Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi trên địa
4.4.5. Sự liên kết và phối hợp các tác nhân
Hiện nay công tác quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu không có quy chế huy động cộng đồng rõ ràng, sâu rộng và nâng cao vai trò quan trọng của cộng đồng ngay từ giai đoạn khảo sát thiết kế cho đến khi kết thúc và đi vào sử dụng công trình. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa trạm thủy nông huyện và các xã có các công trình thủy lợi cần được tu bổ, sửa chữa cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Qua tìm hiểu thực tế cán bộ xã, một số ý kiến cho rằng trạm thủy nông huyện hoạt động tu sửa kênh mương trên địa bàn mà xã không được biết, không được thông qua. Chỉ khi hoàn thành công trình thì trạm thủy nông mới bàn giao và xin ký hồ sơ. Từ đó gây ra nhiều mâu thuẫn giữa xã và trạm. Có thể nói sự phối hợp không tốt giữa trạm thủy nông huyện và các xã đã ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình thủy lợi.
Hộp 4.5. Ý kiến về phối hợp làm việc giữa trạm thủy nông huyện và chính quyền cấp xã
Chính quyền xã là cơ quan quản lý các hoạt động xảy ra trên địa bàn xã, vậy mà nhiều năm qua, việc tu sửa công trình thủy lợi trên địa bàn xã trạm thủy nông đều không phối hợp với chúng tôi. Đến lúc ký hồ sơ lại bảo chúng tôi gây khó dễ. Chúng tôi đã có ý kiến nhiều lần trong các cuộc họp triển khai đề án sản xuất nông nghiệp với cả huyện và lãnh đạo các phòng ban…
Ông N, chủ tịch xã Châu Phong
Bên cạnh đó không có sự tham gia đầy đủ, không phát huy được tính tự giác của cộng đồng trong việc quản lý công trình. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả quản lý công trình, bởi vì cộng đồng là những người trực
tiếp hưởng lợi từ các công trình. Nếu phát huy được sự phối hợp quản lý của cộng đồng hưởng lợi thì hiệu quả công trình sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay công trình thủy lợi trên địa bàn chưa có sự tham gia quản lý và bảo vệ của cộng đồng dẫn đến hành vi vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình như: nạn đập phá bê tông mái kênh, lấy cắp, tăng gia, lấn chiếm lòng kênh, gây ách tắc dòng chảy trên kênh, từ đó dẫn đến hệ thống kênh mương, thiết bị trạm bơm và cống điều tiết bị xuống cấp, làm giảm hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi. Sau khi xây dựng hoàn thành, công trình đã được bàn giao cụ thể cho địa phương quản lý, tuy nhiên sự bàn giao này chỉ dừng lại ở cấp xã mà chưa có sự tham gia quản lý trực tiếp của cộng đồng hưởng lợi. Điều này đã làm giảm đáng kể hiệu quả quản lý