấp IV có tổng chiều dài là 1.753,5 km trong đó cứng hóa 68,5 km (chiếm 3,9%), cịn lại là kênh đất chiếm gần 96% tổng chiều dài kênh.

Bảng 4.11. Thực trạng sử dụng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 – 2015

Diễn giải

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số Lượng (CT) Chiều dài (Km) Số Lượng (CT) Chiều dài (Km) Số Lượng (CT) Chiều dài (Km) I. Kênh cấp I 5 29,87 7 32,6 9 35,87

1.1. Kênh cứng hóa và gia cố 3 21,27 4 23 5 25,17

1.2. Kênh đất 2 8,6 3 9,6 4 10,7

II. Kênh cấp II 72 72,7 75 82,3 79 86

2.1. Kênh cứng hóa và gia cố 40 20,9 42 22,5 45 25,5

2.2. Kênh đất 32 51,8 33 59,8 34 60,5

III. Kênh cấp III 315 425 317 426,5 320 430,5

3.1. Kênh cứng hóa và gia cố 81 60,5 82 60,5 82 62,5

3.2. Kênh đất 234 364,5 235 366 238 368

IV. Kênh cấp IV 1200 1324,5 1203 1327 1210 1330,5

4.1. Kênh cứng hóa và gia cố 8 5,7 10 8 12 10

4.2. Kênh đất 1.192 1318,8 1.193 1.319 1.198 1320,5

V. Trạm Bơm 143 - 143 - 146 -

VI. Hệ thống cống 772 - 774 - 782 -

Nguồn: Phịng NN&PTNT huyện, trạm thủy nơng huyện

- Năm 2015 các địa phương đang sử dụng hệ thống kênh cấp I có chiều dài là 35,87 km, trong đó kênh gia cố là 25,17 km (chiếm 70,17%). Kênh mương cấp II chiều dài 86 km đã gia cố được 25,5 km phục vụ cho hơn 700 ha diện tích đất canh tác trên địa bàn các xã, còn lại là kênh đất, hệ thống kênh này hiện nay đã bị sạt lở bồi lắng cần phải bồi đắp và nạo vét nên không đảm bảo phục vụ đúng như dự tính thiết kế ban đầu. Kênh cấp III, cấp IV có tổng chiều dài là 1.761 km trong đó cứng hóa 72,5 km (chiếm 4,11%), còn lại là kênh đất chiếm gần 96% tổng chiều dài kênh (đây là một trong những nguyên nhân gây thất thốt nước tưới).

Tóm lại: Hệ thống kênh mương sử dụng tương đối đa dạng, nhưng đang bị xuống cấp và bồi lắng, nhiều đoạn kênh còn bị vỡ và bị đập phá. Trạm bơm và các cống điều tiết nước cũng còn nhiều tồn tại: hư hỏng, trộm cắp cánh cống, kẹt cánh, vỡ cánh, chưa đáp ứng yêu cầu một cách đầy đủ cho sản xuất nơng nghiệp và các ngành khác.

4.1.5.2. Tình hình sử dụng các cơng trình thủy lợi trong điều kiện được cấp bù thủy lợi phí

Bảng 4.12. Tổng hợp diện tích và ngân sách cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 - 2015

Diễn giải

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng diện tích tưới (ha) Tổng kinh phí cấp bù TLP (tr.đồng) Tổng diện tích tưới (ha) Tổng kinh phí cấp bù TLP (tr.đồng) Tổng diện tích tưới (ha) Tổng kinh phí cấp bù TLP (tr.đồng) - Vụ Đông 51,6 26,15 55 27,87 61,5 31,167 - Vụ Đông Xuân 1313,28 1.663,93 1.340,5 1.698,42 1.359,6 1.722,62 - Vụ Hè thu 868,62 1.100,54 900,87 1.141,40 920,2 1.165,89 - Mùa 443,23 561,57 450,43 570,69 455,9 577,62 Tổng cộng 2.676,73 3.352,19 2.746,8 3.438,38 2.797,2 3.497,297 Nguồn: Phòng NN&PTNT, trạm thủy nông huyện

Thực hiện Nghị định 143/2003/NĐ – CP của Chính phủ được sửa đổi tại Nghị định 115/2008/NĐ – CP về mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí. Quỳ Châu là một huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An nên từ khi Nghị định của Chính phủ về việc miễn thủy lợi phí ra đời thì hàng năm, người dân sử dụng các cơng trình thủy lợi để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn huyện khơng cịn phải đóng thủy lợi phí. Diện tích tưới, tiêu nước được miễn thủy lợi phí được tổng hợp hàng năm và có kinh phí cấp bù của NSNN. Qua bảng 4.12 ta có thể thấy hàng năm NSNN phải bỏ ra một khoản tương đối lớn để cấp bù thủy lợi phí cho trạm thủy nơng huyện. Năm 2013 là gần 3,35 tỷ đồng, đến năm 2015 là gần 3,5 tỷ đồng, tăng 4,5 %.Thủy lợi phí cấp bù tăng qua các năm đặt ra câu hỏi về mức độ thực tế khi kê khai diện tích tưới được cấp bù thủy lợi phí. Có thể nói chính sách cấp bù thủy lợi phí là “ miếng mồi ngon” cho tham nhũng. Từ vấn đề thủy lợi phí, chúng tơi tiến hành phỏng vấn cán bộ huyện cũng như trạm thủy nông và thu được những ý kiến được tổng hợp qua bảng 4.13. Qua bảng 4.13 ta có thể thấy, 18/20 cán bộ huyện được phỏng vấn cho rằng “Cung cấp nước tưới cho nông dân như trước khi miễn thủy lợi phí

thậm chí cịn tốt hơn”. 19/20 cán bộ cho rằng “ Dễ xuất hiện tâm lý ỷ lại của

nơng dân, sử dụng nước lãng phí”.

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp ý kiến miễn thủy lợi phí của cán bộ huyện

Số lượng

(Cán bộ) Ý kiến

20 - Là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

- Giảm bớt sự đóng góp của người dân

12 - Cần có một chính sách cơng bằng giữa các địa phương

- Cơng tác sử dụng nước cần phải siết chặt hơn nữa sau khi NN miễn TLP

18 Cung cấp nước tưới cho nông dân như trước khi miễn thủy lợi phí thậm

chí cịn tốt hơn 14

- Cơng tác quản lý cơng trình thủy lợi dễ nảy sinh một số vấn đề như: Cơng trình thủy lợi khơng được tu bổ, nạo vét, sửa chữa kịp thời. Tồn tại cơ chế cấp bù xin cho dẫn đến tiêu cực nếu khơng có quy định chi tiết cụ thể.

19 Dễ xuất hiện tâm lý ỷ lại của nông dân, sử dụng nước lãng phí

Nguồn: Điều tra phỏng vấn cán bộ huyện năm 2016

Ý kiến về miễn thủy lợi phí của cán bộ xã và các hộ được điều tra

Miễn thuỷ lợi phí cho nơng dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên khi miễn thuỷ lợi phí có thể nẩy sinh khơng ít vấn đề. Qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và xã viên tại 3 xã nghiên cứu chúng tôi nhận được một số ý kiến được tổng hợp ở bảng 4.14.

Các ý kiến đều ghi nhận chính sách miễn giảm thủy lợi phí đã góp phần giảm gánh nặng đóng góp cho người dân 132/132 ý kiến. Tuy nhiên, cũng có

120/132 ý kiến cho rằng việc miễn thủy lợi phí sẽ dẫn đến không công bằng giữa các địa phương trong huyện.

Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến miễn thủy lợi phí của cán bộ xã và các hộ được điều tra được điều tra

Số lượng ĐVT Ý kiến

132 Người Giảm bớt đóng góp cho người nơng dân

110 Người Sẽ không công bằng giữa các địa phương trong huyện

42 Người

- Cần có kinh phí hỗ trợ cho các xã bơm tát cho diện tích chủ động một phần và tạo nguồn.

- Sẽ khó khăn cho các xã có diện tích chủ động 1 phần lớn và tạo nguồn.

Sẽ xẩy ra tình trạng sử dụng nước bừa bãi của người nông dân Ý thức bảo vệ cơng trình cộng đồng đã kém nay lại kém hơn 120

Người - Rất phấn khởi khi Nhà nước có chính sách miễn thủy lợi phí - Khơng đảm bảo nước tưới kịp cho nông dân

Nguồn: Điều tra cán bộ xã và hộ dân (2016)

4.1.5.3. Thực trạng và một số nguyên nhân gây lãng phí nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong huyện

a, Thực trạng lãng phí nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở huyện

Trong những năm gần đây, do sự biến động của thời tiết, khí hậu, tình hình hạn hán xẩy ra thường xuyên và khá nghiêm trọng, đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân. Trước đây, chúng ta chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm nguồn nước, đầu tư, xây dựng các cơng trình thủy lợi để khai thác nguồn nước, còn việc sử dụng nước như thế nào cho hiệu quả chưa được coi trọng. Qua thực tế ở huyện, do tập quán canh tác, sự hiểu biết cịn hạn chế về kỹ thuật nơng nghiệp, kỹ thuật tưới, tiêu theo yêu cầu của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng đã dẫn đến sử dụng nước rất lãng phí.

Các hiện tượng chính gây lãng phí nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong huyện bao gồm:

+ Tổn thất trong quá trình dẫn nước từ cơng trình đầu mối đến mặt ruộng, do ngấm, hệ thống kênh mương bị bồi lắng, sạt lở, rác thải do dân thiếu ý thức thải ra cản trở dịng chảy, thiếu các cơng trình điều tiết nước cho từng khu vực có nhu cầu tưới, bởi vì khu vực cần tưới muốn dẫn nước vào thì phải qua khu vực khơng có nhu cầu tưới nên cũng xẩy ra thất thốt nước tưới.

+ Quỳ Châu có truyền thống tưới ngập thường xuyên suốt vụ cho lúa đã gây lãng phí nước, chưa kể tình trạng nước dư thừa từ ruộng lại chảy xuống kênh tiêu. Trong khi đó nguồn nước có hạn, mặc dù Quỳ Châu có lợi thế về nguồn nước, nhưng thực tế có những năm hạn hán kéo dài, khai thác quá nhiều làm cho nước sơng cạn đến khi có nhu cầu tưới thì mực nước xuống quá thấp, cách rỏ bơm đến 1,5 m.

+ Tưới tràn, vượt quá khu vực cây có khả năng sử dụng được nước tưới, hiện tượng cứ bơm tràn có khi bơm đầu này lại chảy ra đầu kia. Qua thực trạng trên ta thấy, việc quản lý cơng trình thủy lợi cũng như nguồn nước ở các địa phương trong huyện chưa có kế hoạch rõ ràng. Trình độ quản lý cơng trình thủy lợi cũng như khai thác nguồn nước còn hạn chế.

b, Nguyên nhân gây lãng phí nước phục vụ sản xuất nơng nghiệp ở các địa phương trong huyện:

+ Cơng trình chưa có chủ thực sự, mặc dù cơng trình đã được phân cấp quản lý, thiếu sự tham gia của dân, hệ thống kênh mương xuống cấp thiếu kinh phí sửa chữa, chế độ cho cán bộ thủy lợi thấp nên hầu hết làm việc theo kiểu “được chăng hay chớ” khơng có tâm huyết với cơng tác được giao.

+ Các văn bản hướng dẫn quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi còn thiếu và chưa đồng bộ như các văn bản hướng dẫn về tổ chức quản lý và khai thác, chế độ tài chính, phân cấp cơng trình. Bên cạnh đó, nhiều địa phương phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm mà chưa triển khai thực thi đầy đủ các văn bản đã có.

+ Ý thức sử dụng nước của người dân chưa cao, tranh giành nước dẫn đến tình trạng lấy nước quá nhiều, dư thừa so với nhu cầu của cây trồng.

+ Trách nhiệm giữa đơn vị cung cấp nước và cộng đồng hưởng lợi thông qua hợp đồng kinh tế chưa được nghiêm túc thực hiện công khai, chỉ thơng qua các bí thư, trưởng thơn, thiếu sự chứng kiến và giám sát của dân .

+ Lớp nước đưa vào ruộng nhỏ hơn lớp nước giới hạn cho phép, do đó khơng trở thành mức tưới theo yêu cầu giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, dẫn đến phải đưa nước nhiều lần gây tổn thất lãng phí nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)