Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Gia Lộc năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phương thức thu tiền điện tại điện lực gia lộc công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 44 - 52)

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Giao thông

1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ Km 60,4

1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn,

đường xóm, liên xóm Km 549 (429,5)

a

1.3 - Đường bê tông nội đồng Km 388,2(101,5)b

2 Thủy lợi 2.1 Kênh chính và kênh cấp I Km 53,3 2.2 Kênh cấp II Km 46,2 2.3 Kênh cấp III Km 179 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ

4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 24 4.2 Số máy di động bình quân trên 100 dân Cái/100 dân 65

4.3 Số chợ trong toàn huyện Cái 67

5 Công trình phúc lợi

5.1 Bệnh viện Cái 2

5.2 Trạm y tế xã Cái 23

5.3 Cơ sở y tế khác Cái 18

5.4 Trường cấp I, II, III Cái 50

5.5 Trường mẫu giáo mầm non Cái 23

5.6 Nhà văn hóa các xã trong huyện Cái 23

Kết hợp bảng 3.3 và báo cáo của các phòng ban huyện Gia Lộc, ta thấy cơ sở hạ tầng có một số thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của huyện như sau:

- Thuận lợi

+ Hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. 78% đường nối các xã, thôn, xóm đã được nhựa hóa và bê tông hóa kiên cố mà các loại xe trọng tải có thể lưu thông tốt.

+ Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới cung cấp nước tưới cho canh tác. Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trên toàn huyện.

+ Cơ sở trường học đã được kiên cố và khang trang. Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến rõ nét ở từng ngành học, cấp học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng được nâng cao. Đây là điểm mạnh để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

+ Trong những năm qua, công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển.

- Khó khăn

+ Hệ thống đường đồng chủ yếu vẫn là đường đá dăm, gạch, đất đi lại khó khăn. Một số tuyến đường xã, thôn, xóm đã xuống cấp và cần được tu bổ để tạo điều kiện cho thông thương hàng hóa thuận lợi. Hệ thống kênh tiêu chủ yếu tận dụng từ hệ thống kênh rạch cũ nên cũng đã hư hỏng nhiều nên việc tưới tiêu còn gặp khó khăn.

+ Các chất thải trong sinh hoạt và sản xuất (đặc biệt là tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng), việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, sử dụng với liều lượng không hợp lý… là những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lộc (2013 - 2015)

Chỉ tiêu (tính theo giá CĐ 1994)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ I - Tổng GTSX 1.411,764 100 1.551,274 100 1.751,170 100 109,88 112,89 113,39 1. Ngành NN-TS 583,974 41,37 573,051 36,94 592,803 33,85 98,13 103,45 110,79 - Trồng trọt 373,532 63,96 350,615 61,18 357,632 60,33 93,86 102,00 97,93

- Chăn nuôi - Thủy sản 186,105 31,87 197,688 34,50 210,184 35,46 106,22 106,32 106,27

- Dịch vụ 24,337 4,17 24,748 4,32 24,987 4,21 101,69 100,97 101,33 2. Ngành TTCN - XDCB 459,328 32,54 553,797 35,70 668,155 38,15 120,57 120,65 120,61 3. Thương mại - dịch vụ 368,462 26,09 424,426 27,36 490,212 28,00 115,19 115,50 115,35 II - Chỉ tiêu bình quân - GTSX/người/năm (Tr .đ) 10,5 - 11,5 - 13 - 109,52 113,04 111,28 - GTSXBQ/ha đất NN/năm 54,9 - 52,7 - 54,2 - 95,99 102,85 99,42

Qua bảng 3.4 ta thấy rằng, GTSX của tổng thể các ngành kinh tế nói chung và ngành TTCN - XDCB, thương mại dịch vụ nói riêng tăng đều đặn qua các năm. Riêng GTSX ngành nông nghiệp, từ năm 2013 sang năm 2014 giảm 1,87%, từ năm 2014 sang năm 2015 lại tăng lên 3,35%. Sự chuyển dịch dần từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực khác là phù hợp với chủ trương, đường lối của nhà nước.

Ngành TTCN - XDCB có sức phát triển mạnh mẽ nhất, tính ra bình quân là tăng 20,61%/ 3 năm sản xuất. Tỷ trọng GTSX của khu vực hai ngày càng được gia tăng, từ 32,54% (năm 2013) lên 35,70% (năm 2014) và 38,15% (năm 2015). Sự phát triển đều đặn này chủ yếu là bắt nguồn từ việc khai thác các ngành tiểu thủ công nghiệp, với sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Huyện cần có chính sách ưu đãi để tiếp tục phát huy lợi thế này.

Ngành thương mại cũng có tốc độ tăng khá mạnh trong giai đoạn 2013 - 2015 là 15,35%. Trong tương lai, khi ngành TTCN - XDCB đi vào ổn định và phát triển vượt bậc, thì ngành thương mại phát triển là bước đệm cho kinh tế huyện phát triển.

Nhìn chung tình hình kinh tế- xã hội huyện Gia Lộc đang có bước phát triển ổn định. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, cùng với tinh thần lao động cần cù, chịu khó vốn là đặc tính của nhân dân Gia Lộc đã góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực: Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm - từ năm 2009 đến 2015, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.

3.1.2. Tổ chức hoạt động của Điện lực Gia Lộc

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Gia Lộc

Điện lực Hải Dương ra đời và phát triển có quan hệ tới quá trình phát triển của kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ngày nay và Hải Hưng trước kia. Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của điện lực là phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân và đời sống dân sinh của nhân dân tỉnh Hải Hưng, Sở quản lý và phân phối điện Hải Hưng được thành lập ngày 08 tháng 04 năm 1969. Năm 1997 sau khi tách tỉnh Hải Hưng thành Hải Dương và Hưng Yên thì Tổng công ty điện lực Việt nam đã cho phép thành lập Sở Điện lực Điện lực Hưng Yên và đổi tên Sở Điện lực Hải Hưng thành Sở Điện lực Hải Dương.

kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp, Điện lực Hải Dương được Chính Phủ, Tổng công ty điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam) tin tưởng lựa chọn cho chuyển đổi sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Ngày 20/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 213/QĐ-TTg chuyển đổi Điện lực Hải Dương – doanh nghiệp trực thuộc Công ty điện lực 1 là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam thành Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.

Tên gọi đầy đủ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Hải Dương (TNHH MTV)

- Tên viết tắt tiếng Việt: CTĐHD

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: HAI DUONG POWER COMPANY LTD

- Tên viết tắt tiếng Anh: HDPCO LTD - Vốn điều lệ: 561 tỷ đồng Việt Nam

- Trụ sở chính: số 33 đại lộ Hồ Chí Minh - thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện lực Gia Lộc được thành lập từ tháng 10 năm 1979 với quy mô nhỏ lúc đó chỉ là một Tổ điện thuộc Sở Phân phối điện Hải Hưng.

Năm 1980 thành lập Chi nhánh điện Tứ Lộc.

Năm 1982 xóa bỏ Chi nhánh điện Tứ Lộc và thành lập Chi nhánh điện Tứ Lộc – Ninh Giang.

Năm 1984 lại quay trở về Chi nhánh điện Tứ Lộc.

Đến 01 tháng 06 năm 2003 tách Chi nhánh điện Tứ Lộc thành Chi nhánh điện Gia Lộc và Chi nhánh điện Tứ Kỳ, mang tên Chi nhánh điện Gia Lộc.

Ngày 22 tháng 07 năm 2010 đổi tên thành Điện lực Gia Lộc theo quyết định số 3963/QĐ-PCHD-TC&NS là một đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương,

Điện lực Gia Lộc được thành lập theo Quyết định số 4449/QĐ-ĐLHD-P3 ngày 12/08/2010 về việc phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của Điện lực Gia Lộc.

Giấy phép hoạt động kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hải Dương cấp ngày 17/08/2010.

Điện lực Gia Lộc là chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương, có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động phụ thuộc theo sự phân cấp ủy quyền của Công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương.

Điện lực Gia Lộc có nhiệm vụ quản lý hệ thống hạ tầng lưới điện, cung cấp và kinh doanh điện trên địa bàn theo sự phân cấp của Điện lực Hải Dương.

3.1.2.2. Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính của Điện lực Gia Lộc Nhiệm vụ của Điện lực Gia Lộc là tập trung quản lý và kinh doanh điện; cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện Gia Lộc; bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư trong lĩnh vực nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, kinh doanh bán điện và đa dạng hóa hình thức thu tiền điện tạo thuận lợi cho khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Ngành nghề kinh doanh chính: Điện lực Gia Lộc được Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương giao nhiệm vụ quản lý vận hành kinh doanh bán lẻ và bán buôn trên địa bàn 21 xã, thị trấn của huyện Gia Lộc.

Điện lực Gia Lộc được giao quản lý đường dây trung áp có chiều dài là 186,77km, trong đó đường dây ĐZ 5kV dài137,7 km ; đường dây ĐZ 22kV dài 49,07 km.

Quản lý đường dây hạ thế có chiều dài là 297,18 km.

Tổng số trạm/MBA phân phối 258/260 trạm/MBA. Trong đó tài sản Điện lực là 158/159 trạm /MBA, tài sản khách hàng là 100/101 trạm /MBA.

Điện áp 35kV = 203/203 trạm /MBA Điện áp 10kV = 55/57 trạm /MBA Tổng công suất đạt 92.130 kVA

Hệ thống công tơ đo đếm để bán điện cho khách hàng các loại 33.603 cái, trong đó công tơ 1 pha dùng để bán điện là 32.135 cái, công tơ 3 pha dùng để bán điện là 1.341 cái.

Công tơ 3 pha dùng cho hạch toán nội bộ (công tơ ranh giới và công tơ tổng các TBA công cộng) có 127 cái.

TI hạ thế các loại: 288 bộ TI cao thế các loại: 5 bộ TU đo đếm: 5 bộ.

3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Điện lực Gia Lộc

Điện lực Gia Lộc là một đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương được Giám đốc Công ty giao nhiệm vụ quản lý kinh doanh bán điện

lẻ điện trực tiếp đến từng hộ tiêu dùng là 15 xã, 1 thị trấn và bán tổng (Bán buôn) cho 2 công ty (gồm 6 xã). Tính đến thời điểm hiện nay biên chế của Điện lực Gia Lộc gồm 74 người. Trong đó có 27 nữ (chiếm 36,5%) và 47 nam (chiếm 63,5%).

Bộ máy lãnh đạo và tổ chức bộ máy của Điện lực Gia Lộc, gồm: - Một Giám đốc: Phụ trách chung và phụ trách trực tiếp phòng TCKT - Một phó giám đốc: Phụ trách Kế hoạch, kỹ thuật, an toàn

- Một phó giám đốc: Phụ trách Kinh doanh - Một phó giám đốc: Phụ trách Vật tư, tổng hợp

- Bốn phòng chức năng: (Phòng Tổng Hợp, Phòng Kinh Doanh, Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật-An toàn, Phòng Tài chính Kế toán)

- 01 Đội quản lý tổng hợp - 01 Đội dịch vụ điện - 01 Tổ điều hành lưới điện - 01 Tổ kiểm tra điện

- 01 Tổ giao dịch Khách hàng

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Gia Lộc

Nguồn: Phòng Tổng hợp – Điện lực Gia Lộc

GIÁM ĐỐC PGĐ phụ trách vật tư PGĐ phụ trách kỹ thuật PGĐ phụ trách kinh doanh Phòng Kinh doanh Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật - An toàn Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổng hợp Tổ Giao dịch KH Tổ điều hành lưới điện Đội quản lý tổng hợp Đội dịch vụ điện Tổ kiểm tra điện

Bộ máy kế toán của Điện lực Gia Lộc – công ty TNHH MTV điện lực Hải Dương được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Điện lực Gia Lộc

Công tác kế toán của Điện lực Gia Lộc tổ chức tập trung tại phòng Tài chính kế toán với bộ máy kế toán hoàn chỉnh thực hiện từ khâu thu thập chứng từ, phân loại, xử lý chứng từ đến khâu ghi sổ và lập các báo cáo kế toán theo quy định.

Điện lực Gia Lộc áp dụng hình thức “ Nhật ký chung” trong công tác hạch toán kế toán ở đơn vị với niên độ kế toán là 1 năm( bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm). Đây là hình thức kế toán khá đơn giản và dễ áp dụng vào phần mềm kế toán FMIS. Việc hạch toán thu chi, ghi chép sổ kế toán theo nguyên tắc của Công ty, Bộ tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực Miền Bắc. GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG Kế toán Lương, TSCĐ, SCL, SCTX PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Kế toán Thuế, Thanh toán, SXK

CHUYÊN VIÊN 1 Kế toán Tiền mặt, Ngân hàng, Quyết toán hóa đơn

CHUYÊN VIÊN 2 Thủ quỹ kiêm kế toán vật tư

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức kế toán máy

Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Cuối tháng ( hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.

3.1.2.4. Tình hình lao động, tài sản và kết quả hoạt động của Điện lực Gia Lộc Nhân sự của Điện lực Gia Lộc được biên chế theo nhiệm vụ và quy định chung của Điện lực Hải Dương, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật điện và các công nhân viên khác. Do đây là ngành kỹ thuật có nhiều đặc thù nên yêu cầu đối với người lao động phải đảm bảo các tiêu chuẩn, đủ số lượng và chất lượng theo nhu cầu hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phương thức thu tiền điện tại điện lực gia lộc công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 44 - 52)