Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản của huyệnĐoanHùng

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Huyện Đoan Hùng có ranh giới phía

Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện HạHòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ. Phía Tây Bắc, Đoan

Hùng giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Phía Bắc và phía Đông, huyện Đoan

Hùng giáp các huyện của tỉnh Tuyên Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các huyện: Yên Sơn (phía Bắc) và Sơn Dương (phía Đông). Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn cuối của sông Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổnước vào sông Lô ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, là dòng sông Lô, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng ngã ba sông

Chảy - sông Lô lại nằm sâu trong lòng huyện (UBND huyện Đoan Hùng, 2017).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ

Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng (2017)

Huyện có 28 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Đoan Hùng và 27 xã gồm: Bằng Doãn, Bằng Luân, Ca Đình, Chân Mộng, Chí Đám, Đại Nghĩa, Đông Khê, Hùng Long, Hùng Quan, Hữu Đô, Minh Lương, Minh Phú, Minh Tiến, Nghinh Xuyên, Ngọc Quan, Phong Phú, Phú Thứ, Phúc Lai, Phương Trung, Quế Lâm, Sóc Đăng, Tây Cốc, Tiêu Sơn, Vân Đồn, Vân Du, Vụ Quang, Yên Kiện.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đoan Hùng là 302,4km².

Đoan Hùng có hai tuyến đường Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ số 2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang và Quốc lộ 70 từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái,

Lào Cai (UBND huyện Đoan Hùng, 2017).

3.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi

Với vị trí nằm ở phía bắc tỉnh Phú Thọ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Đông Bắc Bộ và mang đầy đủ yếu tố khí hậu riêng của tỉnh Phú Thọ.

Hàng năm có 2 loại gió chính là Đông Bắc và Tây Nam, ngoài ra có gió núi là gió cục bộ của vùng.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1714mm, được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 26 đến 27 °C. Số giờ nắng trong năm từ 1600 giờ đến 1700 giờ. Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân chủ yếu là nước ngầm, nước sông và nước chứa trong các hồ đập nằm xenkẽ, rải rác giữa các gò đồi, núi. Phần lớn lượng nước phục vụ phục thuộc vào điều kiện thời tiết (UBND

huyện Đoan Hùng, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)