Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bảo hiểm y tế theo hộ giađình
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế theo hộ giađìn hở một số địa
phương trong nước
Bảo hiểm y tế là chính sách lớn, quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhằm huy động sự tham gia của mọi người trong việc chăm lo sức khỏe nhân dân, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau, là mục tiêu và thể hiện tính ưu việt của chếđộ ta. Quá trình thực hiện chính sách BHYT
ở Việt Nam, số người tham gia BHYT ngày càng tăng mạnh, chiếm 81,7% dân số cả nước; nguồn thu BHYT ngày càng trở thành nguồn tài chính quan trọng
cho các cơ sở KCB; chính sách BHYT được nhân dân đồng tình ủng hộ, đây là
những tiền đề quan trọng để tiến tới BHYT toàn dân.
2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
BHXH huyện Yên Bình chủđộng phối hợp với Liên hiệp Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện,
cùng các ngành liên quan họp bàn và ký kết văn bản phối hợp liên ngành về việc thực hiện BHYT cho các đối tượng thuộc cơ quan của mình quản lý. Hướng dẫn các tổ chức đoàn thể ở xã, phường thực hiện BHYT theo hộ gia đình cho các hội viên của mình. Đại lý thu BHYT của các nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình là các tổ chức đoàn thểở cấp xã, phường. Các đại lý thu có nhiệm vụ phối hợp cùng cơ quan BHXH tuyên truyền, hướng dẫn hội viên của mình tham gia BHYT theo hộ gia đình, cụ thể là: giải đáp cho hội viên về quyền lợi và trách nhiệm của việc tham gia BHYT; lập danh sách người tham gia BHYT theo hộ gia
đình, theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam. Qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cùng
tham gia chỉđạo, phối hợp thực hiện trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình về công tác BHYT theo hộ gia đình tại địa phương (Ngô Thùy Dung, 2014).
Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT theo hộ gia đình, BHXH huyện Yên Bình đã rút ra một số bài học kinh nghiệm,
đó là:
Thứ nhất, lãnh đạo BHXH huyện xác định công tác BHYT theo hộ gia
đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, đây là công việc khó
khăn phức tạp, phải có quyết tâm cao để chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tiếp theo
là xác định đối tượng, hướng đi phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm để triển khai, thực hiện đạt hiệu quả (Ngô Thùy Dung, 2014).
Thứ hai, lập kế hoạch, chương trình công tác chi tiết, bố trí phân công cán bộ thực hiện cụ thể cho từng địa bàn, đơn vị để cán bộ chủ động phối hợp thực hiện, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ, tạo
điều kiện, môi trường công tác cho cán bộ rèn luyện và trưởng thành. Kết hợp việc phân công, phân nhiệm cụ thể với việc thường xuyên kiểm (tra, đôn đốc cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ công tác (Ngô Thùy Dung, 2014).
Thứ ba, tổ chức thực hiện việc thu, thanh toán tiền hoa hồng, in trả thẻ kịp thời để đại lý thu trả thẻ, phiếu KCB cho đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia
đình đúng với thời gian có giá trị sử dụng, thuận lợi cho việc KCB khi đối tượng có nhu cầu, tạo ấn tượng ban đầu cho đối tượng (Ngô Thùy Dung, 2014).
Thứtư, phối hợp chặt chẽ với các cơ sởKCB đã ký hợp đồng KCB BHYT
để cán bộ y tế để nhất quán, đồng tâm hiệp sức phục vụ bệnh nhân có BHYT (Ngô Thùy Dung, 2014).
Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ BHYT nói chung và chế độ BHYT hộgia đình nói riêng. Mặt khác, BHXH huyện Yên Bình thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương
và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong huyện để triển khai, tổ chức thực hiện. Đặc biệt thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy. các cơ
quan truyền thông, các đại lý thu và các cơ sở, khám chữa bệnh để tuyên truyền
chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước về BHYT (Ngô Thùy Dung, 2014).
Thứ sáu, khen thưởng và động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phát triển BHYT theo hộ gia đình (Ngô Thùy Dung, 2014).
2.2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển BHYT theo hộ gia đình ở huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc
Kết quả triển khai thực hiện BHYT theo hộ gia đình ở huyện Sông Lô, bước đầu đã thu được kết quảđáng mừng, vượt kế hoạch do BHXH tỉnh giao với mức cao và có chiều hướng phát triển thuận lợi. Đây là cơ sở vững chắc để
Huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2020 (Quảng Hà, 2011).
Thực hiện hướng dẫn của BHXH tỉnh triển khai thực hiện BHYT, BHXH huyện đã chủ động phối hợp với các Ban, Ngành có liên quan, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, kịp thời tham mưu cho
Huyện ủy và UBND Huyện ban hành văn bản chỉ đạo các ban nghành đoàn thể
các xã thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện, phấn đấu đạt tỷ lệ 72% dân số tham gia BHYT vào cuối năm 2015, đạt 81% - 90% vào năm 2020, Phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ huyện xây dựng chương trình liên tịch thực hiện. Yêu cầu phải tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách về BHYT hộ gia đình thật cụ thể, rõ ràng đến từng hộ gia đình, để từng người dân biết và thật sự hiểu, đồng thời thấy được lợi ích thiết thực của BHYT và hiệu quả của nó
trong khám và điều trị bệnh để từđóđăng ký tham gia (Quảng Hà, 2011).
Tiếp tục duy trì vận động đối tượng là thành viên hộgia đình ở các xã đã
triển khai năm trước, đẩy mạnh và tập trung vào khai thác đối tượng ở các hội và các tổ chức đoàn thể; BHXH huyện phối hợp cùng các hội, đoàn thể đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tiếp với các hội viên tại cơ sở qua đó phổ biến chủ trương,
BHXH huyện Sông Lô đã có chủ trương đúng đắn về tổ chức thực hiện BHYT theo hộgia đìnhtrên địa bàn huyện là cơ sởđể mở rộng triển khai BHYT theo hộgia đình, từng bước tiến tới BHYT toàn dân (Quảng Hà, 2011).
BHXH huyện tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng phổ
biến kiến thức về BHXH cho người dân; thường xuyên cử cán bộ về các xã để
nắm bắt tình hình và tuyên truyền để người dân nhận thức được quyền lợi của mình khi tham gia BHXH.
Song song với các hoạt động tuyên truyền, công tác đào tạo cán bộ được BHXH huyện chú trọng, nhằm đảm bảo đội ngũ làm công tác BHXH có đủ trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp để đáp ứng yêu cầu công việc.
Thời gian tới, để công tác BHXH đạt hiệu quả thiết thực hơn, BHXH huyện Sông Lô tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền; giải quyết đúng quy định, nhanh gọn những thủ tục liên quan đến cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Thực hiện chi trả kịp thời chế độ BHXH 1 lần theo phân cấp cho người thụ hưởng đúng quy định.
Đơn vị sẽ phối hợp với cơ quan thuế trao đổi thông tin của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn; tiếp tục áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008 vào hoạt động nghiệp vụ, nhằm đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ tuân thủ đúng quy trình về thành phần hồ sơ và thời gian giải quyết công việc
(Quảng Hà, 2011).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình rút ra cho huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Trong những năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các sở,
ngành, địa phương, việc thực hiện Đề án BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh đã đạt
được kết quả tích cực. Tính đến thời điểm 31/12/2017, sốngười tham gia BHYT toàn tỉnh có 1.230.780 người/1.405.000 người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 87,6% dân số của tỉnh, trong đó đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là 130.090 người, chiếm tỷ lệ 9.3% trên tổng số người tham gia BHYT toàn tỉnh, đạt được chỉ tiêu của Chính phủ giao cho tỉnh Phú Thọ, huyện Đoan Hùng tính đến thời
điểm 31/12/2017, sốngười tham gia BHYT toàn huyện có 92.520 người/108.524
người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 85,3% dân số của huyện, trong đó đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là 10.038 người, chiếm tỷ lệ 10,8% trên tổng số
Phú Thọ giao, người tham gia BHYT được hưởng dịch vụ y tế với chất lượng
ngày càng cao hơn, giảm gánh nặng về tài chính cho người dân không may ốm
đau, góp phần giảm nghèo và phát triển bền vững, thực hiện bình đẳng xã hội,
tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước (Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng, 2017).
Tuy nhiên tỷ lệngười tham gia BHYT theo hộgia đình còn thấp, chủ yếu là những người có nguy cơ cao về bệnh tật. Qua nghiên cứu cho thấy nhân dân tham gia BHYT với tỷ lệ thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn, nơi rất cần được sự chăm sóc sức khỏe nhưng vì điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn không có khả năng đóng góp cho quỹ BHYT, mặt khác do công tác tuyên truyền chưa được rộng khắp và thường xuyên dẫn đến sự hiểu biết về BHYT chưa đầy đủ (Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng, 2017).
Thực tế cho thấy, để phát triển đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT rất
khó khăn, tuy nhiên tính bền vững chưa cao, những người đã tham gia BHYT
trong năm nếu không bịốm đau, không sử dụng dịch vụ y tếthường không muốn tham gia BHYT trong những năm tiếp theo. Để duy trì và phát triển BHYT trong nhân dân cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để mọi người dân hiểu về chính sách BHYT và tiếp tục tham gia (Bảo hiểm xã hộihuyện Đoan Hùng, 2017).
Qua kinh nghiệm thực tiễn và qua Hội nghị tổng kết công tác Đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, BHYT hộgia đình trong toàn tỉnh, để ngày càng phát triển bền vững đối tượng hộgia đình tham gia BHYT, một số bài học rút ra là:
Tiếp tục mở rộng đại lý thu đến UBND xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức kinh tế đủ mạnh về chất lượng (nhân viên đại lý thu phải được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức và kỹnăng tuyên truyền về chính sách BHYT, thực hiện theo đúng quy trình từ khâu thu tiền, lập danh sách nhận và cấp phát thẻ BHYT, đặc biệt nhân viên đại lý thu phải có cái tâm tức là đạo đức nghề nghiệp, biết quan tâm đến người tham gia BHYT, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của
người dân, quan tâm về thời gian tham gia, thời gian hết hạn sử dụng thẻđể đôn đốc nhắc nhở nhằm đảm bảo quyền lợi và tính liên tục thẻ BHYT) và số lượng (mỗi xã có ít nhất 03 nhân viên đại lý thu), mỗi nhân viên đại lý thu phải có một
rộng rãi đảm bảo người có nhu cầu tham gia BHYT dễ tiếp cận và thuận lợi hơn, đây là “yếu tố quan trọng hàng đầu” trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ
BHYT toàn dân (Tống Thị Song Hương, 2011).
Tập trung, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi…Công tác tuyên
truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả người
lao động, người sử dụng lao động, các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ, đảng viên, nhân dân tại các thôn, buôn, tổ dân phố…và thực hiện
thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân
để thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHYT, đặc biệt tuyên truyền vận động để người dân tích cực tham gia BHYT theo hộ gia đình, đảm bảo trong năm tài chính có 100% thành viên thuộc hộ gia đình tham gia BHYT để được giảm trừ mức đóng, một mặt tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT, mặt khác giảm bớt một phần khó khăn về tài chính khi có nhiều người trong hộ tham gia BHYT (Tống Thị Song Hương, 2011).
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội, chính quyền địa
phương, các phòng chức năng, các tổ chức Hội - Đoàn thể trên địa bàn huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT toàn dân, tháo gỡ kịp thời những
khó khăn, vướng mắc từ người dân, tuyên tuyền, vận động người dân tham gia BHYT. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy và chính quyền thực sự quan tâm, vào cuộc thì nơi đó người dân tham gia BHYT ngày càng nhiều (Tống Thị Song
Hương, 2011).
Củng cố, nâng cao chất lượng chất lượng khám, chữa bệnh BHYT thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để có tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tốt hơn, bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT sẽ thu hút người dân tham gia BHYT ngày càng nhiều, những người đã tham gia sẽ tiếp tục tham gia khi thẻ BHYT hết giá trị sử dụng, thể hiện tính cộng đồng, chia sẻ và tính bền vững cao (Tống Thị Song Hương, 2011).
Phát triển BHYT hộ gia đình trong điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn đòi hỏi cơ chế chính sách phù hợp, sự năng động tích cực của những người làm công tác bảo hiểm xã hội, hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội, BHYT, sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của nhiều
cơ quan có liên quan, đặc biệt là các cơ sở khám, chữa bệnh. Phát huy những kết quảđã đạt được, với sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị sẽthúc đẩy sự tham gia BHYT của nhân dân ngày càng nhiều, đưa công tác BHYT trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển vững chắc góp phần thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc - bảo vệ sức khỏe nhân dân (Tống Thị Song