Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 39)

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng

Nguồn: UBND huyện Quỳ Châu

Hình 3.1. Sơ đồ địa lý huyện Quỳ Châu

Quỳ Châu là một huyện miền núi cao phía tây của tỉnh Nghệ An. Có tọa độ địa lý: 19006’ đến 19047’ độ vĩ Bắc, 104054’ đến 105017’ độ kinh Đông. Ranh giới của huyện Quỳ Châu được xác định bởi:

- Phía Bắc giáp huyện Quế Phong và tỉnh Thanh Hóa - Phía Nam giáp huyện Quỳ Hợp và huyện Con Cuông - Phía Đông giáp với huyện Quỳ Hợp và tỉnh Thanh Hóa

- Phía Tây giáp với huyện Quế Phong và huyện Tương Dương

Huyện Quỳ Châu nằm cách thành phố Vinh khoảng 150 km về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An theo quốc lộ 48. Trên địa bàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn. Quỳ Châu nằm trong vành đai vùng kinh tế Phủ Quỳ là vệ tinh của trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của tỉnh. Đây là điều kiện tăng năng lực sản xuất các ngành và nâng cao vai trò của huyện trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong vùng và giữa vùng với các địa phương trong tỉnh.

* Địa hình

Quỳ Châu là huyện có địa hình hiểm trở, nhiều núi cao bao bọc tạo nên những thung lũng nhỏ và hẹp trong địa bàn các giới kiến tạo, đới nâng Pù Huống, phức nếp lõm sông Hiếu nên địa hình có nhiều lượn sóng theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các khe suối đổ về sông Hiếu, sông Hiếu nằm giữa, chạy từ Tây sang Đông tạo thành những hình lòng máng.

* Khí hậu

Khí hậu Quỳ Châu mang đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa nắng nóng, mùa lạnh và ẩm.

- Chế độ nhiệt: Các yếu tố khí hậu trung bình hàng năm cho thấy sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ cao nhất 410C, nhiệt độ thấp nhất là 50C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 800 – 1000mm/năm, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí có sự chênh lệch giữa các tiểu vùng theo mùa. Độ ẩm không khí trung bình năm giao động từ 85 – 90%. Chênh lệch độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất, tháng cao nhất không quá từ 2 - 5%.

- Chế độ gió: Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng một phần gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô nóng một số vùng trong huyện.

* Thủy văn và nguồn nước

Quỳ Châu có mạng lưới sông suối với mật độ 5 – 7km/km2. Các sông suối lớn nhỏ đều có nguồn nước dồi dào, thế năng lớn, đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh. Quỳ Châu có lượng mưa hàng năm khá lớn khoảng 1,7 tỷ m3. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm, đồng thời mưa lớn tập trung cùng với địa hình dốc, thảm thực vật che phủ bị giảm nên thường gây lũ lụt, khả năng điều tiết nước bị hạn chế nên một số vùng có thời gian còn thiếu nước sinh hoạt, khô hạn.

3.1.2. Khái quát về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Châu

3.1.2.1. Ngành trồng trọt

Tổng diện tích đất gieo trồng của huyện là 18.402,24 ha, trong đó diện tích trồng lúa cả năm là 11.302,1 ha, được phân bổ đồng đều trên cả huyện. Năng suất trung bình một số cây trồng chính của huyện trong các năm qua được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Năng suất một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 – 2015

ĐVT: Tạ/ha

TT Loại cây Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Lúa 56,3 58,9 60,5 2 Ngô 27,3 28,1 29,8 3 Khoai Lang 36,5 39,2 39,1 4 Sắn 66,7 67 66,2 5 Lạc 17,5 20,4 21,1 6 Vừng 7 7,2 7,5 7 Mía 550 570,3 550,1 Nguồn: Phòng NN&PTNT

Qua bảng 3.1 cho thấy, năng suất bình quân các loại cây trồng chính của huyện liên tục tăng qua các năm nhất là cây lúa năm 2013 năng suất đạt 56,3 tạ/ha (cả năm), năm 2015 tăng lên thành là 60,5 tạ/ha và cây ngô từ 27,3 tạ/ha năm 2013 đến năm 2014 đã tăng lên thành 29,5 tạ/ha… Điều này cho thấy trình độ thâm canh của người dân ngày một tăng lên. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện vẫn xẩy ra tình trạng hạn cục bộ vào mùa khô và úng vào mùa mưa nên dẫn đến năng suất của một số cây trồng giảm xuống (xem bảng 3.1). Vì vậy, công tác thủy lợi trong những năm gần đây đã được chính quyền địa phương chú trọng đầu tư, nâng cấp và làm mới.

3.1.2.2. Ngành chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳ Châu trong những năm qua phát triển ổn định. Với đặc thù là một huyện miền núi nên tổng đàn trâu bò tương đối lớn. Tỷ lệ tăng tổng đàn qua hàng năm tương đối cao. Tổng đàn trâu từ 19.340 con tăng lên 20.190 con, tương đương tăng 4,4%. Tổng đàn bò từ 9.134 con tăng lên 11.150 con, tương đương tăng 11,12% (bảng 3.2). Có thể nói trình độ sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như tập quán chăn nuôi trâu bò thả rông của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã ngày càng được cải thiện đáng kể.

Bảng 3.2. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 – 2015

ĐVT: Con

TT Tổng đàn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Trâu 19.340 20.115 20.190

2 Bò 9.134 10.340 10.150

3 Lợn 24.178 24.890 24.970

4 Gia cầm 5.020 6.004 6.135

Nguồn: Phòng NN&PTNT

3.1.3. Khái quát về hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu được khái quát qua bảng sau:

Bảng 3.3. Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

TT CT kiên cố CT tạm Tổng 1 Châu Hội 7 3 10 2 Châu Bình 4 13 17 3 Châu Nga 3 4 7 4 Châu Hạnh 6 1 7 5 Châu Thắng 3 1 4 6 Châu Bính 4 1 5 7 Châu Tiến 2 1 3 8 Châu Thuận 4 3 7 9 Diên Lãm 3 0 3 10 Châu Hoàn 9 2 11 11 Châu Phong 11 0 11 12 Tổng 56 29 85

Hiện nay trên địa bàn huyện Quỳ Châu có 85 công trình, tưới được 10.040,3 ha/ 15.532,8 ha thiết kế, đạt 64,53%. Việc quản lý nước và công trình thủy lợi đã có trạm thủy nông huyện quản lý. Trạm có nhiệm vụ quản lý 17/85 công trình thủy lợi kiên cố của toàn huyện. Tổng diện tích tưới hàng năm do Trạm quản lý trên 7.902 ha/ 10.006 ha thiết kế (đạt trên 78%).Trạm do huyện thành lập và hoạt động tự hạch toán. Do thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước kinh phí thu được hàng năm ít chỉ đủ để bảo vệ và vận hành công trình. Còn việc tu sửa, duy tu bảo dưỡng hàng năm phải nhờ nguồn kinh phí khác. 68 công trình còn lại tưới được 2.102,3 ha/5.526,8 ha thiết kế (đạt 38%) do các xã cử người quản lý, vận hành khai thác. Thực trạng công tác quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng song vẫn còn nhiều tồn tại cần được quan tâm và đề ra giải pháp khắc phục tốt hơn.

3.1.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn từ đặc điểm địa bàn đến quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

3.1.4.1. Thuận lợi

- Quỳ Châu có mạng lưới sông suối với mật độ 5 – 7km/km2. Các sông suối lớn nhỏ đều có nguồn nước dồi dào, thế năng lớn, đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh. Quỳ Châu có lượng mưa hàng năm khá lớn khoảng 1,7 tỷ m3. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc lấy nước của hệ thống thủy lợi.

- Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, việc phân chia mùa mưa, mùa khô rõ rệt và mang tính quy luật nhờ đó công tác tưới tiêu cũng như công tác duy tu sửa chữa công trình được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.

3.1.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi do thiên nhiên ban tặng thì công tác thuỷ lợi của huyện Quỳ Châu cũng gặp không ít khó khăn.

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, đồng thời mưa lớn tập trung cùng với địa hình dốc, thảm thực vật che phủ bị giảm nên thường gây lũ lụt, khả năng điều tiết nước bị hạn chế nên một số vùng có thời gian còn thiếu nước sinh hoạt, khô hạn.

- Quỳ Châu có hệ thống kênh mương chằng chịt, tưới tiêu xen kẽ và rất phức tạp, rất khó khăn cho công tác quản lý và điều hành. Bên cạnh đó, hiện nay các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện nhiều công trình đã và đang xuống cấp nghiêm trọng cần phải được đầu tư nâng cấp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn các xã Châu Phong, Châu Bình, Châu Bính làm địa bàn nghiên cứu vì những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, đây là 3 xã vùng sâu, vùng xa và đại điện cho 3 tiểu vùng của huyện Quỳ Châu, cơ sở vật chất cũng như hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các xã còn nhiều yếu kém, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, trong những năm gần đây, các xã này được đầu tư nguồn vốn khá lớn cho sản xuất nông nghiệp thông qua các dự án của chương trình 135, chương trình 147 của Chính phủ như thủy lợi, khuyến nông… Đầu tư công cho xây dựng hệ thống thủy lợi trên địa bàn các xã trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Chính vì thế, tìm hiểu thực trạng quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu, cụ thể là 3 xã Châu Phong, Châu Bình, Châu Bính để có các giải pháp tăng cường hiệu quả là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa thực tế và khả thi.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu đã công bố

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình KTXH của các xã nghiên cứu điểm và huyện Quỳ Châu. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, các số liệu, thông tin về tình hình quản lý công trình thủy lợi ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

+ Các giáo trình và bài giảng: kinh tế công cộng, kinh tế đầu tư, kinh tế phát triển, chính sách công, chính sách nông nghiệp…

+ Các bài báo, các bài viết liên quan từ các tạp chí, từ internet.

+ Các luận văn, khóa luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

+ Thư viện Học viện nông nghiệp Việt Nam, Thư viện Quốc Gia Việt Nam, mạng internet.

+ Thư viện, mạng internet. Số liệu về tình hình chung của

huyện như tình hình đất đai, dân số và lao động, tổng giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế, tình hình đầu tư cho nông nghiệp nói chung và hệ thống thủy lợi nói riêng của huyện.

+ Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành NN, CN, TM – DV của huyện.

+ Niên giám thống kê.

+ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu đến năm 2020.

+ Các chính sách về đầu tư phát triển cho các ngành, các vùng và các đơn vị kinh tế của tỉnh Nghệ An và huyện Quỳ Châu.

+ Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư của phòng NN&PTNT, báo cáo về thu – chi ngân sách huyện qua các năm.

+ UBND huyện Quỳ Châu, phòng NN&PTNT, phòng công thương…

+ Chi cục thống kê huyện Quỳ Châu.

+ UBND huyện Quỳ Châu, phòng NN&PTNT.

+ Phòng NN&PTNT, ban Khuyến Nông, phòng Tài chính – kế hoạch.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu mới

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu

thập Cấp huyện 20 người (cán bộ lãnh đạo huyện và các kỹ sư nông nghiệp) Những đánh giá về tổ chức triển khai thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá, kết quả thực hiện) và đề xuất các giải pháp quản lý công trình thủy lợi của huyện Quỳ Châu.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn. Phương pháp thu thập số liệu PRA. Cấp xã 12 người (chủ tịch xã) Nhận định về những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của địa phương và đánh giá về tổ chức triển khai thực hiện, đề xuất giải pháp quản lý công trình thủy lợi ở cấp xã.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn. Phương pháp thu thập số liệu PRA. Hộ nông dân 120 hộ Tình hình thực hiện quản lý công trình thủy lợi và các chính sách về thủy lợi đối với hộ nông dân.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn.

Phương pháp thu thập số liệu PRA.

Huyện Quỳ Châu có 11 xã và 1 thị trấn. Theo tính chất tự nhiên - kinh tế - xã hội, có thể chia huyện Quỳ Châu thành 4 vùng kinh tế khác nhau là: 1) Vùng trên gồm các xã: Châu Bính, Châu Tiến, Châu Thuận, Châu Thắng. 2) Vùng trung tâm gồm Châu Hạnh và thị trấn. 3) Vùng dưới gồm các xã: Châu Bình, Châu Hội, Châu Nga. 4) Vùng trong gồm các xã: Châu Hoàn, Châu Phong, Diên Lãm. Để đảm bảo tính đại diện và khách quan trong việc nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 120 hộ trên địa bàn huyện với 3 xã đã chọn ở trên (40hộ/ xã) để đánh giá rõ việc quản lý công trình thủy lợi đến tận các hộ dân.

* Phương pháp thu thập

Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là các hộ nông dân và các đơn vị về vấn đề quản lý công trình thủy lợi. Điều tra

phỏng vấn sâu các hộ nông dân nằm trong vùng được hưởng lợi nhiều nhất từ các dự án đầu tư cho hệ thống thủy lợi. Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn của các cơ quan ban ngành, quản lý phụ trách và am hiểu về lĩnh vực thủy lợi. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thảo luận nhóm: tập hợp nhóm những cán bộ, người dân thảo luận nhóm và trình bày thống nhất ý kiến. Điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm các thông tin về cách nhìn nhận của người dân về hiệu quả của các công trình thủy lợi của huyện. Đồng thời giúp đối chiếu so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra được.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương pháp tổng hợp:

+ Kết hợp các phương pháp lập bảng, phương pháp phân tổ và dãy số song song nhằm tổng hợp các số liệu cấn thiết cho nghiên cứu đề tài, khái quát hóa những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của huyện Quỳ Châu, từ đó có thể quan sát xu thế biến động của dãy số liệu trên địa bàn huyện Quỳ Châu qua các năm.

- Phương pháp xử lý

+ Thủ công: Đọc và phân loại số liệu thô. + Phần mềm: Word, excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn huyện Quỳ Châu, thực trạng đầu tư cho hệ thống thủy lợi ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)