Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế theo hộ giađình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 108 - 119)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ giađình

4.3.2. Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế theo hộ giađình

4.3.2.1. Nhóm giải pháp đối với hộ gia đình

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, nhận thức đúng đắn về BHYT sẽ thấy rõ sự cần thiết thực hiện BHYT hộ gia đình có vai trò quan trọng quyết định tới việc việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHYT cho người

dân. /hực tiễn cũng cho thấy có nhận thức đúng mới hành động đúng. Cần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về sự cần thiết phải thực hiện BHYT hộ gia đình, không thể để mặc người dân do ốm đau, bệnh tật rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói đó là sức khoẻ giảm, khiến thu nhập giảm, đẻ ra nghèo khó và các loại bệnh tật lại do nghèo khó mà ra. Việc đẩy mạnh công tác

thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân trên địa bàn về chính

sách BHYT thông qua đại lý thu thuế là rất cần thiết. Do đó, nên có sự quan tâm và đầu tư thoả đáng cho công tác tuyên truyền chính sách BHYT. Do BHYT hộ gia đình hiện nay là bảo hiểm tự đóng gười tham gia phải đóng góp mua BHYT

từ khi mình còn khoẻ mạnh, không biết có ốm đau không để được hưởng quyền lợi, dẫn đến băn khoăn, chần chừ, tính toán thiệt hơn nên chưa nhiệt tình tham gia. Chỉ khi nào ốm đau nặng, phải vào viện điều trị với chi phí lớn mới nghĩ tới việc tham gia BHYT. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, ngay cả khi có Luật BHYT. Giáo dục người dân quan tâm đến BHYT, làm quen với văn minh bảo hiểm, thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng xã hội.

Nội dung tuyên truyền cần đặc biệt quan tâm đến những lợi ích thiết thực và tầm quan trọng của BHYT không chỉ đối với sức khỏe của người trực tiếp tham gia BHYT mà còn đối với cả cộng đồng nói chung theo tinh thần “mọi người vì một người, mỗi người vì mọi người”, “số đông bù số ít”. Cũng cần triển khai nhiều hình thức tuyên truyền hơn sao cho thích hợp với điều kiện đặc thù từng vùng. Lấy những ví dụ điển hình mà người dân dễ nhận thấy trong

cuộc sống để họ dễ hiểu và tham gia tích cực hơn.

Để chính sách BHYT nói chung, BHYT hộ gia đình nói riêng đạt kết quả, công tác tuyên truyền về chính sách BHYT phải đặt lên hàng đầu. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền cổ động trực quan như : phát tờ rơi, tờ gấp, phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo), trang web của cơ quan BHXH. Những khẩu hiệu, pano tuyên truyền cần được thiết kế ấn tượng dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, có trọng tâm, mang

tính thuyết phục cao đặt ở các CSKCB, trung tâm hành chính của huyện, xã, thị trấn; mở các cuộc thi về tìm hiểu BHYT hộ gia đình, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của các hội, đoàn thể; mở kênh cung cấp thông tin và hỏi đáp những thắc mắc về BHYT hộ gia đình trên đường dây nóng.

Công tác tuyên truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ đảng viên... Đặc biệt là đối tượng là nông dân, người nghèo và cận nghèo... cần phải thực

hiện thường xuyên liên tục với nhiều hình thức phù hợp bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức

tham gia.

Nhận thức đúng đắn về BHYT hộ gia đình có vai trò quan trọng quyết định tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHYT cho người dân

không được hỗ trợ BHYT; nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết phải tự nguyện đóng phí tham gian BHYT, không thể để người dân mắc bệnh mới lo đi mua BHYT. Hiện nay thực hiện bảo hiểm y tế theo hộgia đìnhlà hình thức tự nguyệnđóng phí BHYT, người tham gia phải mua BHYT từ khi còn khỏe mạnh, khi ốm đau, khám chữa bệnh được hưởng quyền lợi. Do đó, giáo dục người dân làm quen với văn minh bảo hiểm, thấy được trách nhiệm của mình với sức khỏe

chính bản thân với gia đình và cộng đồng xã hội.

4.3.2.2. Nhóm giải pháp cho cơ quan bảo hiểm xã hội

a. Đẩy mạnh sự tham gia của hệ thống chính trị

Phát triển BHYT theo hộ gia đình góp phần thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân trong chính sách “đảm bảo an sinh xã hội” là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải xác định rõ nhiệm vụ và chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện pháp luật về BHYT. Các Đoàn thể, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân cần ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp BHYT toàn dân của Đảng và quy định pháp luật của nhà nước về BHYT. Thành ủy, UBND thị xã, Hội đồng nhân dân,ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng ban, xã phường, các ngành thực hiện chính sách BHYT, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách an sinh xã hội. Hàng năm Hội đồng nhân dân các cấp xã phường cần xây dựng Nghị quyết về thực hiện chính sách BHYT theo hộ gia đìnhtại địa phương, coi đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã

hội của mỗi địa phương.

Ủy ban nhân dân các xã phường phải đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã phường, thực hiện nghiêm túc tiêu chí phát triển BHYT trong chương trình phát triển nông thôn mới. Chỉ đạo các thôn, xóm, khối phố trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Luật BHYT.

b. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm y tế

Để nâng cao nhận thức của người dân về BHYT, đặc biệt là người nông dân cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT đến tất cả các nhóm đối tượng, ở các cấp, các ngành, đoàn thể, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp dân. Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tờ gấp, phương tiện thông tin

đại chúng (ti vi, đài, báo), trang web của cơ quan BHXH, pa nô áp phích tuyên truyền tại các cơ sở KCB, trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố, xã, phường, đơn vị sử dụng lao động; mở các cuộc thi tìm hiểu về BHYT cho người dân, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của phường, xã, các hội, đoàn thể; mở kênh cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham gia

BHYT cho người nông dân trên đường điện thoại, đường dây nóng.

BHXH huyện Đoan Hùnglà đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHYT. Phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ trong đóng góp, thúc đẩy sự tham gia BHYT của người nông dân.

Tăng cường sự phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể, các cơ quan đơn vị, nhà trường trong việc tuyên truyền, vận động, thúc đẩy sự tự giác tham gia BHYT của các nhóm đối tượng. Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tờ gấp, phương tiện thông tin đại chúng (TV, đài, báo), trang web của cơ quan BHXH, pa nô áp phích tuyên truyền tại các cơ sở KCB, trung tâm hành chính của tỉnh, huyện, xã, phường thị trấn, đơn vị sử dụng lao động; mở các cuộc thi tìm hiểu về BHYT, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của phường, xã, các hội, đoàn thể, mở kênh cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham gia BHYT trên đường điện thoại, đường dây nóng.

Tăng cường công tác tuyên truyền cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, đưa lên đài báo các trường hợp điển hình được hưởng chế độ đãi ngộ từ chính sách BHYT khi họ không may bị mắc các bệnh hiểm nghèo; Khi các cơ quan, đơn vị tập thể và nhân dân hiểu được tính cộng đồng, ích lợi của chính sách BHYT, sẽ dần biến từ hành vi bắt buộc sang hành vi tự giác, đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để thực hiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân vào những năm tới.

Về nội dung: cần tuyên truyền để mọi người dân nắm được các biến động của chính sách BHYT, nắm vững chế độ KCB BHYT và các quyền lợi chính đáng mà họ được nhà nước cho thụ hưởng theo quy định, giúp họ nắm vững mọi thủ tục khi đi khám chữa bệnh BHYT, nắm bắt kịp thời về khả năng điều trị của các cơ sở KCB BHYT, tin tưởng vào năng lực chuyên môn của ngành Y tế. Trên cơ sở đó người bệnh có ý thức và lòng tin để thực hiện việc điều trị trong huyện, trong tỉnh, giảm tình trạng vượt tuyến đi tuyến trungương, trên cơ sở đó tạo điều

kiện giảm dần chi phí đa tuyến trung ương - nguyên nhân luôn luôn tiềm ẩn làm mất cân đối quỹ KCB BHYT. Trên cơ sở thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, tăng tính hấp dẫn của chính sách BHYT, các đơn vị và cá nhân sẽ quan tâmthực hiện tốt, thực hiện đúng việc đóng tiền BHYT theo quy định, bảo đảm nguồn thu BHYT, tạo điều kiện bảo đảm nguồn quỹ BHYT đủ để trang trải chi phí KCB BHYT ngày càng tăng cao.

Về hình thức: Cần tận dụng mọi hình thức tuyên truyền như Hội nghị, hội

thảo, thông qua truyền thanh, truyền hình, gương người tốt việc tốt. Tại những vùng sâu, vùng xa ít điều kiện, cần tận dụng hình thức pano, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp để tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền miệng trong nhiều năm qua vẫn phát huy tác dụng và tiết kiệm chi phí do đó cũng cần tận dụng triệt để, nhất là với các đối tượng như học sinh, sinh viên.

Cần nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là nông dân về chính sách BHYT thông qua công tuyên truyền, vận động. Đặc biệt quan tâm đến nội dung tuyên truyền về những lợi ích thiết thực và tầm quan trọng của chính sách BHYT không chỉ đối với sức khoẻ của người trực tiếp tham gia mà còn đối với cả cộng đồng nói chung theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ,

chính sách BHYT đó là “mọi người vì một người, mỗi người vì mọi người, số đông bù số ít, chia sẻ rủi ro với cộng đồng”. Từ đó, khuyến khích người dân tham gia BHYT với tinh thần tự nguyện, tự giác cao.

c. Xây dựng mạng lưới đại lý bảo hiểm y tế, cộng tác viên bảo hiểm y tế

Tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống đại lý BHYT, cộng tác viên BHYT trên toàn huyện Đoa Hùng. Phối hợp với các hội, đoàn thể, nhà trường để xây dựng đội ngũ đại lý, cộng tác viên BHYT tại xã, phường, nhà trường đủ mạnh về số lượng và chất lượng để làm công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT. Đây là một đội ngũ quan trọng để triển khai BHYT toàn dân, là cầu nối giúp cho người dân tiếp cận với chính sách BHYT, đồng thời thực hiện thu

BHYT hộ gia đìnhcó hiệu quả. Đại lý, cộng tác viên BHYT của nông dân phải là những người có kỹ năng truyền đạt, thuyết phục, vận động, có kiến thức về chính sách BHYT, khả năng tính toán, biết cách quản lý thời gian, công việc . . . Cơ quan BHXH phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo, tập huấn để nâng cao

trình độ chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền, bổ sung các kiến thức về BHYT cho đội ngũ đại lý, cộng tác viên BHYT. Đồng thời thực hiện khen thưởng kịp thời đối với những đại lý, cộng tác viên thực hiện tốt nhiệm vụ.

d. Đổi mới cơ chế tài chính, phương thức thanh toán, giảm chi tiêu từ tiền túi của người dân trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Từng bước thực hiện việc chuyển đổi cơ chế cấp ngân sách Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ, gắn với lộ trình tăng giá viện phí để thực hiện chuyển hình thức cấp ngân sách của nhà nước từ cấp cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do nhà nước cung cấp thông qua hình thức BHYT. Đặc biệt là hỗ trợ kinh phí cho dân khi tham gia BHYT theo hộ gia đình. Giảm chi phí cùng chi trả. Xem xét đề xuất tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí hàng năm đối với quỹ BHYT khi bị thâm hụt.

Sửa đổi, bổ sung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí. Cụ thể không nên ban hành khung giá KCB theo phân

tuyến kỹ thuật. Quy định hiện nay ban hành khung giá một phần viện phí thì các cơ sở tuyến trên có khung giá cao hơn là bất hợp lý dẫn đến các cơ sở TW không tập tung vào nhiệm vụ chính của mình là Đào tạo chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học là chính ngược lại họ đã tăng cường thu bệnh nhân tạo đời sống cho CBCNV gây lãng phí nguồn xã hội.

Đổi mới, áp dụng phương pháp thanh toán chi trả phù hợp như: chi trả trọn gói theo “ca bệnh” hoặc theo “nhóm chẩn đoán”. Đẩy nhanh việc xây dựng và khuyến khích các cơ sở KCB thực hiện phương thức thanh toán theo nhóm chẩn/đoán.

e. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt theo quy định, xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT theo Nghị định số 92/2011/NĐCP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo đúng quy định về điều kiện phát hành thẻ BHYT, việc đi KCB có đúng đối tượng trên thẻ hay không. Kiểm tra, giám sát chi phí KCB tại các cơ sở y tế thông qua các hồ sơ, bệnh án tránh tình trạng làm giả hồ sơ để rút tiền BHYT.

Giám sát chặt chẽ việc khám và điều trị bệnh, đảm bảo quyền lợi KCB và

thanh toán chi phí KCB BHYT, đặc biệt cho người nông dân tham giá BHYT. Cơ quan BHXH cũng cần có biện pháp kiểm tra, giám sát thái độ của y bác sỹ đối với bệnh nhân BHYT trong đó đối tượng BHYT đảm bảo người dân

được phục vụ tận tình khi đi khám chữa bệnh. Việc thực hiện kiểm tra giám sát

này một mặt thông qua việc nâng cao trình độ của đội ngũ giám định viên tại các bệnh viện.

4.3.2.3. Nhóm giải pháp cho cơ sở khám chữa bệnh

a. Nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh

Theo ý kiến của nhiều người dân, nâng cao chất lượng KCB là điều cần

thiết để thu hút họ tham gia BHYT. Do vậy, trong thời gian tới cần chú trọng cải thiện chất lượng KCB BHYT thông qua hai nội dung chính là tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở KCB và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên y tế. Tình trạng cơ sở hạ tầng tại. Với chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, người dân có quyền được hưởng những dịch vụ cao cấp với cơ sở khám chữa bệnh khang trang, hiện đại, sạch sẽ và các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại. Vì vậy, bệnh viện cần huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh với đầy đủ các khoa phòng chức năng, có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát để đáp ứng nhu cầu của người bệnh nói chung và người bệnh có thẻ BHYT cho người nông dân nói riêng. Trang thiết bị y tế cần được đầu tư hiện đại bằng nhiều hình thức: Bệnh viện tự mua hoặc huy động nguồn lực xã hội. Trình độ chuyên môn của người bác sỹ và nhân viên y tế là yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 108 - 119)