Một số công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phương thức thu tiền điện tại điện lực gia lộc công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 38)

Phạm Khắc Thành, với Luận văn thạc sĩ, đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương” (Trường Đại học Mỏ - Địa chất) đã hệ thống những cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và những kết quả phân tích và đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Luận văn đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương nhằm giúp Công ty phát triển bền vững trong đó có đề cập đến áp dụng phương thức thanh toán tiền điện. Tuy nhiên nội dung này nghiên cứu chưa sâu và cụ thể nên cần được phát triển, hoàn thiện nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Lê Trung Hiếu, với đề tài Luận văn: “Lưu thông tiền mặt và thẻ thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam – nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản và những giải pháp nhằm hạn chế lưu thông tiền mặt và phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại”. Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cơ bản để phát triển dịch vụ thẻ thanh toán nhằm hạn chế lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam. Cơ sở nghiên cứu của luận văn là căn cứ để các ngân hàng thương mại nói chung phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ phục vụ thanh toán không bằng tiền mặt, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ này để thanh toán tiền điện.

Nguyễn Hoành Sơn, với đề tài Luận văn “Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại Công ty Điện lực Gia Định (Trương Đại học Công nghệ TP HCM). Luận văn nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng bán điện cho khách hàng tại Công ty Điện lực Gia Định. Nâng cao chất lượng phục vụ , chăm sóc khách hàng thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng, đưa ứng dụng khoa học vào trong công tác thu tiền, đa dạng hóa hình thức thu phù hợp với từng đối tượng khách hàng, giảm chi phí, hạn chế lưu thông tiền mặt, tránh rủi ro và kiểm soát dòng tiền thu của thu ngân viên.

Võ Lam Thi, với Luận văn thạc sĩ đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Gò Vấp (Trường Đại học Công nghệ TP.HCM). Luận văn đã hệ thống hoá lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp kinh doanh điện năng nói riêng. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh điện năng của PCGV, chỉ ra những ưu điểm, tồn tại và các nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của PCGV. Tuy luận văn có đề cập đến công tác bán hàng, thu tiền điện nhưng chưa nhiều, chưa sâu. Đây cũng là cơ sở để nghiên cứu nội dung này, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các công ty điện lực.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐƠN VỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC GIA LỘC- CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG

3.1.1. Một số điểm chung về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Gia Lộc là huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm phía nam thành phố Hải Dương, có ranh giới tiếp giáp như sau: phía bắc giáp thành phố Hải Dương; phía nam giáp huyện Ninh Giang và Thanh Miện; phía đông giáp huyện Tứ Kỳ; phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và Bình Giang;

Hiện nay huyện Gia Lộc gồm 22 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 11.235,57 ha, chiếm khoảng 6,83% diện tích tự nhiên của tỉnh. Gia Lộc có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong việc đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực khác.

Đất đai của huyện tương đối bằng phẳng, địa hình nghiêng dần từ Tây bắc xuống Đông nam và từ Tây sang Đông. Địa hình phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

Gia Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.600-1.700mm và tập trung vào các tháng 6,7,8. Điều này giúp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

Gia Lộc có nhiều sông ngòi như sông Sặt qua một số xã phía Bắc và phía Tây của huyện, sông Đĩnh Đào từ Trùng Khánh đến Thống Kênh, sông Đồng Tràng từ Tân Hưng đến Hoàng Diệu... Ngoài ra, Gia Lộc còn có hệ thống kênh mương chảy theo hướng nghiêng của địa hình. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Trữ lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều cũng gây ảnh hưởng tới việc cung cấp nước tưới tiêu.

Thổ nhưỡng Gia Lộc được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đặc điểm nổi bật của thổ nhưỡng huyện Gia Lộc là chua, nghèo dinh dưỡng, tuy nhiên qua nhiều năm do thâm canh và cải tạo, chất đất đã được nâng lên tốt hơn. Thổ nhưỡng Gia Lộc thích hợp cho các loại cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lộc

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (ha) Tỷ lệ (%) SL (ha) Tỷ lệ (%) SL (ha) Tỷ lệ (%) 2014/2013 2015/2014 BQ A, Tổng diện tích đất tự nhiên 11,236 100 11,243 100 11,236 100 - - -

I, Đất sản xuất nông nghiệp

7,508 66,82 7,486 66,58 7,443 66,243 99,71 99,43 99,57

1, Đất trồng cây hàng năm 5,903 78,62 5,867 78,37 5,832 78,356 99,39 99,40 99,40

2, Đất trồng cây lâu năm 373 4,96 391 5,22 381 6,533 104,83 97,44 101,13

3, Đất NTTS 1,233 16,42 1,228 16,40 1,230 15,111 99,59 100,16 99,88

II, Đất phi nông nghiệp 3,728 21,38 3,757 33,42 3,793 33,757 100,78 100,96 100,87

B, Một số chỉ tiêu BQ

1, Đất NN/Khẩu NN (m2) 558 - 557 - 549 - 99,82 98,56 99,19

2, Đất canh tác/khẩu NN(ha) 433 - 431 - 428 - 99,54 99,30 99,42

Qua ba năm 2013 - 2015 diện tích đất nông nghiệp nói chung có xu hướng giảm nhẹ (tốc độ giảm bình quân là 0,43%) và diện tích đất phi nông nghiệp có phần tăng nhẹ chủ yếu phục vụ nhu cầu đất ở. Diện tích đất thổ cư tăng lên mạnh mẽ từ 978 ha (năm 2013) lên 1.142 ha (năm 2015), tăng bình quân qua ba năm là 8,32%. Điều này phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, khi mà dân số tăng nhanh, các ngành công nghiệp phát triển, trong khi diện tích đất thì có hạn.

Xem bảng Tình hình dân số, lao động, thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/tháng huyện Gia Lộc giai đoạn 2013 - 2015 ta thấy:

- Tổng số hộ gia đình tăng nhanh qua các năm, từ 40.015 hộ (năm 2013) lên 43.800 hộ (năm 2015), tăng 3785 hộ trong vòng 3 năm. Đáng chú ý là năm 2013 - 2014 tăng 3425 hộ trong vòng chỉ một năm trong khi dân số tăng không đáng kể, nguyên nhân là do từ tách hộ hàng loạt từ các gia đình nhiều thế hệ thành các hộ cá thể.

- Qua 10 năm, tỷ lệ dân số nông thôn luôn chiếm trên 90,6% và có dao động lên xuống trong phạm vi nhỏ. Dân số sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn, 3 năm gần đây có xu hướng tăng dần tỷ lệ này.

- Lực lượng lao động ngày càng đông, tạo nguồn nhân lực trẻ cho phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác, trong đó nữ giới luôn chiếm hơn 51%. Xu hướng nguồn lao động tăng dần đều và có sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ qua các năm từ nông nghiệp, sang các ngành công nghiệp - dịch vụ theo đúng như chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Nhìn vào các số liệu phản ánh thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người một tháng, ta thấy có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Theo yêu cầu của sự phát triển chung của xã hội, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và việc kiếm đủ tiền chi trả cho cuộc sống hàng ngày càng bức thiết hơn.

Như vậy, ta có thể nhận định huyện Gia Lộc có tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào phục vụ SXNN và đang có những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội.

Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động, thu nhập và chi tiêu bình quân

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1, Dân số - Tổng dân số Người 134,139 134,512 135,744 100,3 100,9 134,8 - Mật độ trung bình Người/km2 1,199 1,197 1,200 99,8 100,3 1,2

- Tỷ lệ dân số nông thôn % 90,69 90,70 90,76 - - -

- Tổng số hộ Hộ 40,015 43,440 43,800 108,6 100,8 42,4

2, Lực lượng LĐ

Số người trong độ tuổi LĐ trong đó: Người 81,248 81,616 82,246 100,5 100,8 81,7

- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ % 60,33 60,68 60,59 - - -

- LĐ ngành NN - thủy sản Người 38,840 36,821 35,794 94,8 97,2 37,2

3, Thu nhập BQ đầu người/tháng Nghìn đ/tháng 909 999 1127 109,9 112,8 1011,7

Nhìn chung, tình hình cơ sở hạ tầng của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế huyện trong hiện tại và tương lai.

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Gia Lộc năm 2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Giao thông

1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ Km 60,4

1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn,

đường xóm, liên xóm Km 549 (429,5)

a

1.3 - Đường bê tông nội đồng Km 388,2(101,5)b

2 Thủy lợi 2.1 Kênh chính và kênh cấp I Km 53,3 2.2 Kênh cấp II Km 46,2 2.3 Kênh cấp III Km 179 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ

4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 24 4.2 Số máy di động bình quân trên 100 dân Cái/100 dân 65

4.3 Số chợ trong toàn huyện Cái 67

5 Công trình phúc lợi

5.1 Bệnh viện Cái 2

5.2 Trạm y tế xã Cái 23

5.3 Cơ sở y tế khác Cái 18

5.4 Trường cấp I, II, III Cái 50

5.5 Trường mẫu giáo mầm non Cái 23

5.6 Nhà văn hóa các xã trong huyện Cái 23

Kết hợp bảng 3.3 và báo cáo của các phòng ban huyện Gia Lộc, ta thấy cơ sở hạ tầng có một số thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của huyện như sau:

- Thuận lợi

+ Hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. 78% đường nối các xã, thôn, xóm đã được nhựa hóa và bê tông hóa kiên cố mà các loại xe trọng tải có thể lưu thông tốt.

+ Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới cung cấp nước tưới cho canh tác. Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trên toàn huyện.

+ Cơ sở trường học đã được kiên cố và khang trang. Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến rõ nét ở từng ngành học, cấp học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng được nâng cao. Đây là điểm mạnh để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

+ Trong những năm qua, công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển.

- Khó khăn

+ Hệ thống đường đồng chủ yếu vẫn là đường đá dăm, gạch, đất đi lại khó khăn. Một số tuyến đường xã, thôn, xóm đã xuống cấp và cần được tu bổ để tạo điều kiện cho thông thương hàng hóa thuận lợi. Hệ thống kênh tiêu chủ yếu tận dụng từ hệ thống kênh rạch cũ nên cũng đã hư hỏng nhiều nên việc tưới tiêu còn gặp khó khăn.

+ Các chất thải trong sinh hoạt và sản xuất (đặc biệt là tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng), việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, sử dụng với liều lượng không hợp lý… là những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lộc (2013 - 2015)

Chỉ tiêu (tính theo giá CĐ 1994)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ I - Tổng GTSX 1.411,764 100 1.551,274 100 1.751,170 100 109,88 112,89 113,39 1. Ngành NN-TS 583,974 41,37 573,051 36,94 592,803 33,85 98,13 103,45 110,79 - Trồng trọt 373,532 63,96 350,615 61,18 357,632 60,33 93,86 102,00 97,93

- Chăn nuôi - Thủy sản 186,105 31,87 197,688 34,50 210,184 35,46 106,22 106,32 106,27

- Dịch vụ 24,337 4,17 24,748 4,32 24,987 4,21 101,69 100,97 101,33 2. Ngành TTCN - XDCB 459,328 32,54 553,797 35,70 668,155 38,15 120,57 120,65 120,61 3. Thương mại - dịch vụ 368,462 26,09 424,426 27,36 490,212 28,00 115,19 115,50 115,35 II - Chỉ tiêu bình quân - GTSX/người/năm (Tr .đ) 10,5 - 11,5 - 13 - 109,52 113,04 111,28 - GTSXBQ/ha đất NN/năm 54,9 - 52,7 - 54,2 - 95,99 102,85 99,42

Qua bảng 3.4 ta thấy rằng, GTSX của tổng thể các ngành kinh tế nói chung và ngành TTCN - XDCB, thương mại dịch vụ nói riêng tăng đều đặn qua các năm. Riêng GTSX ngành nông nghiệp, từ năm 2013 sang năm 2014 giảm 1,87%, từ năm 2014 sang năm 2015 lại tăng lên 3,35%. Sự chuyển dịch dần từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực khác là phù hợp với chủ trương, đường lối của nhà nước.

Ngành TTCN - XDCB có sức phát triển mạnh mẽ nhất, tính ra bình quân là tăng 20,61%/ 3 năm sản xuất. Tỷ trọng GTSX của khu vực hai ngày càng được gia tăng, từ 32,54% (năm 2013) lên 35,70% (năm 2014) và 38,15% (năm 2015). Sự phát triển đều đặn này chủ yếu là bắt nguồn từ việc khai thác các ngành tiểu thủ công nghiệp, với sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Huyện cần có chính sách ưu đãi để tiếp tục phát huy lợi thế này.

Ngành thương mại cũng có tốc độ tăng khá mạnh trong giai đoạn 2013 - 2015 là 15,35%. Trong tương lai, khi ngành TTCN - XDCB đi vào ổn định và phát triển vượt bậc, thì ngành thương mại phát triển là bước đệm cho kinh tế huyện phát triển.

Nhìn chung tình hình kinh tế- xã hội huyện Gia Lộc đang có bước phát triển ổn định. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, cùng với tinh thần lao động cần cù, chịu khó vốn là đặc tính của nhân dân Gia Lộc đã góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực: Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm - từ năm 2009 đến 2015, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.

3.1.2. Tổ chức hoạt động của Điện lực Gia Lộc

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Gia Lộc

Điện lực Hải Dương ra đời và phát triển có quan hệ tới quá trình phát triển của kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ngày nay và Hải Hưng trước kia. Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của điện lực là phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân và đời sống dân sinh của nhân dân tỉnh Hải Hưng, Sở quản lý và phân phối điện Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phương thức thu tiền điện tại điện lực gia lộc công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 38)