Phân loại lỗi sử dụng từ Hán Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 35 - 41)

Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT

2.4. Phân loại lỗi sử dụng từ Hán Việt

Trong quá trình thu thập tư liệu bài viết của sinh viên phục vụ luận văn, chúng tơi đã phát hiện được khơng ít các trường hợp sử dụng sai từ Hán Việt

của người học Trung Quốc. Các lỗi sai thể hiện ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ từ chữ viết, chính tả đến lỗi sử dụng sai chức năng ngữ pháp, từ loại của từ Hán Việt, dùng sai sắc thái cũng như ngữ cảnh… Qua bức tranh về lỗi của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt có thể thấy được óc liên tưởng từ ngơn ngữ thứ nhất đến ngôn ngữ thứ hai của sinh viên rất độc đáo, đôi khi là sự sáng tạo ra từ ngữ mới dựa trên những tri thức về tiếng mẹ đẻ kết hợp với tiếng Việt tạo ra những từ Hán Việt mới song lại không phải là các từ được sử dụng trong tiếng Việt. Sự sáng tạo ngôn ngữ này vẫn làm cho người Việt hiểu được người viết muốn thể hiện điều gì mà khơng làm gián đoạn mạch tư duy trong quá trình tạo văn bản

Thao tác phân loại lỗi sử dụng từ Hán Việt được xem xét trên nhiều căn cứ. Có thể phân loại theo phạm trù ngữ pháp như lỗi về danh từ, lỗi về động từ, tính từ. Có thể phân theo các bình diện ngơn ngữ như lỗi về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Ở đây, chúng tôi dựa trên sự so sánh khác biệt giữa ngôn ngữ gốc và ngơn ngữ đích cũng như mức độ ảnh hưởng của tiếng Hán đến quá trình sử dụng tiếng Việt của người học. Trên cơ sở đó, xác định những lỗi về nghĩa từ, sắc thái của từ, cách dùng từ loại Hán Việt, cách kết hợp các từ Hán Việt với các từ ngữ khác trong câu. Thêm nữa, do khảo sát của chúng tôi dựa trên cứ liệu bài viết của người học nên không thể không quan tâm đến những lỗi về mặt chính tả chữ viết. Cụ thể, chúng tơi phân chia các kiểu lỗi sai dùng từ Hán Việt của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt:

1- Lỗi chính tả từ Hán Việt.

2- Lỗi chuyển di tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt. 3- Lỗi chuyển di trật tự cụm danh từ Hán Việt.

4- Lỗi chuyển di từ Hán Việt không phù hợp ngữ cảnh. 5- Lỗi dùng sai từ loại.

6- Lỗi nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa.

8- Lỗi tự tạo từ Hán Việt mới.

Nhìn chung, lỗi sử dụng từ Hán Việt của sinh viên Trung Quốc khá phổ biến, dàn trải trên tất cả mọi trình độ. Có một số kiểu lỗi mà sinh viên càng học trình độ cao càng dễ vấp phải như lỗi chuyển di từ Hán hiện đại sang tiếng Việt. Do càng học trình độ cao, sinh viên càng tiếp xúc với nhiều từ Hán Việt và mức độ khó càng tăng lên. Vận dụng vốn âm Hán Việt có được, sinh viên đã chuyển di các từ ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Việt mà không hề biết được rằng từ ngữ đó trong tiếng Việt có sự thay đổi về nghĩa cũng như cách dùng và phạm vi sử dụng. Về điểm này, nghiên cứu của chúng tơi cũng có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Duyên Hà rằng: “phần lớn lỗi thu thập được đều xuất phát từ lỗi về nghĩa hoặc ít nhiều có liên quan đến nghĩa. Người học do khơng hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo về các từ ngữ Hán Việt” [20;95]. Vì thế nên đã cơ động liên tưởng tiếng Hán hiện đại chuyển di sang tiếng Việt thông qua âm Hán Việt để thể hiện thành chữ viết tiếng Việt.

Dưới đây là bảng thống kê số lượng và tỉ lệ theo tám loại lỗi sử dụng từ Hán Việt:

STT Loại lỗi Số lƣợng lỗi Tỉ lệ %

1 Lỗi chuyển di từ Hán hiện đại sang

tiếng Việt 185 39.1

2 Lỗi chính tả từ Hán Việt 79 16.7 3 Lỗi chuyển di trật tự cụm danh từ

Hán Việt 71 15.0

4 Lỗi lẫn lộn các từ có cùng yếu tố 54 11.4 5 Lỗi kết hợp sai từ Hán Việt với các

từ ngữ khác 32 6.8

hợp ngữ cảnh

7 Lỗi dùng sai từ loại 14 3.0

8 Lỗi tạo từ mới 11 2.3

Tổng 473 100

Bảng 2: Số liệu thống kê tình hình lỗi theo các dạng lỗi.

Biểu đồ 3: Tỉ lệ lỗi theo các dạng lỗi

Trong những lỗi trên, có thể gộp lại thành hai nhóm lớn. Nhóm lỗi liên quan đến nghĩa của từ bao gồm các lỗi: - Lỗi chuyển di từ Hán hiện đại sang tiếng Việt

- Lỗi chuyển di từ không hợp ngữ cảnh - Lỗi nhầm lẫn các từ có cùng yếu tố. - Lỗi dùng sai từ loại từ Hán Việt.

- Lỗi dùng sai từ loại - Lỗi tạo từ mới

- Lỗi nhầm lẫn các từ có cùng yếu tố - Lỗi trật tự cụm danh từ.

- Lỗi kết hợp sai từ Hán Việt với các từ ngữ khác.

Cịn lại lỗi chính tả thuộc lỗi về mặt hình thức chữ viết. Trong số các lỗi trên có lỗi nhầm lẫn các từ cùng yếu tố là dạng lỗi có thể thuộc cả hai nhóm lỗi về nghĩa và lỗi về kết hợp. Vì lỗi này có hai ngun nhân chính. Thứ nhất, có thể do người học nhầm lẫn về nghĩa của các từ này vì chúng có sự giống nhau cả về hình thức ngữ âm và nét nghĩa. Thứ hai, vì dùng sai từ và kết hợp sai yếu tố trong nội bộ từ đó có nghĩa là sai về kết hợp.

Tương tự, lỗi dùng sai từ loại từ Hán Việt cũng có thể xếp vào cả hai nhóm lỗi về nghĩa và lỗi về kết hợp vì ngun nhân do người học khơng nắm rõ nghĩa từ nên dùng sai về mặt từ loại của từ và dẫn đến kết hợp sai từ trong câu.

Một cách khác, chúng ta cũng có thể phân chia lỗi thành hai loại là lỗi về nghĩa và lỗi về hình thức.

Theo đó, lỗi về nghĩa là các lỗi:

- Lỗi chuyển di từ Hán hiện đại sang tiếng Việt - Lỗi sử dụng từ không hợp ngữ cảnh

- Lỗi nhầm lẫn các từ có cùng yếu tố. - Lỗi dùng sai từ loại từ Hán Việt. Nhóm lỗi về mặt hình thức bao gồm: - Lỗi dùng sai từ loại từ Hán Việt. - Lỗi tạo từ mới

- Lỗi nhầm lẫn các từ có cùng yếu tố - Lỗi trật tự cụm danh từ.

- Lỗi kết hợp sai từ Hán Việt với các từ ngữ khác. - Lỗi chính tả từ Hán Việt

Đây là những dạng lỗi cơ bản nhất của trong bài viết của sinh viên Trung Quốc mà chúng tơi xác định được. Trong q trình khảo sát, chúng tơi thấy rằng có những lỗi sai có thể xếp vào một hoặc hơn một dạng lỗi. Chẳng hạn xem xét câu chứa lỗi:

Có bạn thường xuyên hâm mộ cuộc sống của người khác và luôn nghĩ mình khơng may

Lỗi sai trong câu trên là sử dụng từ hâm mộ. Đây có thể xếp vào lỗi

nhầm lẫn nghĩa các từ cùng yếu tố. Do các từ có nét nghĩa giống nhau hoặc do có cùng yếu tố nên người học nhầm lẫn. Cho nên có thể thay từ trên bằng từ

ngưỡng mộ. Mặt khác, có thể xếp trường hợp này vào lỗi dùng từ không phù

hợp sắc thái, sai ngữ cảnh. So sánh nghĩa hai từ, hâm mộ có sắc thái khác so với ngưỡng mộ. Mặc dù đều có chung một nghĩa đó là “yêu mến”.

Theo từ điển tiếng Việt (2008) Hồng Phê chủ biên có định nghĩa: Hâm mộ (động từ): yêu thích và mến phục

Ví dụ: hâm mộ bóng đá, ca sĩ được nhiều người hâm mộ Ngưỡng mộ (động từ): kính phục và yêu mến

Ví dụ: ngưỡng mộ tài năng, nhìn bằng ánh mắt ngưỡng mộ.

Như vậy, nét nghĩa của hai từ chỉ khác nhau ở chỗ hâm mộ là sự mến

phục và ngưỡng mộ là sự kính phục.

Về sự khác biệt về sắc thái nghĩa và cách dùng có thể dẫn chứng thêm một số ngữ cảnh như:

Hâm mộ ca sĩ, hâm mộ người nổi tiếng.

Ngưỡng mộ tình yêu đẹp của họ, ngưỡng mộ người giỏi, người tốt.

Như vậy, hâm mộ thường dùng đối với người nổi tiếng trong ngành nghệ thuật như điện ảnh, ca nhạc,...Ngưỡng mộ thường dùng với một hiện tượng, con người tốt, người có tài năng, đáng để người khác học hỏi, làm theo. Theo đó, với ngữ cảnh ở câu chứa lỗi của người học ở trên nên dùng từ

Như vậy có thể thấy, việc phân loại các lỗi vào dạng này hay dạng kia là một việc làm mới chỉ mang tính chất tương đối. Trường hợp dùng sai từ trên đây đã minh chứng cho luận điểm đó.

Dưới đây, chúng tơi xin trình bày những phân tích, mơ tả về những dạng lỗi thu được qua quá trình khảo sát tư liệu viết của người học Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 35 - 41)