Kinh nghiệm về quản lý công trình của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cơng trình thủy lợi

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm về quản lý công trình của một số nước trên thế giới

Kinh nghiệm về công tác quy hoạch, khảo sát thiết kế, thi cơng cơng trình thủy lợi nhằm đạt được các mục tiêu đề ra cũng như tính tốn đúng, đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tích cực, tiêu cực khi xây dựng cơng trình thủy lợi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng chiến lược.

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Đập Tam Hiệp được ví như “Vạn lý trường thành” thứ 2 của Trung Quốc, đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái ngược. Các đề xuất cần thiết xây dựng thường dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm sốt ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường (Minh Long và Minh Tâm, 2011).

Thực tế, vào ngày 18/05/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo chủ trì một cuộc họp khẩn cấp của Quốc vụ viện về đập Tam Hiệp. Bản thông cáo ngắn ngủi được Tân Hoa Xã công bố vào buổi tối thừa nhận con đập khổng lồ này gây ra nhiều hậu quả “cần phải giải quyết khẩn cấp”. Đập Tam Hiệp đã để lại những hậu quả nghiêm trọng:

- Mất nhà cửa: Đập Tam Hiệp đã phủ kín 13 thành phố, 140 thị trấn và 1350 làng và làm 1,2 triệu người mất nhà cửa. Rất nhiều người dân phải tái định cư đã bị lừa mất tiền bồi thường và không nhận được công việc mới hay đất đai như chính phủ đã hứa. Trong khi một số thị trấn mới được xây dựng vừa phục hồi từ cú sốc mất nơi ở ban đầu, nhưng nhiều người khác lại bị lâm vào tình trạng thất nghiệp và nghèo đói (Minh Long và Minh Tâm, 2011).

- Hủy hoại về sinh thái: Việc xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp được chuẩn bị trước để đối mặt với những vấn đề xã hội và môi trường, nhưng không được chuẩn bị cho các tác động địa chất rộng rãi. Sự thay đổi thất thường của mực nước tại các hồ chứa nước của đập làm mất ổn định độ dốc của thung lũng Dương Tử, và kích hoạt những trận lở đất thường xun. Xói mịn ảnh hưởng tới một nửa diện tích hồ chứa, và hơn 300.000 người nữa sẽ phải tái định cư để ổn định lại bờ hồ chứa (Minh Long và Minh Tâm, 2011).

- Các tác động tới hạ lưu: sông Dương Tử lưu chuyển hơn 500 tấn phù sa xuống các hồ chứa mỗi năm. Hầu hết lượng phù sa hiện nay bị giữ tại các khu vực hạ lưu và đặc biệt là đồng bằng Dương Tử. Hậu quả là, lên tới 4 cây số vuông vùng đầm lầy rìa bờ biển bị xói mịn hàng năm. Đồng bằng đang chìm dần, trong khi nước biển thì dâng ngược xâm lấn vào sơng, ảnh hưởng tới nơng nghiệp và nước uống. Vì thiếu chất dinh dưỡng, các ngư trường hiện nay đang phải gánh chịu hậu quả (Minh Long và Minh Tâm, 2011).

- Nhạy cảm với biến đổi khí hậu (BĐKH): đập Tam Hiệp là minh chứng cho sự thay đổi thất thường của BĐKH tạo ra những rủi ro mới cho các dự án thủy điện như thế nào. Những người vận hành đập lập kế hoạch tích nước đầy hồ chứa lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng họ không thể làm vậy vì khơng có đủ mưa. Lượng mưa thất thường hơn bao giờ hết đặt một dấu hỏi lớn đằng sau những lợi ích kinh tế của đập Tam Hiệp (Minh Long và Minh Tâm, 2011).

- Chi phí tài chính: chi phí chính thức cho đập sơng Dương Tử là 27 tỷ USD. Các nhà phê bình lập luận rằng, nếu những chi phí ẩn được tính vào, thì giá trị thực của con đập lên tới 88 tỷ USD. Nếu sản xuất điện và thay thế phương pháp đốt than tạo điện bằng các phương pháp khác thì sẽ rẻ hơn. Trong khi con đập đang được xây dựng, hiệu suất năng lượng của nền kinh tế Trung Quốc đi xuống. Theo Tổ chức Năng lượng tại Mỹ, "nếu Trung Quốc đầu tư vào hiệu suất năng lượng, thì năng lượng của nước này sẽ rẻ hơn, sạch hơn và hiệu quả cao hơn" là những nhà máy năng lượng hạt nhân mới (Minh Long và Minh Tâm, 2011).

Ngày 18/5/2011, Chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận các vấn đề nghiêm trọng của đập. Chính phủ vẫn cho hay: "Dự án này có lợi ích to lớn trong việc ngăn lũ, sản xuất điện, giao thông đường sông và sử dụng nguồn nước", nhưng nó "đã gây ra những vấn đề khẩn cấp về mặt bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các thảm họa địa chất và phúc lợi của các cộng đồng tái định cư" (Minh Long và Minh Tâm, 2011).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của các nước khác về xây dựng đập nước có liên quan đến sinh thái môi trường

Theo kết quả nghiên cứu được cơng bố ngày 1/7 trên tạp chí PLOS ONE của Mỹ, các đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng tới 70% số động vật hoang dã sinh sống tại khu vực lân cận. Nghiên cứu dựa trên quan sát nhiều loài động vật hoang dã tại rừng mưa nhiệt đới Amazon, gần đập thủy điện Balbina của Brazil. Đập này đã tạo ra một trong những hồ thủy điện lớn nhất thế giới là hồ Balbina bằng cách làm ngập nước một khu vực đất rừng và chia khu vực này thành 3.546 hòn đảo. Trừ những hòn đảo lớn nhất, tại những hòn đảo còn lại, sự thay đổi cảnh quan đã khiến cho nhiều lồi động vật có vú, các lồi chim và rùa cạn bị tuyệt chủng trong hơn 26 năm qua. Nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng sẽ có tới gần 3/4 số động vật hoang dã trong khu vực này bị biến mất do sự tồn tại của đập Balbina. Cụ thể, theo một tác giả của nghiên cứu, ông Carlos Peres thuộc Đại học East Anglia (Anh), sẽ có hơn 70% trong tổng số 124.110 lồi động vật hoang dã tại khu vực hồ Balbina bị tuyệt chủng.

Trong khi đó, ơng Maira Benchimol thuộc Đại học Estadual de Santa Cruz (Brazil), chủ nhiệm cơng trình nghiên cứu, cho biết chỉ có 25 trong số 3.546 hịn đảo ở hồ này, những đảo có diện tích lớn hơn 475ha, được đánh giá là vẫn bảo tồn được hệ động vật đa dạng ban đầu. Trong bối cảnh Brazil đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều đập thủy điện trong các năm tới, nhóm chun gia kêu gọi chính phủ cân nhắc tới kết quả nghiên cứu mới nhất này khi tiến hành đánh giá tác động tới mơi trường của các cơng trình này. Các nhà máy thủy điện thường sử dụng các đập thủy điện để tăng áp lực của các nguồn nước tự nhiên để sản xuất điện. Những đập này từng được coi là một nguồn năng lượng sạch quan trọng do khơng địi hỏi việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, song một loạt những cuộc nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy những đập trên có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ngư nghiệp và các cộng đồng dân cư địa phương. Các đập thủy điện cũng có nguy cơ làm tăng lượng khí thải methane và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác sinh ra từ thực vật bị thối rữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)