Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT theo hộ giađình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 90)

THEO HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG 4.2.1. Thu nhập của hộgia đình

Mặc dù nhu cầu về BHYT hộ gia đình là rất cao nhưng vì thu nhập là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người dân có tham gia BHYT hộ gia đình hay không. Nó liên quan đến việc đóng góp hình thành quỹ BHYT. Nếu như thu nhập của người dân ở mức cao thì một phần họ trang trải cuộc sống, phần còn lại sử dụng vào việc tái sản xuất và nếu còn họ mới tính toán đến quỹ dự phòng. Chính vì vậy mà nếu thu nhập thấp thì người dân sẽ không có đủ nguồn tài chính để tham gia BHYT hộ gia đình.

Để phản ánh sự ảnh hưởng của yếu tố thu nhập đến nhu cầu tham gia BHYT hộ gia đình, khi khảo sát tôichia thành 5 nhóm thu nhập như sau:

- Nhóm có thu nhập từ 2 đến dưới 2,5 triệu đồng/ tháng

- Nhóm có thu nhập từ 2,5 đến dưới 3 triệu đồng/ tháng

- Nhóm có thu nhập từ 3 đến dưới 3,5 triệu đồng/ tháng

- Nhóm có thu nhập từ 3,5 đến 4 triệu đồng/ tháng

- Nhóm có thu nhập từ 4 triệu đồng/ tháng trở lên.

Phân tích ảnh hưởng của thu nhập tới quyết định tham gia BHYT hộ gia đình? Được thể hiện qua bảng 4.15như sau:

Bảng 4.15. Thu nhập hàng tháng của người dân ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT hộgia đình

Thu nhập

Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Từ 2,0 đến < 2,5 28 100 2 5,88 26 30,23 Từ 2,5 đến <3,0 20 100 3 8,82 20 23,26 Từ 3,0 đến <3,5 26 100 7 20,59 18 20,93 Từ 3,5 đến <4,0 28 100 10 29,41 17 19,77 Từ trên 4,0 18 100 12 35,29 5 5,81 Tổng 120 100 34 28,33 86 71,67 ồ ổ ợp điề

Theo bảng 4.15 cho thấy, những người dân có mức thu nhập từ 2.000.000 đồng đến dưới 2.500.000đồng/ tháng chỉ có 2 người tham gia BHYT chiếm 5,88% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia, họ tham gia rất ít vì không có khả năng đóng góp. Đối với những người dân có thu nhập từ 2.500.000 đồng đến dưới 3.000.000đồng/ tháng có 3 người tham gia chiếm 8,82% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Ở mức thu nhập này thì người dân cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống nên cũng không mấy người tham gia.

Đối với những người có thu nhập từ 3.000.000 đồng đến dưới 3.500.000 đồng/ tháng có 7 người tham gia chiếm 20,59% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Những người dân có thu nhập từ 3.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng/ tháng có 29,41% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Số người có thu nhậptừ 4.000.000 đồng/tháng trở lên có 12 người trong tổng số người dân điều tra có 34 người chiếm 35,29% trong số người tham gia. Như vậy qua kết quả này chúng ta có thể thấy rằng thu nhập của người dân càng tăng thì số người quyết định tham gia BHYT càng cao. Vậy thu nhập của người dân sẽ quyết định việc tham gia BHYT hộ gia đình của người dân. BHYT hộ gia đình khác so với BHYT bắt buộc ngoài tính pháp lý ra, về cơ bản, còn khác biệt ở chỗ mức phí BHYT hộ gia đình do người tham gia chịu trách nhiệm đóng 100%. Như vậy, thu nhập của họ là nhân tố quyết định điều kiện đủ để quyết định có tham gia

hay không? Bởi vì không có thu nhập, hay thu nhập không đáp ứng được cuộc sống thì không thể tham gia mặc dù họ có nhận thức đầy đủ đến đâu đi chăngnữa.

Bảng 4.16.Ảnh hưởng của thu nhập đến mức độ tham gia BHYT của hộgia đình

Loại hộ thu nhập

Tham gia đủ 100% Tham gia chưa đủ 100% Số lượng (hộ) Cơ cấu

(%) Số lượng (hộ) Cơ cấu

(%)

Giàu 5 55,55 11 44

Khá 4 44,44 8 32

Trung bình 0 0,00 6 24

Tổng 9 100 25 100

Qua bảng 4.16, cho thấy ở các hộ đã tham gia BHYT với nhóm có đầy đủ

các thành viên trong hộ gia đình tham gia thì mức thu nhập có 5 hộ giàu đạt

55,55%, 4 hộ khá chiếm 17,67%. Trong khi đó số hộ có thu nhập trung bình không quyết định tham gia BHYT đầy đủ các thành viên. Điều này cho thấy, thu

nhập ảnh hưởng trực tiếp mức tham gia BHYT của hộ gia đình trên địa bàn. Hộ gia đình có tổng thu nhập càng cao có xu hướng mức sẵn lòng tham gia cao hơn.

Vì trong thực tế, thu nhập có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của hộ gia đình và khi

thu nhập cao chi tiêu của gia đình đối với nhu cầu vật chất sẽ chiếm tỷ lệ nhỏhơn

so với phần chi tiêu cho nhu cầu tinh thần và chăm sóc sức khỏe. Do đó nhiều

người có thu nhập cao thì họ luôn mong muốn bản thân và các thành viên trong

gia đình có sức khỏe tốt để tận hưởng cuộc sống, khi đó nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của sức khỏe đến mọi mặt của đời sống càng tăng, khiến nhu cầu

tham BHYT cũng tăng.

4.2.2. Trình độ học vấn của hộgia đình

Cụ thể qua bảng 4.17, cho thấy ở nhóm tham gia BHYT thì hộ tham gia

đầy đủ BHYT là những hộ có trình độ từ trung học phổthông lên đến cao đẳng,

đại học. Có 10% (12 người) được hỏi có trình độ dưới trung học cơ sở; trình độ

trung học cơ sở là 40,83% (49 người); trình độ phổ thông trung học là 48 người chiếm tỷ lệ40%, trình độ sơ cấp/trung cấp có 5 người chiếm 4,16% còn lại trình

độ cao đằng/ đại học có 6 người chiêm 5%. Rõ ràng là trình độ học vấn của

người dân nông thôn là thấp chỉở mức phổ cập.

Qua điều tra trình độdưới trung học cơ sở tỷ lệtham gia là 3 người chiếm 12%; trung học cơ sở tỷ lệ tham gia là 36%; trung học phổ thông tỷ lệ tham gia là

51,11% trong đó có 11,11% là tham gia BHYT đầy đủ; người dân có trình độ sơ

cấp/trung cấp có 5 người tham gia chiếm 4,16% (trong đó có 3 người tham gia

đầy đủ ) và người có trình độ cao đẳng/đại học có 6 người tham gia chiếm 5% . Qua nghiên cứu cho thấy càng trình độ cao thì tỷ lệngười tham gia càng cao. Tỷ

lệkhông tham gia thì ngược lại được giảm dần theo trình độ của người dân nông

thôn. Điều này chứng tỏ rằng sự hiểu biết về thông tin, về chính sách BHYT của

người dân nông thôn đã bị hạn chế bởi trình độ nhận thức của họ. Do không hiểu

được hết những lợi ích mà BHYT mang lại một cách đầy đủ và chính xác nên họ

không tham gia. Vì vậy, khẳng định trình độ học vấn ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tham gia hay không tham gia BHYT của người dân nông thôn. Để

Bảng 4.17.Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức độ tham gia BHYT của hộgia đình Diễn giải ĐVT Tổng số Chưa tham gia Đã tham gia Tham gia đủ 100% Tham gia chưa đủ 100% 1. Tổng số Người 120 86 9 25

Dưới trung học cơ sở Người 12 9 0 3

Trung học cơ sở Người 49 40 0 9

Phổ thông trung học Người 48 37 1 10

Sơ cấp/trung cấp Người 5 0 3 2

Cao đẳng/đại học Người 6 0 5 1

2. Tỷ lệ (theo chiều dọc) % 100 100 100 100

Dưới trung học cơ sở % 10 10,46 0,00 12

Trung học cơ sở % 40,83 46,51 0,00 36

Phổ thông trung học % 40 43,02 11,11 40

Sơ cấp/trung cấp % 4,16 0,00 33,33 8

Cao đẳng/đại học % 5 0,00 55,56 4

3. Tỷ lệ ( theo chiều ngang) % 100 28,33 7,5 20,83

Dưới trung học cơ sở % 100 75 0,00 25

Trung học cơ sở % 100 81,63 0,00 18,36

Phổ thông trung học % 100 77,08 85,41 20,83

Sơ cấp/trung cấp % 100 0,00 60 40

Cao đẳng/đại học % 100 0,00 83,33 16,67

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

4.2.3. Nghề nghiệp của hộgia đình

Qua điều tra cho thấy, nhóm nghề nông, lâm nghiệp có 25 hộ tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, chiếm 20,83%. Nhóm nghề buôn bán có 34 hộ tham gia, chiếm 29,16%. Nhóm nghề lao động tự do có 34 hộ tham gia, chiếm 28,33%. Nhóm

nghề khác có 26 hộ tham gia, chiếm 21,66%. Điều đó cho thấy nhóm buôn bán, lao

bán có sốngười tham gia bảo hiểm y tếđầy đủ là cao nhất, có 4 hộtham gia đầy đủ

các thành viên chiếm 44,44% và có 10 hộ tham gia nhưng chưa đủ các thành viên chiếm 40%.

Bảng 4.18.Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến mức độ tham gia BHYT của hộ gia đình

Nội dung

Tổng số Chưa

tham gia Đã tham gia

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ tham gia đủ 100% Tỷ lệ (%) Số hộ tham gia chưa đủ 100% Tỷ lệ (%)

Nông, lâm nghiệp 25 20,83 17 19,76 3 33,33 5 20,00

Buôn bán 35 29,16 21 24,42 4 44,44 10 40,00

Lao động tự do 34 28,33 26 30,23 1 11,11 7 28,00

Khác 26 21,66 22 25,58 1 11,11 3 12,00

Tổng 120 100 86 100 9 100 25 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

4.2.4. Nhận thức của chủ hộgia đình về dịch vụ bảo hiểm y tế

Để người dân tham gia BHYT thì cần phải giúp người dân hiểu được chính sách BHYT cho họ, đặc biệt và đối với người nông dân. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về BHYT nhằm khuyến khích sự tham gia cho mọi công dân nói chung và người nông dân nói riêng. Trong năm

2015 ngoài thực hiện BHYT cá nhân, Nhà nước đưa ra một chính sách ưu đãi cho nông dân tham gia BHYT. Đối tượng nhân dân tham gia BHYT theo hộ gia đình và áp dụng mức đóng của nhân dân, nếu có đông thành viên trong hộ gia đình cùng tham gia BHYT hộ gia đình, thì thành viên thứ 3 sẽ được giảm 10% mức đóng của cá nhân; từ thành viên thứ 4 trở đi, mỗi thành viên được giảm 20% mức đóng của cá nhân. Đây là một chính sách khuyên khích được tất cả mọi người trong gia đình tham gia BHYT. Bên cạnh đó, vẫn thực hiện BHYT các nhân, để thuận lợi cho những gia đình không có điều kiện tham gia cả gia đình

Bảng 4.19. Tỷ lệ hộ dân có hiểu biết về chính sách BHYT hộgia đình

Nội dung

Tổng

số Chưa tham gia Đã tham gia

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Hiểu biết về chính sách BHYT

Hiểu rõ 35 29,17 10 11,62 25 73,52

Hiểu nhưng không rõ 60 50,00 51 59,30 9 26,47

Không hiểu 25 20,83 25 29,06 0

Tổng 120 100 86 100 34 100

2. Mức độ cần thiết tham gia BHYT

Cần thiết 82 68,33 55 63,95 27 79,41

Bình thường 33 27,50 26 30,23 7 20,58

Không cần thiết 5 4,17 5 5,81 0

Tổng 120 100 86 100 34 100

3. Hiểu biết về các lợi ích tham gia

BHYT

Để phòng khi ốm đau, bệnh tật 94 78,33 61 70,93 33 97,05

Giảm chi phí KCB khi đi khám chữa

bệnh 108 90,00 76 91,56 32 94,11

Chia sẻ rủi ro với mọi người 30 25,00 8 9,30 24 70,58 Tuổi cao 34 28,33 6 6,97 28 82,35

Sức khoẻ yếu 62 51,67 30 34,88 32 94,11

Để đi KCB 64 53,33 37 43,02 27 79,41

Tổng 120 100 86 100 34 100 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Hiểu biết về chính sách bảo hiểm y tế

Qua điều tra các hộ dân cho thấy sự hiểu biết của người dân về các chính sách BHYT còn hạn chế. Theo kết quả khảo sát tại các điểm nghiên cứu cho thấy, mức độ hiểu biết về các chính sách BHYT của người nông dân còn rất hạn chế. Tính bình quân trên toàn huyện Đoan Hùng, 29,17% số người cho rằng hiểu

biết rõ về các chính sách này, có tới một nửa số ý kiến cho rằng mức độ hiểu biết chỉ dừng lại ở mức không rõ lắm và đáng nói tới là có hơn 20,83% số người tham gia trả lời nói rằng không hiểu chính sách BHYT.

Sự cần thiết tham gia BHYT

Qua điều tra cho thấy, nhận thức của người dân về sự cần thiết tham gia BHYT, đa số người dân đều đánh giá ở mức độ cần thiết chiếm 68,33%. Chưa đến 5% ý kiến cho rằng việc tham gia BHYT là không cần thiết. Có 27,5% số ý kiến đánh giá về vấn đề này là bình thường. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ lớn người dân cho rằng đây là việc làm cần thiết bởi họ chưa nhận thức rõ ràng về những lợi ích do BHYT mang lại. Hoặc những người hiểu rõ lợi ích của BHYT mang lại thì lại chưa sẵn sàng chi trả mức phí tham gia bảo hiểm như hiện

nay, cũng như điều kiện về thu nhập của hộ chưa thực sự bảo đảm để có thể tham gia. Bên cạnh đó, lòng tin vào các dịch vụ BHYT của người dân địa phương với loại hình bảo hiểm này chưa thực sự cao.

Hiểu biết về lợi ích của BHYT

Trong những năm qua, đặc biệt năm 2015 nước ta đã triển khai những chính sách để phát triển BHYT toàn dân. Chính vì vậy, hiện nay hệ thống đại lý bán thẻ BHYT được thành lập ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp người nông dân tiếp cận nhanh chóng với dịch vụ BHYT. Những năm trước tập trung nhiều phát tiển BHYT trên địa bàn các thành thị, những nhưng năm gần đây đã chuyển sang tập trung phát triển mạnh BHYT toàn dân và đặc biệt chú trọng đến vùng nông thôn. Chính vị vậy mà Đoan Hùng cũng là một trong những vùng được chú trọng.

Để nắm rõ được nguyên nhân của việc tham gia BHYT của người dân, tôi hỏi về nhận thức của họ về việc tham giá BHYT. Khi được hỏi về những lý do khiến họ tham gia mua BHYT, kết quả cho thấy hầu hết động lực tham gia

BHYT của các hộ là do quan trọng nhất là giảm chi phí KCB, thứ hai là đề phòng khi ốm đau, bệnh tật và một lượng không nhỏ là do sức khỏe không tốt nên họ mới tham giá BHYT. Họ chưa nhận thức được tham gia BHYT để họ có thể đi khám sức khỏe định kỳ, nhằm cải thiện được sức khỏe, hay chưa nhận thức được việc chia sẻ rủi ro cho nhau khi tham gia BHYT. Thông thường, khi hộ gia đình xác định được những cú sốc lớn về biến động kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong đó là cú sốc về bệnh tật, các ứng xử tức thời làhọ sẽ tìm một phương án tránh hoặc giảm nhẹ thiệt hại đến mức có thể. Đối với vấn đề sức khoẻ cũng vậy, các nhóm hộ sẽ tìm các phương án nhằm giảm gánh nặng về kinh tế khi có các thành viên trong gia đình thường xuyên đau ốm. Một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu đó là mua BHYT. Trong nhóm khảo sát, có 51,67% số hộ mua BHYT khi có người thường

xuyên đau ốm. Bên cạnh đó, cũng có nhiều hộ tham gia BHYT theo phong trào số hộ tham gia do thấy mọi người mua thẻ BHYT thì mua) và cũng có tỷ lệ tương tự số hộ mua thẻ BHYT do cảm thấy rằng cần chia sẻ khó khăn với những người khác có điều kiện khó khăn hơn gia đình mình.

4.2.5. Tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ bảo hiểm y tế

Đối với hệ thống đại lý thu BHYT hộ gia đình:

Qua Bảng 4.20chúng ta thấy thái độ phục vụ của các đại lý thu BHYT hộ gia đình có 53 người chiếm 44,17% là trả lời phục vụ tận tình, phần lớn số người đã tham gia cho là các đại lý phục vụ tốt chiếm 58,82% trong tổng số người đã

tham gia; có 34 người cho rằng đại lý thu BHYT phục vụ chưa hết vai trò, trách

nhiệm chiếm 28,33% (trong đó có 7 người đã tham gia và 27 người chưa tham gia); Vẫn còn một số ý kiến cho rằng các đại lý còn quan liêu, hách dịch gây khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 90)