Đánh giá thực trạng quản lý cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 92 - 94)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá thực trạng quản lý cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU

4.3.1. Kết quả đạt được

- Cơng tác phân cấp quản lý cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện bước đầu đã có hiệu quả.

- Công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa cơng trình đã được đảm bảo khơng để xẩy ra tình trạng hư hỏng nặng.

- Công tác lập kế hoạch đã được quan tâm và thực hiện chi tiết, đầy đủ. - Cơng tác phịng chống lũ lụt và hạn hán trên địa bàn huyện trong những năm qua được đảm bảo.

- Kiên cố hoá kênh mương đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng, phát triển ngành nghề...

4.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được thì hiệu quả khai thác cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu còn thấp, bất cập kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được tháo gỡ một cách triệt để, cho dù đây là lĩnh vực được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cũng như Huyện và chính quyền các cấp quan tâm đầu tư.

- Bất cập đầu tiên là trình độ quản lý và điều hành cơng trình của cán bộ trạm thuỷ nơng Huyện và cán bộ xã cịn nhiều hạn chế và bất cập, cán bộ của các xã hầu như có rất ít chun mơn về lĩnh vực thuỷ lợi, thậm chí khơng có chun mơn.

- Diện tích cây trồng được tưới thấp hơn so với năng lực tưới thiết kế của các cơng trình thủy lợi trên địa bàn. Nếu tính chung của cả huyện, thì diện tích tưới thực tế của hệ thống thuỷ nông hiện chỉ vào khoảng trên dưới 70% năng lực thiết kế( phịng nơng nghiệp và PTNT).

- Trong quản lý, điều hành việc sử dụng nước còn lỏng lẻo, việc lấy nước, tháo nước trong hệ thống điều hành khó khăn hơn. Vẫn cịn hiện tượng tự tiện đặt

cống, máy bơm, xẻ kênh lấy nước khá phổ biến gây lãng phí nước tưới, làm tăng chi phí quản lý. Cơng tác bảo vệ giữ gìn các cơng trình thủy lợi chưa được cộng đồng và các cấp chính quyền quan tâm đầy đủ, mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định số139/2013/NĐ - CP ngày 22/10/2013 “Quy định xử phạt vi phạm hàn chính về khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi; đê điều; phịng chống lụt bão”.

- Hạn chế và tồn tại của các cơng trình thủy lợi trên địa huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được của các cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác thì các cơng trình thủy lợi trên địa bàn Huyện vẫn còn một số hạn chế và tồn tại sau:

+ Các cơng trình thủy lợi mới đảm bảo tưới, tiêu ổn định trong những năm thời tiết bình thường với tần suất tưới thiết kế mới đạt khoảng 75%. Những năm mưa ít, những vùng tưới trực tiếp bằng dịng chảy cơ bản, vùng cuối kênh cịn bị hạn. Giai đoạn làm đất vụ đơng Xn ở các xã như Châu Bình, Châu Hội... vào đầu vụ hè thu nguồn nước tưới vẫn thường khó khăn. Hàng năm trên địa bàn Huyện còn xẩy ra úng trên 300 ha, vào những năm mưa lớn diện tích úng cịn lớn hơn. Do chất lượng tưới tiêu trên một số xã còn hạn chế nên sản lượng lúa và hoa màu khác còn bấp bênh, nhất là vào vụ Mùa như xã Châu Hồn, Châu Phong…

+ Nhiều cơng trình đã qua sử dụng lâu năm hiện đang xuống cấp cần phải sửa chữa và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn nhưng chưa đáp ứng được. Hệ thống kênh mương tưới, tiêu hiện nay chủ yếu vẫn chưa được kiên cố, gia cố nên hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý, lãng phí nước. Nhiều hệ thống kênh mương bị bồi lắng không được nạo vét nên dẫn đến hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hệ thống cơng trình thủy lợi kênh mương mặt ruộng chưa đồng bộ với các hệ thống đầu mối do vậy việc phát huy hiệu quả của hệ thống chưa cao.

+ Khả năng đầu tư ban đầu hạn chế, hầu hết các cơng trình thủy lợi xây dựng chưa đồng bộ, chưa được trang bị kỹ thuật mới, mức đảm bảo thấp.

+ Cơng trình được đầu tư khơng đồng bộ từ cơng trình đầu mối đến kênh nội đồng, nhiều cơng trình đã xuống cấp nghiêm trọng do sử dụng lâu năm nhưng việc đầu tư sửa chữa hàng năm cịn hạn chế. Cịn có nhiều bất cập trong việc định biên lao động. Qua tìm hiểu thực tế ngồi cán bộ chủ chốt của trạm được biên chế số còn lại là làm hợp đồng, thậm chí cịn tính cơng đi làm ngày nào được hưởng cơng ngày ấy nên dẫn tới tình trạng “đánh trống ghi tên”. Chính vì vậy đã làm cho cơng tác quản lý cũng như hiệu quả làm việc của các cơng trình thủy lợi giảm xuống rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)