Đặc điểm Bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

* Bảo hiểm y tế có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, đây là một chính sách xã hội có đối tượng rất rộng, rất đa dạng, diện bao phủ lớn, cho nên nó phải được luật hóa. Chính vì vậy, việc tổ chức triển khai chính sách này luôn gặp phải những khó khăn phức tạp. Bởi thế, chính sách BHYT phải được nghiên cứu, ban hành cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguyên tắc chung mà các nước vận dụng khi thực hiện là đi từ đơn giản đến phức tạp, từ một nhóm đối tượng cụ thể, có điều kiện

tham gia, đến toàn dân. Chẳng hạn, giai đoạn đầu tiên triển khai BHYT phải áp dụng trước hết đối với những người lao động làm công ăn lương, có quan hệ lao

động với người sử dụng lao động. Đây là nhóm dân cư có mức thu nhập ổn định, có nhu cầu tham gia BHYT thực sự. Mức đóng góp vào quỹ BHYT lại có sự san sẻ cả cho người sử dụng lao động. Phải chăng, đặc điểm này chính là bài học kinh nghiệm cho những nước chuẩn bị triển khai BHYT (Quốc hội, 2014).

Thứ hai, BHYT hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Điều này thể hiện rõ nhất là toàn bộ phí bảo hiểm thu được, chủ yếu dùng để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân. Nhà nước, các cơ quan quản lý tuyệt đối không sử dụng nguồn tài chính này vào việc chi tiêu cho các mục đích khác. Hơn nữa,

nhà nước còn trích từ ngân sách hàng năm để mua thẻ BHYT miễn phí cho những người nghèo, cho trẻ em, cho những người tàn tật…Đồng thời còn bảo trợ

cho quỹ BHYT khi cần thiết, nhất là trong điều kiện mất cân đối quỹ BHYT (Quốc hội, 2014).

Thứ ba, BHYT luôn thể hiện rõ tính kinh tế, tính xã hội, tính nhân đạo và

nhân văn cao cả. Tính kinh tế trong BHYT thể hiện rõ tính kinh tế, tính xã hội, tính

nhân đạo và nhân văn cao cả. Tính kinh tế trong BHYT thể hiện rõ nhất ở quá trình hình thành và sử dụng quỹ, thông qua các hoạt động thu chi và đầu tư quỹ nhàn rỗi. Tính xã hội của BHYT thể hiện khá toàn diện, bởi đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này sẽ là mọi người dân trong xã hội, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội…Tính nhân đạo và nhân văn của BHYT thể hiện ở

chính mục tiêu của chính sách này. Với nguyên tắc “số đông bù sốít”, BHYT đã giúp người dân, nhất là người nghèo, phân tán được rủi ro và chia sẻ về tài chính giữa những người tham gia. BHYT luôn đứng cạnh mỗi người dân trong những lúc khó khăn nhất, khi họ phải đối mặt với ốm đau bệnh tật (Quốc hội, 2014).

Thứtư, nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu của chính sách BHYT luôn gặp phải những khó khăn phức tạp do đối tượng đông, diện bao phủ rộng, giá cả

các dịch vụ y tế lại có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, Chính phủ các

nước khi lựa chọn một hệ thống tài chính y tế, trong đó có BHYT, phải tính đến những vấn đề sau:

Việc huy động các nguồn lực tài chính phải theo phương thức lũy tiến, tức là theo khảnăng chi trả của người dân (Quốc hội, 2014).

Khả năng phân bổ nguồn lực cho các vùng dựa trên sự đánh giá nhu cầu về các dịch vụ y tế có liên quan với các yếu tố kinh tế - xã hội và cơ cấu độ tuổi của người dân (Quốc hội, 2014).

Khảnăng chia sẻ gánh nặng chi phí y tế: Người khỏe mạnh hỗ trợ người

ốm; người giàu hỗ trợ người nghèo; người trong độ tuổi lao động hỗ trợ người

ngoài độ tuổi lao động. Nhờ đó, người nghèo, người ốm đau, bệnh tật tránh được

Thứ năm, việc xây dựng chính sách và tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT ở các nước khác nhau là khác nhau. Bởi mỗi nước đều có những đặc

điểm đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và lịch sử. Ngay trong một

nước cũng có thể phải thực hiện khác nhau giữa các thời kỳ. Vì thế, việc học tập kinh nghiệm các nước cần phải có sự lựa chọn cho phù hợp. Nhưng đồng thời luôn phải coi chăm sóc sức khỏe người dân là quyền cơ bản chứ không phải là sự ban ơn hay thương hại. Điều đó cũng có nghĩa cần phải quán triệt quan điểm này

ở tất cả các cấp, các ngành và mọi người dân trong xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ

y tế (Quốc hội, 2014).

* Sự khác biệt giữa các nhóm với nhóm BHYT theo hộ gia đình (Quốc hội, 2014).

Theo điều 12 luật BHYT sửa đổi năm 2014 quy định thì phân thành 05

nhóm đối tượng tham gia BHYT như sau:

Nhóm 1: Do người lao động đóng 1,5% tiền lương, tiền công chủ sử dụng

lao động đóng 3% tiền lương tiền công;

Nhóm 2: Do tổ chức BHXH đóng cả 4,5% mức trợ cấp BHXH hoặc mức trợ cấp thất nghiệp;

Nhóm 3: Do Ngân sách Nhà nước đóng cả 4,5% Mức Lương tối thiểu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm 4: Được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng (tối thiểu là 30%).

Nhóm 5: Tham gia BHYT theo hộgia đình đóng 100% Phí BHYT (Nông dân chủ yếu thuộc đối tượng này).

Căn cứ vào các quy định pháp luật về BHYT thì có thể thấy sự khác biệt

cơ bản giữa nhóm tham gia BHYT theo hộgia đình và các nhóm đối tượng tham gia BHYT còn lại. Đánh giá đúng bản chất của từng nhóm đối tượng sẽlà cơ sở

quan trọng phát triển BHYT cho đối tượng tham gia BHYT theo hộgia đình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2020. Sự khác biệt của nhóm thứ 5 (đối

tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình chủ yếu là nông dân) với các nhóm đối

tượng khác thể hiện cụ thểnhư sau:

Về mức đóng phí: Nhóm đối tượng thứ 5 nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình (chủ yếu là nông dân) khi muốn tham gia BHYT phải đóng 100% trong khi các nhóm đối tượng trên được người sử dụng lao động, Nhà nước đóng cho

Nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộgia đình chủ yếu là nông dân chỉ được Nhà nước hỗ trợ khi tất cả các thành viên trong hộ (trong cùng sổ hộ khẩu

gia đình) cùng tham gia bảo hiểm và từ người thứ 2,3,4 đóng lần lượt các mức 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi đóng 40%

mức đóng của người thứ nhất. Kể từ ngày 1/1/2015 trở đi, người tham gia bảo hiểm y tế theo hộgia đình bắt buộc phải tham gia cho tất cả các thành viên trong hộ gia đình theo đăng kí sổ hộ khẩu mới được giảm trừ mức đóng.Do vậy với mức thu nhập của hộ nông dân hiện nay việc huy động được các hộ nông dân cùng tham gia bảo hiểm y tế với mức đóng tương đối cao như vậy gặp không ít khó khăn (Quốc hội, 2014).

Vềphương thức đóng BHYT:

Điều 15 luật BHYT quy định các đối tượng tham gia BHYT được cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động lập danh sách nộp vào quỹ BHYT hàng tháng hoặc hàng năm. Do vậy các đối tượng này tham gia bảo hiểm và được

hưởng quyền lợi bảo hiểm thường xuyên, liên tục hơn, quyền lợi của đối tượng tham gia được đảm bảo hơn.

Trong khi đó đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộgia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số

tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào Quỹ BHYT. Việc tách mốc thời gian chính là một giải pháp hỗ trợ những hộgia đình còn khó khăn về kinh tế, khi họ không thể hoặc khó có điều kiện đóng phí BHYT cho cả năm thì có thể lựa chọn đóng

làm nhiều đợt trong năm (03 tháng hoặc 06 tháng một lần). Nhưng việc đóng phí

lại phải lặp đi, lăp lại 3 tháng hoặc 06 tháng một lần sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: thời gian, thủ tục hành chính, người thực hiện … vì lúc nào cũng phải lưu ý đến thời gian hết hạn của thẻ BHYT và khi các hộ đóng BHYT chậm ảnh

hưởng đến thời hạn sử dụng ghi trên thẻkhông được liên tục (Quốc hội, 2014). Mặt khác, theo quy định cũ, người dân có nhu cầu mua BHYT hộ gia đình chỉ việc đến UBND xã, phường, nơi đăng ký cư trú là mua được dễ dàng. Nhưng với quy định mới (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015), người dân bắt buộc phải mua BHYT theo cả gia đình. Nhiều ý kiến cho rằng, với những chính sách ưu đãi hơn so với quy định cũ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT nhằm khuyến khích, vận động người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình, tiến tới BHYT toàn dân. Tuy nhiên, rất nhiều người dân lại đang rất bức xúc với quy định mới này, đặc biệt là những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người

coi việc mua BHYT hiện nay như bị “ép” buộc, tạo một gánh nặng quá sức đối với những gia đình nông dân. Chính vì vậy Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị vềtăng cường sự chỉđạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; đã được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân đến năm 2020; đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn bộ hệ

thống chính trị trong đó vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể nhân dân trong việc phối hợp triển khai thực hiện Luật BHYT và

các văn bản hướng dẫn thi hành. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ

biến giáo dục pháp luật về BHYT đến với nhân dân đặc biệt đối tượng là nông dân. Cần ban hành chính sách pháp luật về BHYT phù hợp với cuộc sống, để

nhân dân hiểu và cùng thực hiện (Quốc hội, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)