Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT
2.5. Tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt
2.5.5. Lỗi sử dụng sai từ loại
Đây là lỗi do sinh viên sử dụng từ ngữ sai từ loại. Cụ thể là từ được sử dụng sai vị trí và kết hợp sai với các từ ngữ khác trong câu. Chẳng hạn, sinh viên sử dụng cách nói “Trường đại học mở hội chợ cho sinh viên tự doanh
nghiệp”. Trong câu này, sinh viên có thể do nhầm lẫn vì doanh nghiệp và kinh doanh có cùng yếu tố doanh. Doanh nghiệp là danh từ nhưng được sinh viên
sử dụng như động từ. Ngược lại trong câu chứa lỗi “Trong giờ nghỉ sinh viên
có nhiều giải trí”, từ giải trí là động từ nhưng lại được sử dụng như một danh
từ. Trên thực tế, hiện tượng chuyển loại của từ trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, chứa đựng nhiều điều phức tạp. Chuyển loại của từ có nghĩa là có những từ vốn thuộc từ loại này rồi sau chuyển sang từ loại khác và được dùng theo nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ loại này hay từ loại kia” [48;92]. Hiện tượng chuyển loại của từ trong lớp từ Hán Việt cũng khá đa dạng. Theo tác giả Nguyễn Văn Khang thì “phổ biến là sự chuyển loại từ danh từ sang động từ hoặc tính từ”. Vì vậy mà việc sử dụng từ Hán Việt về mặt từ loại cũng khá thoải mái và khơng cứng nhắc. Người học có thể có nhiều lựa chọn cho việc dùng từ mà khả năng mắc lỗi sai là thấp.
Song lỗi dùng sai từ loại ở đây xét ở cách dùng từ loại của sinh viên không đúng với cách dùng trong tiếng Việt. Loại lỗi này chúng tôi thu thập được ở sinh viên trình độ A và đầu B là chủ yếu. Theo kết quả khảo sát, số lượng lỗi sai từ loại rất ít chỉ có 3 trường hợp. Có thể do tư liệu khảo sát trình độ B và C là nhiều hơn hẳn trình độ A nên số lượng lỗi này khá ít. Bởi ở các trình độ cao thì người học càng ít mắc loại lỗi này. Dường như ở trình độ B và C, người học đã có đủ kinh nghiệm tiếng Việt để xác định được đúng từ loại của các từ.
Thực tế, việc phân biệt giữa các từ loại động từ, danh từ, tính từ khơng khó nếu sinh viên chú ý hơn một chút. Hầu như sang đến trình độ B là sinh viên có thể sử dụng đúng từ loại của từ nói chung và các từ loại trong lớp từ Hán Việt nói riêng. Một số từ Hán Việt khi chuyển di sang tiếng Hán có đơi chút biến đổi về ý nghĩa và cách sử dùng, do vậy sinh viên có thể mắc lỗi sai là điều khó tránh. Đơi khi ngun nhân là do sinh viên dễ gặp nhầm lẫn giữa các từ cùng trường nghĩa song cách dùng khác nhau như kinh doanh - doanh
nghiệp - thương mại.
Người Việt Nam rất vui tính và hoan nghênh.
Hoan nghênh là một động từ nhưng ở trên được sử dụng giống như một
tính từ. Chúng ta có thể hiểu ý người viết muốn nói “người Việt Nam rất nhiệt tình và hiếu khách”. Lỗi này nói chung không gây hậu quả nghiêm trọng, người đọc có thể đốn định được ý mà người viết muốn diễn đạt. Tuy nhiên về mặt hành văn mà nói thì đây là lỗi sai cơ bản về cách dùng từ.