Yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước và sự quan tâm của chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 105 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT theo hộ giađình

4.2.6. Yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước và sự quan tâm của chính

Những vấn đề thuộc về chính sách BHYT toàn dân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, mở rộng phạm vi BHYT toàn dân. Ngoài việc ban hành, quản lý, cơ chế vận hành, nội dung chính sách phải thực sự phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân. Có như vậy chính sách BHYT toàn dân mới đi vào cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó thủ tục tham gia, thủ tục hưởng,

mức hưởng là vấn đề nội tại của chính sách có tính tiên quyết đến sự tham gia BHYT cho người dân.

Những vấn đề thuộc về yếu tố chính sách BHYT có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, mở rộng phạm vi BHYT cho người dân sống trong khu vực nông thôn. Việc ban hành, sự quản lý, cơ chế vận hành, nội dung chính sách phải thực sự phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân, có như vậy chính sách BHYT cho nông dân mới vận hành tốt và đi vào cuộc sống của người nông dân. Bên cạnh đó, vấn đề về thủ tục tham gia, thủ tục hưởng, mức đóng, mức hưởng là vấn đề nội tại của chính sách lại có tính tiên quyết đến sự tham gia BHYT của người nông dân. Bởi lẽ, nếu như thủ tục mà quá rườm rà, phức tạp và mức đóng thì quá cao

còn mức hưởng lại thấp liệu rằng người nông dân có muốn tham gia hay không?

Số dân tham gia BHYT theo hộ gia đình còn thấp, đa số người tham gia BHYT là những người mắc bệnh mãn tính, bệnh có chi phí điều trị cao. Vấn đề này có liên quan đến việc tổ chức, tuyên truyền vận động cho người dân hiểu rõ chính sách BHYT, tích cực tham gia BHYT.

Điều kiện kinh tế của nhóm đối tượng cận nghèo thực sự không có khác biệt nhiều so với nhóm đối tượng nghèo nhưng các chính sách ưu đãi cho nhóm đối tượng cận nghèo này lại hạn chế hơn nhiều so với đối tượng nghèo. Mức hỗ trợ đóng BHYT (70%) có thể không đảm bảo người cận nghèo có khả năng tham gia BHYT. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy có có địa phương hỗ trợ đến 80-90% nhưng số đối tượng tham gia vẫn đạt thấp. Điều này có thể còn liên quan đến nhận thức về lợi ích của việc tham gia BHYT chưa đầy đủ, cùng với cách thức tổ chức khám chữa bệnh BHYT chưa thuận lợi cho người

tham gia.

Một yếu tố nữa phải xem xét đến đó là mức cùng chi trả theo quy định hiện

nay và không có trần giới hạn mức cùng chi trả trong 1 năm cũng được xem là một rào cản hạn chế sự tiếp cận của người dân, người cận nghèo đối với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.

Do đó, để phân tích ảnh hưởng của chính sách đến kết quả thực hiện BHYT của người dân, tôi chủ yếu tập trung phân tích sự ảnh hưởng của thủ tục tham gia, thủ tục hưởng và mức đóng, mức hưởng đến kết quả thực hiện BHYT

Bảng 4.26. Ý kiến đánh giá về chính sách của nhà nước

Đánh giá về đội ngũ cán bộ y tế

Tổng số Chưa tham gia Đã tham gia

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Thủ tục tham gia Nhanh gọn 32 26,67 19 22,09 13 38,23 Rườm rà 60 50,00 50 62,50 10 29,41 Khác 28 23,33 27 31,39 11 32,35 Tổng 120 100 86 100 34 100 2. Mức đóng phí Mức cao 64 53,33 51 59,30 13 38,23 Bình thường 46 38,33 31 36,05 15 44,11 Thấp 10 8,33 4 4,65 6 17,64 Tổng 120 100 86 100 34 100 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Qua bảng 4.26 cho thấy sự ảnh hưởng của thủ tục tham gia đến kết quả thực hiện BHYT cho người dân là rất lớn. Có 50% ý kiến cho rằng thủ tục tham gia BHYT rườm rà. Mỗi người dân đều rất ngại khi động trạm đến các giấy tờ tùy thân (như sổ hộ khẩu, CMTND…) lại còn năm sinh, tên đệm. Để giúp người dân tiếp cận và thụ hưởng chính sách BHYT toàn dân thì yêu cầu các cơ quan chuyên môn cần không ngừng thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện giảm thểu tối đa về mặt giấy tờ. Đồng thời cấn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp lý để cung cấp giấy tờ tùy cho người dân cho chính xác tránh sai sót, nhầm lẫn đúng tên, đúngtuổi.

Đối với mức đóng, mức hưởng qua bảng 4.26 cho thấy ý kiến phản hồi từ 120 người dân được phỏng vấn có 64 người (chiếm 53,33%) trả lời là mức đóng

cao và 46 người (chiếm 38,33%) người trả lời là mức trung bình và có 10 người trả lời là mức đóng thấp (chiếm 8,33%). Trong số 86 hộ không tham gia họ có tới 51 hộ chiếm 59,30% đánh giá mức phí BHYT là cao. Có 31 hộ chiếm 36,05% đánh giá mức phí đóng là trung bình.

Ngoài ra, tại một số địa phương chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức trong vận động hay tổ chức phối hợp với cơ quan BHXH trong tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BHYT, việc tổ chức các Đại lý bán BHYT chưa thuận lợi, điều kiện để người dân tiếp cận,tìm hiểu chính sách và những qui định tham gia BHYT tại các địa phương còn hạn chế, đã làm giảm lòng tin của người tham gia BHYT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 105 - 108)