Lỗi kết hợp từ Hán Việt với các từ ngữ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 58 - 60)

Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT

2.5. Tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt

2.5.7. Lỗi kết hợp từ Hán Việt với các từ ngữ khác

Đây là lỗi kết hợp từ trong câu không đúng do thiếu hoặc thừa từ, cũng có thể do đặt từ ngữ sai vị trí giữa từ Hán Việt với các từ ngữ khác trong câu. Trên thực tế, lỗi kết hợp từ xảy ra không chỉ với người học Trung Quốc mà bất kì người học nào biểu đạt ngôn ngữ thứ hai đều vấp phải. Lỗi kết hợp này được chúng tôi chia làm hai lỗi nhỏ dưới đây.

2.5.7.1. Thiếu và thừa phụ từ, liên từ

CĐS: Học sinh khơng học vì thích thú chỉ đi học để ứng phó với việc điểm danh.

(2) Hai bài báo cũng nêu ra các biện pháp ứng phó vấn đề này

CĐS: Hai bài báo cũng nêu ra các biện pháp ứng phó với vấn đề này

(3) Hai bài viết đều theo hướng phê phán đối với việc sử dụng túi nilon (4): Khán giả bị cảm động.

CĐS: Khán giả rất cảm động.

Như chúng ta đã biết, cảm động là từ chỉ cảm xúc con người thường

được coi như một tính từ và có kết hợp như rất cảm động, thực sự cảm động. Trong trường hợp mắc lỗi như trên, sinh viên bị ảnh hưởng của cách kết hợp trong tiếng Hán là ...被感严 (...bị cảm động).

Trường hợp câu chứa lỗi (1), (2), ứng phó trong tiếng Việt vốn là một động từ tác thể như các động từ tác động, phụ thuộc,quan tâm...Các động từ này ln có đối tượng tác động sau đó. Và trong tiếng Việt, các động từ này thường đi kèm sau đó những phụ từ hay giới từ như tác động đến…, phụ

thuộc vào…, quan tâm đến…

Từ ứng phó trong tiếng Việt thường có trong kết hợp ứng phó + với +

danh từ. Chẳng hạn:

ứng phó với biến đổi khí hậu ứng phó với nạn cát bay

ứng phó với đồng nghiệp khó tính

Trong một vài trường hợp, chúng ta có thể khơng dùng với theo sau

ứng phó như

ứng phó sự cố mơi trường

Song đây chỉ là một vài cách dùng thiếu. Về cơ bản, chúng ta phải đảm bảo cấu trúc ứng phó + với + danh từ. Trong trường hợp này, sinh viên đã bị ảnh hưởng bởi kết hợp trong tiếng Trung 严付+ danh từ. Chẳng hạn như:

严付局面 (ứng phó cục diện): ứng phó với cục diện 严付事故 (ứng phó sự cố): ứng phó với sự cố

Trong kết cấu “ứng phó + điểm danh”, thực chất 点名(điểm danh)

trong tiếng Hán cũng được coi là một danh từ. Nó vừa là danh từ vừa là động từ (tương tự như một dạng danh động từ trong tiếng Anh).

2.5.7.2. Kết hợp sai cụm danh từ

(5) Người Việt Nam rất có lịng trách nhiệm

(6) Các hoạt động thể thao, thi hát, thi múa và các biểu diễn trong các trường hợp khác nhau

Lỗi kết hợp sai từ Hán Việt với các từ ngữ khác có 32 trường hợp chính và chiếm 6.8 % tổng số lỗi thu được. Tỉ lệ này chúng tôi đánh giá là khá nhiều. Việc kết hợp sai các từ trong câu làm cho mạch ý bị đứt đoạn hoặc không trọn ý. Đối với người học Trung Quốc dễ mắc phải các trường hợp thiếu liên từ liên kết câu và thiếu từ liên kết các thành phần trong câu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 58 - 60)