Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 58)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1. Đặc điểm cơ bản của huyệnĐoanHùng

3.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Toàn huyện có 27 xã, 01 thị trấn, 276 khu hành chính (thôn). Dân sốĐoan

Hùng có 108.524 người của 14 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân

tộc kinh chiếm đa số, ngoài ra là dân tộc Cao Lan, Tày, Mường…Toàn huyện có 27.927 hộ, tỷ lệ hộnghèo tính đến 2016 là: 7,7%.

Dân số huyện Đoan Hùng trước năm 1945 khoảng 4 vạn người, hầu hết là người Kinh. Mật độ dân số khoảng 500 người/1 km2.Nhân dân Đoan Hùngtừ lâu đời phần lớn vẫn là dân nông nghiệp với phẩm chất cần cù, chịu khó. Qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hoá vật chất và tinh

thần để xây dựng quê hương (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2017).

Lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất trong mọi quá trình sản xuất. Dù máy móc có tự động hóa bao nhiêu cũng không thể thiếu sự quản lý, chỉ huy của người lao động. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lao động vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn so với các ngành khác. Những năm gần đây, số nhân khẩu và lao động gia tăng rõ rệt. Thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình dân sốvà lao động huyện Đoan Hùnggiai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%)

2016/2015 2017/2016 BQ

1. Tổng số nhân khẩu Người 104.806 106.492 108.524 101,61 101,91 101,76

+ Nam Người 51.819 52.107 53.205 100,56 102,11 101,34

+ Nữ Người 52.987 54.385 55.319 102,64 101,71 102,18

2. Tổng số hộ (hộ) Hộ 25.496 27.927 29.367 109,53 105,15 107,34

+ Hộ nông nghiệp Hộ 17.665 18.312 19.012 103,66 103,82 103,74

+ Hộ phi nông nghiệp Hộ 7.831 9.615 10.355 122,78 107,69 115,23

3. Tổng số lao động Người 46.231 48.635 51.643 105,20 106,18 105,69

+ Nông nghiệp Người 33.342 35.194 37.442 105,55 106,39 105,97

+ Phi nông nghiệp Người 12.889 13.441 14.201 104,28 105,65 104,97

4. Số lao động NN/ Hộ NN Người/hộ 1,88 1,92 1,97 - - -

5. Số hộ NN/ Số hộ phi NN Lần 2,25 1,90 1,83 - - - Nguồn: Phòng thống kê huyện Đoan Hùng (2017)

Tổng số nhân khẩu của huyện Đoan Hùng năm 2015 là 104.806 người. Năm 2016 dân số tăng 1,61% so với năm 2015 và năm 2017 dân số tăng 1,91% so với năm 2016. Năm 2016 dân số tăng nhanh nguyên nhân là do huyện đã triển khai cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch song vẫn còn một bộ phận người dân thực hiện chưa tốt cuộc vận động này, dẫn tới việc sinh conthứ 3, 4.

Số nhân khẩu tăng kéo theo số hộ gia đình cũng tăng. Cụ thể, năm 2015 tổng số hộ là 25.496(hộ); số hộ nông nghiệp gấp 2,25 lần số hộ phi nông nghiệp. Số hộ năm 2016 có sự gia tăng đột biến so với các năm trước đó nguyên nhân là do các gia đình có xu hướng tách hộ để hưởng giá điện thấp theo quy định giá bậc thang của Chính phủ. Ngoài ra các hộ gia đình có 2,3 hộ sống chung cũng dần tách ra. Số hộ nông nghiệp không những tăng qua các năm mà còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hộ của huyện. Điều này chứng tỏ Đoan Hùng vẫn là huyện sản xuất nông nghiệp là chính.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế Đoan Hùng là “Nông - lâm - nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ”. Là huyện có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập

bình quân đầu người 28 triệu đồng/ năm. Từng bước đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và văn hóa. Tình hình chính trịổn định , an ninh, quốc phòng

được giữ vững (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2017).

Cùng với sự phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 10 năm trở lại đây, kinh tế huyện Đoan Hùng đã có những bước tiến bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng 3.2.

Qua số liệu bảng 3.2 ta thấy, giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, từ

1.721,51 tỷ đồng năm 2015 lên 1.911,70 tỷ đồng năm 2017, tốc độ phát triển trung bình giai đoạn 2015 – 2017 đạt 5,38%. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ (từ 31,98% năm 2015 lên 32,80% năm 2017), giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản (từ 35,33% năm 2015 xuống còn 32,89% năm 2017). Ngành công nghiệp cũng giảm dần tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị sản xuất của huyện, từ 32,69% năm 2015

tăng lên 33,32% năm 2017.

Qua đây ta thấy huyện Đoan Hùng đã bước vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Mức thu nhập của người dân tăng, năm 2015 GTSX BQ/lao

động là 66 triệu đồng đến năm 2017 GTSX BQ/lao động tăng lên đạt 28 triệu đồng chứng tỏ mức sống của người dân trong xã được cải thiện qua các năm.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Đoan Hùng qua 3 năm (2015-2017)

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%)

Giá trị (tỷ.đ)

Cơ cấu Giá trị (tỷ.đ)

Cơ cấu Giá trị (tỷ.đ) Cơ cấu 16/15 17/16 BQ (%) (%) (%) I. Tổng giá trị sản xuất 1.721,51 100,00 1.813,91 100,00 1.911,70 100,00 105,37 105,39 105,38 1. Ngành nông nghiệp và thủy sản 608,26 35,33 627,72 34,61 647,80 33,89 103,20 103,20 103,20 2. Ngành CN và TTCN 562,76 32,69 598,69 33,01 636,90 33,32 106,38 106,38 106,38 3. Thương mại và dịch vụ 550,49 31,98 587,50 32,39 627,00 32,80 106,72 106,72 106,72 II. Một số chỉ tiêu bình quân 1. GTSX BQ/người 0,016 - 0,017 - 0,017 - 104,05 103,03 103,54 2. GTSX BQ/lao động 0,026 - 0,027 - 0,028 - 105,21 105,10 105,16 3. GTSX BQ/hộ 0,055 - 0,058 - 0,061 - 105,28 105,28 105,28

Nguồn:Phòng thống kê huyện Đoan Hùng (2017)

Giá trị sản xuất của các lĩnh vực tuy có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm nhẹ trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng

tăng chậm. Ngành công nghiệp chủ đạo của huyện: sản xuất xi măng, sản xuất gạch xây dựng, sản xuất chè chế biến, sản xuất rượu –bia, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Đoan Hùng vẫn là huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; xuất phát điểm kinh tế của huyện còn ở mức thấp trong khi tiềm năng phát triển khá,

đặc biệt huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đặc sản, sản xuất chè hàng hóa, chè chất lượng cao. Huyện cũng có tiềm

năng lớn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất làng nghề. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư những năm trước đây thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp, tốc độtăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thu nhập và đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2017).

3.1.2.3. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao

Cơ sở vật chất ngành y tế, giáo dục và sức khỏe cộng đồng: trong những năm qua, các cơ sở y tế trong huyện đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp từ

các nguồn vốn của TƯ, tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay các công

trình đã được đưa vào sử dụng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Hiện có 20/28 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và 80% người dân tham gia các hình thức về bảo hiểm y tế (UBND huyện Đoan Hùng, 2017).

Giáo dục: Hệ thống trường học được đầu tư, nâng cấp, xây mới, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập được đầu tư mua sắm. Toàn huyện có 28 trường Mầm

non, 28 trường Tiểu học, 26 trường THCS, 02 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục

thường xuyên, 01 trung tâm dạy nghề, trong đó có 29 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 8 trường, Tiểu học: 17 trường, THCS: 4 trường). Thực hiện chương

trình kiên cố hóa trường học đã có 460 phòng, lớp đạt kiên cố với số tiền đầu tư hàng trăm tỷđồng. Hệ thống thư viện trường học được trang bịđầy đủ, bậc Tiểu học

có 28/28 trường, THCS có 26/26 trường đạt tiêu chuẩn thư viện chuẩn đạt tỷ lệ

100%. Việc ứng dụng công nghệthông tin vào chương trình giảng dạy đã được chỉ đạo tích cực, đến hết năm 2012, 100% các trường đã nối mạng internet, một số trường có phòng máy tính đáp ứng yêu cầu dạy và học. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình và nội dung đào tạo được đổi

mới, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác hướng nghiệp dạy nghềở các trường phổthông được chú trọng (UBND huyện Đoan Hùng, 2017).

Hệ thống điện trên địa bàn huyện được quan tâm cải tạo, củng cố, nâng cấp cơ bản đáp ứng đủ phục vụ sản xuất, dân sinh. Đến nay trên địa bàn toàn huyện 100 % hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia (UBND huyện Đoan

Hùng, 2017).

Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa, 28/28xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã và có mạng internet đến trung

tâm xã. 24/28 điểm bưu điện đạt chuẩn vềđiểm bưu điện văn hóa xã.

Thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn là 15,5 triệu đồng/người/năm. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã chỉđạo quyết liệt nhiệm vụxoá đói giảm nghèo, xoá nhà tạm. Từ năm 2012-2017 đã giảm được 2.370 hộ nghèo (bình quân mỗi năm giảm được 3,6%). Xây dựng mới được 430 nhà cho hộnghèo và gia đình chính sách. Tính đến hết năm 2017 toàn huyện có 12,69% hộ nghèo giảm 5,64% so với năm 2012, hộ cận nghèo là 13,96%, hộđói giáp hạt là 2,29% (UBND huyện Đoan Hùng, 2017).

Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, tổ chức vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng dân

cư, tạo sự chuyển biến tích cực tư tưởng của người dân, cùng chung tay thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ởđịa phương tạo động lực nội sinh thúc đẩy phát triển và xây dựng nông thôn mới. Các di tích lịch sửvăn hoá đã từng bước được trùng tu, tôn tạo, các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao quần chúng được quan tâm và phát triển.

Công tác truyền thanh, truyền hình luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, trong những năm qua công tác truyền thanh từ huyện đến xã đã biên tập và phát sóng trên 1.400 tin bài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn huyện (UBND huyện Đoan

Hùng, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 58)