Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 28 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý công trình thủy lợi

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi

2.1.6.1. Chủ trương, chính sách, quy định về quản lý công trình thủy lợi

Cùng với các chủ trương, chính sách, quy định về quản lý công trình thủy lợi, quá trình phát triển thuỷ lợi trong những năm qua đã hình thành 2 khu vực quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi : Khu vực các doanh nghiệp nhà nước quản lý các hệ thống lớn bao gồm các công trình đầu mối, trục dẫn chính và các kênh đến xã. Khu vực nông dân tự quản lý công trình nhỏ và hệ thống kênh mương trong nội bộ xã. Về cơ chế chính sách trong quản lý vận hành, sử dụng cùng với pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số: 32/2001/PL-UBTVQH10, Nghị định 56/CP về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, thông tư liên tịch 90/TCNN hướng dẫn chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi…Chủ trương của Đảng và các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý công trình thủy lợi.

2.1.6.2. Việc quy hoạch công trình thủy lợi

Trong xây dựng và phát triển hệ thống công trình thủy lợi hiện nay, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng, đây là vấn đề vừa mang tính chiến lược nhưng phải đi trước một bước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình... Đồng thời là một trong những giải pháp chủ yếu để quản lý xây dựng công trình thủy lợi theo hướng hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ đó làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội.

2.1.6.3. Việc huy động nguồn lực quản lý và khai thác công trình thủy lợi

Yếu tố tổ chức quản lý: là hình thức tổ chức quản lý công trình thủy lợi dưới hình thức hợp tác xã dùng nước hay nhóm hộ dùng nước, sự kết hợp giữa quản lý của chính quyền địa phương với cộng đồng, sự đồng nhất giữa người quản lý và người sử dụng công trình.

2.1.6.4. Trình độ cán bộ và nhận thức hiểu biết của người dân

Trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ nhận thức của người nông dân, đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý công trình thủy lợi.

2.1.6.5. Các yếu tố khác

* Tác dụng của nước đến công trình thủy lợi.

- Tác dụng cơ học của nước tới công trình thủy lợi là áp lực nước ở dạng tĩnh hoặc động. Trong đó, áp lực thủy tĩnh thường là lớn nhất và thường đóng vai trò quyết định đến điều kiện làm việc và ổn định của công trình (Phan Khánh, 1997).

- Tác dụng lý, hóa học của nước thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như dòng nước có thể bào mòn công trình, đặc biệt khi dòng nước có lưu tốc lớn và nhiều bùn cát. Ở nơi có lưu tốc lớn và do kết cấu công trình thủy lợi có thể sinh ra lưu vực chân không, gây hiện tượng xâm thực bề mặt công trình. Các bộ phận làm bằng kim loại có thể bị rỉ, phần bê tông có thể bị nước thấm xâm thực. Dưới tác dụng của dòng nước làm cho nền công trình có thể bị sói mòn cơ học, hóa học lôi cuốn đất làm rỗng nền, hoặc hòa tan các chất trong nền có thạch cao, muối và các chất hòa tan khác (Phan Khánh, 1997).

- Tác dụng sinh học của nước: Các sinh vật sống có thể bám vào các công trình thủy lợi làm mục nát gỗ, bê tông, đá, mối làm rỗng thân đê, thân đập, làm sập nền công trình (Phan Khánh, 1997).

* Điều kiện tại chỗ có liên quan chặt chẽ tới xây dựng công trình thủy lợi.

- Điều kiện thiên nhiên như địa hình, địa vật, địa chất, khí tượng thủy văn... có ảnh hưởng sâu rộng và nhiều mặt hơn bất kỳ loại công trình xây dựng nào. Những yếu tố tự nhiên ấy nhiều khi có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, hình thức kết cấu, điều kiện làm việc lâu dài của công trình thủy lợi (Nguyễn Văn Sơn, 2008).

- Trong thiên nhiên, sự tổng hợp các điều kiện không nơi nào giống nhau, cho nên hầu như công trình thủy lợi nào cũng có những đặc điểm riêng. Thực tế xây dựng công trình thủy lợi do tài liệu thủy văn không đầy đủ, không chính xác nên công trình thủy lợi được xây dựng nhưng khả năng tháo lũ không đủ, gây nguy hiểm khi lũ lớn, nhiều trạm thủy điện không chạy đủ công suất (Nguyễn Văn Sơn, 2008).

* Yếu tố xã hội: Bao gồm các đặc điểm và các yếu tố xã hội liên quan đến

người sử dụng như tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác của nông dân, đặc biệt những người dễ bị tổn thương có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý công trình thủy lợi (Nguyễn Văn Sơn, 2008).

* Yếu tố kỹ thuật: Bao gồm công nghệ được áp dụng vào công trình thủy lợi như tưới tiêu tự chảy hay bơm đẩy, tưới ngầm, tưới tràn hay tưới phun (Nguyễn Văn Sơn, 2008).

* Điều kiện thi công: Các công trình thủy lợi vô cùng phức tạp, địa điểm

xây dựng thường là ở ngay lòng sông, lòng suối, luôn luôn bị nước lũ, nước ngầm uy hiếp, vấn đề dẫn dòng, tháo lũ, giải quyết nước ngầm, hố móng ở sâu xử lý nền móng phức tạp kéo dài, nên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng và sử dụng công trình (Nguyễn Văn Sơn, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)