Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1.Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế ở một số nước trên thế giới

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bảo hiểm y tế theo hộ giađình

2.2.1.Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế ở một số nước trên thế giới

Tại các nước phát triển, vấn đề an sinh xã hội luôn được đặt lên hàng đầu. Một trong số đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đây là một vấn đề

quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân khi họ gặp các rủi ro liên quan

đến ốm đau, bệnh tật. Các nước có hệ thống BHYT phát triển nhất phải kể đến

nước Mỹ, Đức, Nhật…Trên thế giới, hầu như không có một quốc gia nào lại không phải bao cấp cho nhu cầu KCB của người dân mà đều phải huy động một phần từ sựđóng góp của xã hội. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, rất

ít khi người ta để cho cá nhân tự phải chịu mọi chi phí y tếkhi điều trị mà thông

thường chia sẻ rủi ro cho nhiều người qua hình thức BHYT. Tức là chia sẻ khó

khăn về tài chính cho nhau, người khỏe mạnh giúp đỡ người ốm đau còn khi

mình ốm đau nhiều người khỏe lại giúp đỡ mình (Lê Hoài Thu, 2013).

Việc thực hiện mô hình BHYT trên thế giới rất khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển và trình độ quản lý của mỗi quốc gia. Đa phần các quốc gia có trình độ kinh tế phát triển khác nhau như Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan… đều thực hiện BHYT toàn dân theo hình thức hộ gia đình. Mô hình BHYT hộ gia đình được coi là mô hình an toàn hay có tính xã hội cao, có tác động tương tác và sự hợp tác của nhiều bên trong việc hình thành. Mô hình BHYT theo cá nhân không chỉ hạn chế về mặt thành viên tham gia mà còn tạo phức tạp về thủ tục hành chính trong việc quản lý đối tượng (đối tượng quản lý tăng cao, chi phí hành chính phức tạp, khó theo dõi chi phí đặc biệt với nhóm người ăn theo). BHYT hộ gia đình là một tất yếu khách quan bởi chủ gia đình sau nhu cầu tồn tại bao giờ cũng tìm kiếm một sự an toàn về sức khỏe cho các thành viên của gia đình thông qua cơ chế BHYT, đặc biệt là phụ nữ, người tàn tật và

con cái trong gia đình mình (những người không có quan hệ lao động và dễ bị các nhà xây dựng chính sách bỏ sót), nhằm tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế, tránh nguy cơ nghèo hóa do ốm đau bệnh tật gây ra. Một nghiên cứu ở Mỹ năm 2006 cho thấy, trong các gia đình tham gia theo hộ gia đình có cơ hội tiếp cận dịch vụ cao hơn so với những gia đình đóng bảo hiểm theo cá nhân; các gia đình không tham gia theo hộ gia đình có sự khác biệt lớn về số lượng và loại dịch vụ sử dụng trong khi trẻ thuộc gia đình có thẻ BHYT gia đình khá đồng nhất về nội dung này (Lê Hoài Thu, 2013).

2.2.1.1. Bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc

Năm 1977, Hàn Quốc ban hành Luật BHYT bắt buộc toàn dân và sau 12

năm vào năm 1989 gần 100% người Hàn Quốc có BHYT. Tại thời điểm bắt đầu triển khai BHYT toàn dân, GDP của Hàn đạt mức 1500 USD/người/năm. Năm

1996 mức phí BHYT bình quân là 592 USD/người/năm nhưng chỉ đảm bảo thanh toán 41,3% chi phí KCB (còn lại do người bệnh cùng chi trả). Tổng chi phí cho y tế năm 1996 là 27 tỷ, chiếm 5,89% GDP thấp hơn so với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Mặc dù vậy, quỹ BHYT vẫn lâm vào tình trạng bội chi quỹ BHYT trong những năm giữa thập kỷ 90. Vì vậy, từnăm 1997 Hàn

Quốc bắt buộc nghiên cứu chuyển đổi phương thức thanh toán theo phí dịch vụ sang phương thức thanh toán theo chuẩn đoán(Nguyễn Hải Đăng, 2013).

Năm 1997 có 3% dân sốlà người nghèo ở Hàn Quốc được cấp thẻ BHYT. Nguồn thu của BHYT cùng năm là 5,4 tỷ USD, trong đó 64,5% do người tham

gia BHYT đóng góp, Nhà nước hỗ trợ 13,2% và phần còn lại lấy từ nguồn lãi do

đầu tư, tăng trưởng. Mức đóng BHYT tính theo thu nhập hoặc tài sản cố định.

Thông thường người lao động đóng từ 2 - 8% thu nhập, số còn lại do chủ sử dụng

lao động đóng. Công chức đóng 4,2% thu nhập, Chính phủ cùng nộp 4,2%. Đối với lao động tự do mức đóng được tính theo mức xếp loại thu nhập hoặc tài sản cốđịnh. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức phí nhằm mục đích đảm bảo chi quản lý (Nguyễn Hải Đăng, 2013).

Người dân Hàn Quốc cùng chi trả nhiều tiền khi đi KCB. Năm 1997 người dân tự chi trả 61,1% chi phí ngoại trú và 39,3% chi phí nội trú. Theo số

liệu của Cục BHYT quốc gia Hàn Quốc (National Health Insurance Corporation) thì từnăm 1998 người dân Hàn vẫn tự chi trả tới 58% tổng chi phí CSSK. BHYT Hàn Quốc không chi trả chi phí các kỹ thuật xét nghiệm siêu âm, cộng hưởng từ

hạt nhân, điều trị bằng y học cổ truyền, chi phí giường bệnh ở phòng bệnh có ít

hơn 6 giường. Mức cùng chi trả là 20% đối với điều trị nội trú, từ40% đến 50%

đối với KCB ngoại trú. Quỹ BHYT thanh toán chi phí thuốc theo giá do Bộ Y tế quy định thống nhất, các thuốc có cùng tên gốc dù của các hãng khác nhau đều có chung một giá. Các xét nghiệm kỹ thuật cao (trừ chương trình scanner) chưa được thanh toán từ quỹ BHYT (tại thời điểm 1999). Tuy vậy, quỹ BHYT Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng khó khăn(Nguyễn Hải Đăng, 2013).

Nhằm đối phó với tình trạng mất cân đối của các quỹ BHYT và tiết giảm chi phí quản lý, từtháng 10 năm 1998 Hàn Quốc triển khai cải cách lớn trong tổ

chức BHYT, thực hiện hợp nhất quỹ BHYT với một hệ thống quản lý thống nhất trong cảnước trực thuộc Bộ Y tế và phúc lợi xã hội (Nguyễn Hải Đăng, 2013).

2.2.1.2. Phát triển bảo hiểm y tế ở Nhật Bản

Nhật Bản thực hiện Luật BHYT bắt buộc từ năm 1922. Sau chiến tranh thế giới II, vào năm 1950 hoạt động bảo hiểm thuộc Chính phủ Nhật Bản được thành lập. Khuyến cáo Chính phủ thực hiện chính sách BHYT toàn dân. GDP khởi điểm của Nhật lúc bắt đầu triển khai là 4700 USD/người/năm. Nhật có hai loại quỹ BHYT chính là BHYT quốc gia (National health Insurance) với 45 triệu thành viên bao gồm người lao động tự do, nông dân và người không có nghề

nghiệp. Loại thứ 2 là BHYT của người làm công ăn lương với khoảng 61 triệu thành viên. Bệnh nhân BHYT cùng chi trả chi phí KCB theo các mức khác

nhau: người lao động tự do trả 30%; công chức trả 20% và người lao động

hưởng lương tự trả 10% chi phí KCB. Sau hơn 40 năm thực hiện BHYT toàn dân, BHYT của Nhật đang đứng trước thử thách khủng hoảng tài chính do sự

mất cân đối thu chi. Sau nhiều năm liên tục bội chi, quỹ dự phòng của BHYT quốc gia Nhật Bản hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2001. Nhu cầu cấp bách của hệ

thống BHYT Nhật hiện nay là làm sao giảm thiểu chi phí y tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của các dịch vụ y tế. Ba giải pháp cơ bản đang được triển khai là:Sử dụng thuốc hợp lý, thay đổi phương thức thanh toán theo phí dịch vụ bằng

phương thức thanh toán khác, thực hiện KCB theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (Đỗ Hồng Phượng, 2015).

Bối cảnh KT - XH của các nước khi triển khai BHYT toàn dân đều có

điểm chung là GDP bình quân đầu người đạt trên 1000 USD/năm. Điều kiện này

đảm bảo thoả mãn được nhu cầu chi phí y tếcơ bản cho toàn dân. Yếu tố cần để

thực hiện BHYT cho 100% dân số là GDP phải đủ lớn để có thểdành được tỷ lệ

phù hợp, cân đối được nhu cầu chi phí y tế ngày càng cao hiện nay. BHYT toàn dân ở Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ những kinh nghiệm quý báu từcác nước tiên phong mởđường và áp dụng phù hợp với đặc trưng riêng của đất nước mình.

Có như thế thì thực hiện BHYT toàn dân mới đi đến kết quả thành công tốt đẹp (Đỗ Hồng Phượng, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 45)