Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 61 - 66)

Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT

2.5. Tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt

2.5.9. Nhận xét chung

2.5.9.1. Về tỉ lệ các loại lỗi

Trong số tám lỗi được khảo sát, lỗi chuyển di từ Hán hiện đại sang tiếng Việt là lỗi chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 39.1% tổng số lỗi. Điều này thể hiện mức độ khó trong việc xác định nghĩa và chuyển di từ ngữ giữa hai ngôn ngữ. Những thao tác chuyển di của sinh viên khơng mang lại hiệu quả trong q trình tạo dựng văn bản. Điều này cũng một lần nữa khẳng định rằng số lượng các từ Hán Việt biến đổi nghĩa trong tiếng Việt là khá lớn.

Thứ hai là lỗi chính tả từ Hán Việt có số lượng là 79 lỗi, chiếm 16.7% tổng số lỗi, đứng thứ hai trong các dạng lỗi. Điều này nói lên rằng, chính tả chữ viết tiếng Việt là điểm khó thụ đắc đối với người học Trung Quốc. Điều này khá dễ hiểu do Hán tự là hệ thống văn tự mang đậm tính tượng hình biểu ý. Nghĩa là chữ viết hình thành bằng cách dùng các nét phác họa hiện thực khách quan để biểu ý. Đặc điểm này hoàn toàn khác với tiếng Việt là hệ thống chữ viết mượn hệ chữ cái Latinh. Sự khác biệt lớn này là trở ngại trong quá trình thụ đắc chữ viết tiếng Việt của người Trung Quốc.

Đứng thứ ba là lỗi sai trật tự cụm danh từ Hán Việt với số lượng 71 lỗi, chiếm 15% tổng lỗi. Nhìn vào số liệu này có thể thấy trật tự ngữ pháp trong nội bộ ngữ đoạn danh từ tiếng Hán nói riêng và ngữ pháp tiếng Hán nói chung cịn ảnh hưởng rất sâu đậm trong khi người Trung Quốc học tiếng Việt. Và do cấu trúc ngữ đoạn danh ngữ tiếng Hán trái ngược hoàn toàn so với tiếng Việt nên người học khó vượt qua được lỗi này. Thực trạng này, địi hỏi phải có những phương pháp phiên dịch rõ ràng, hiệu quả hơn để áp dụng cho tất cả các trường hợp và các phương pháp này phải được phổ biến rộng rãi và phải dành nhiều giờ học để rèn luyện kĩ năng và phương pháp dịch Trung - Việt.

Thứ tư, lỗi nhầm lẫn các từ cùng yếu tố cũng là một dạng lỗi khá phổ biến. Do người học còn mơ hồ về nghĩa và nhầm lẫn các từ có cùng yếu tố như hâm mộ -ngưỡng mộ, phương pháp - biện pháp, phát triển - phát huy, tận

dụng - lợi dụng, độc lập - tự lập, quy hoạch - kế hoạch. Do đặc điểm gần nhau

về một yếu tố nào đó hơn nữa lại có sự gần giống nhau về nét nghĩa nên khơng khó phân biệt rạch rịi từng từ. Điều này khơng chỉ khó khăn với người nước ngoài mà ngay cả người Việt nhiều khi cũng nhầm lẫn và không biết nên lựa chọn từ ngữ như thế nào cho hợp lí. Chẳng hạn như việc lựa chọn sử dụng một số từ Hán Việt hiện nay đang là vấn đề tranh cãi như các từ khuyến mãi -

khuyến mại, quan ngại - lo ngại,… Có nhiều ý kiến nên sử dụng các từ thuần

nước ngồi, từ ngoại lai để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Và hàng loạt các ý kiến trái chiều địi hỏi ở người dạy tiếng Việt cần có những quan điểm, lập trường đúng đắn để định hướng cho cả người học Việt Nam lẫn người học nước ngồi.

Cịn lại một số lỗi như kết hợp sai từ Hán Việt với các từ ngữ khác, lỗi sai ngữ cảnh, lỗi dùng sai từ loại, lỗi tạo từ mới nhìn chung có số lượng khơng nhiều lắm. Và nến có thái độ học tập nghiêm túc và mơi trường rèn luyện tích cực thì người học có thể dễ dàng vượt qua những lỗi này.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nêu vài nhận xét về lỗi kết hợp sai từ Hán Việt với các từ ngữ khác. Lỗi sai thường là do thiếu các phụ từ, giới từ hoặc dùng sai phụ từ, giới từ như ứng phó điểm danh (ứng phó với việc điểm danh), phê phán đối với việc sử dụng túi nilon (phê phán việc sử dụng túi nilon). Ngun nhân chính là do cách nói trong tiếng Hán, các phụ từ và giới từ như

2.5.9.2. Về tỉ lệ lỗi bài thực hành viết và bài dịch

Thứ nhất, kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ lỗi trong bài dịch của sinh viên khá lớn và mật độ lỗi trong phiên dịch dày đặc hơn rất nhiều so với văn bản viết. Cụ thể, trong bài dịch khảo sát được 12 lỗi nhưng tần số xuất hiện các lỗi này tổng cộng là 136 lần trong tổng số 55 bài dịch. Như vậy, bình quân mỗi bài dịch chứa trên 3 lỗi. Mà hầu hết các bài dịch đều rất ngắn chỉ khoảng 3 đến 5 dịng. Trong khi đó, lỗi trong bài viết của sinh viên là 299 lỗi, chiếm 64% trong tổng số 465 bài khảo sát. Có thể hiểu được điều này. Khi viết đoạn văn, sinh viên thường có tâm lý ngại dùng từ khó, ngại dùng đến từ Hán Việt hoặc khơng có vốn từ để sử dụng. Do vậy, khi vào các bài dịch sinh viên hầu như không hiểu rõ nghĩa của từ Hán Việt và chuyển di một cách máy móc. Điều này khiến cho chất lượng bài dịch của sinh viên rất kém, hầu như chỉ đạt đến 40%, 50% độ chính xác.

Thứ hai, một loại lỗi cũng thường xuyên xảy ra trong các bài dịch của sinh viên đó là giữ nguyên trật tự cụm danh từ tiếng Hán khi chuyển dịch sang tiếng Việt. Thiết nghĩ, cách dịch đảo yếu tố chính của danh từ lên trên trong khi chuyển tải sang tiếng Việt khơng phải là điều q khó với sinh viên nếu được luyện tập thường xuyên trong quá trình học. Ngoại trừ những cụm danh từ dài, nhiều yếu tố thì các danh từ ngắn là những danh từ rất dễ chuyển di. Tuy nhiên sinh viên vẫn mắc lỗi dịch như thực tế tình hình, thời tiết dự báo,...

Một hiện tượng lỗi đơi khi có thể được xếp vào nhiều loại lỗi khác nhau. Xét trường hợp:

Giờ nghỉ sinh viên cịn có nhiều giải trí

Câu này được xếp vào lỗi dùng sai từ loại do từ giải trí được sinh viên dùng như một danh từ. Tuy nhiên, câu này có thể xếp vào lỗi kết hợp sai, thiếu từ vì chúng ta phải thêm từ hình thức để chữa thành câu đúng Giờ nghỉ

sinh viên cịn có nhiều hình thức giải trí.

Tuy nhiên, ngồi những nguyên nhân được phân tích cụ thể trong mỗi dạng lỗi cũng cần phải nói thêm rằng, các bài khảo sát của chúng tôi chủ yếu là các bài thi học kì nên khơng thể khơng xét đến yếu tố tâm lý của sinh viên trong khi làm bài thi. Yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tư duy và kết quả thực tế.

2.6. Tiểu kết

Căn cứ vào số liệu và biểu đồ đã trình bày ở trên, chúng tơi nhận thấy lỗi sử dụng từ Hán Việt chiếm tỉ lệ lớn đến 62.3% so với tổng số bài viết được khảo sát. Trong số các loại lỗi thì lỗi chủ yếu là nhóm lỗi giao thoa do sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ của người học đến tiếng Việt. Đó là các lỗi như lỗi chuyển di từ Hán hiện đại sang tiếng Việt, lỗi trật tự cụm danh từ Hán Việt, lỗi chính tả ở một số thành phần âm tiết như phụ âm đầu, vần, và thanh điệu, lỗi ngữ cảnh sử dụng từ Hán Việt, lỗi dùng từ loại. Do những chuyển di tiêu cực ở lớp “từ vựng chung” (cách gọi của Nguyễn Thiện Nam). Điều này cho

thấy, lớp từ vựng này có rất nhiều biến đổi nghĩa khi nằm trong hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau là Việt và Hán. Lớp từ vựng này chịu sự chi phối khác nhau của hai mơi trường văn hóa khác nhau nên ngày càng cách xa nhau về nghĩa. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một bộ phận từ Hán Việt còn bảo lưu nghĩa gốc trong tiếng Hán nên sinh viên có chút thuận lợi trong việc chuyển di.

Còn lại các lỗi nhầm lẫn từ ngữ cùng yếu tố, lỗi tự tạo từ Hán Việt mới thì phần lớn do ảnh hưởng của ngơn ngữ đích. Chúng tơi nhận định rằng, các lỗi xuất phát do giao thoa ở trên là những lỗi chính yếu và cần phải tập trung trọng tâm vào tìm những biện pháp, cách thức chữa những lỗi này.

Chƣơng 3. GIẢI THÍCH VỀ HIỆN TƢỢNG LỖI VÀ THỬ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)