Lỗi chính tả từ Hán Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 41 - 47)

Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT

2.5. Tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt

2.5.1. Lỗi chính tả từ Hán Việt

Lỗi chính tả là dạng lỗi rất phổ biến và tần số mắc lỗi này rất cao ở người nước ngồi học tiếng Việt nói chung và sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt nói riêng. Trong q trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy các lỗi về chính tả từ Hán Việt chiếm tỉ lệ cao ở tất cả các trình độ. Tất cả có 79 lỗi, chiếm 16.7% tổng số lỗi thu thập được. Đây là tỉ lệ lỗi lớn thứ hai sau lỗi chuyển di từ Hán hiện đại sang tiếng Việt.

Lỗi về chính tả từ Hán Việt được chia làm ba trường hợp phân bố ở cả ba bộ phận cấu thành âm tiết đó là lỗi viết sai phụ âm đầu, viết sai thanh điệu và vần.

2.5.1.1. Lỗi viết sai phụ âm đầu

Lỗi giao thoa về âm vị điển hình của người Trung Quốc học tiếng Việt là nguyên nhân dẫn đến việc viết sai từ Hán Việt. Trong hệ thống âm vị tiếng Việt có các âm vị phụ âm khơng có âm vị tương đương trong tiếng Hán. Do vậy, việc thụ đắc cách phát âm các âm vị đó trong tiếng Việt là rất khó địi hỏi người học phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài mới có thể thích nghi và luyện phát âm chuẩn được.

a. Viết sai phụ âm đầu “đ” thành “t”:

Có thể kể đến đó là âm vị phụ âm [d] (thể hiện chữ viết là “đ”)là một âm vị khơng có tương đương trong tiếng Hán. Do vậy, sinh viên Trung Quốc học phát âm âm vị này rất khó khăn, thậm chí là mãi mãi khơng thể phát âm chuẩn được ở những người học nhiều tuổi. Chính vì cách phát âm không

chuẩn xác đã dẫn đến viết sai các âm tiết chứa âm vị [d] nói chung và âm tiết Hán Việt nói riêng. Chẳng hạn:

CCL: Nhấm mạnh mục tích của sự phấn đấu CĐS: Nhấm mạnh mục đích của sự phấn đấu CCL: Con thỏ tắc chí rồi.

CĐS: Con thỏ đắc chí rồi.

CCL: Nói chuyện với giám tốc của cơng ty. CĐS: Nói chuyện với giám đốc của công ty.

Lỗi sai phụ âm đầu “đ” xuất hiện 21 lần với tổng cộng 12/34 từ Hán Việt bị viết sai chính tả. Đó là lỗi sai các từ như mục đích -> mục tích, đối thoại -> tối

thoại, đắc chí -> tắc chí, cơ đơn -> cô tơn, thông qua -> tông qua,... b. Viết sai phụ âm đầu “th” thành “t”:

Ngoài lỗi sai trường hợp phụ âm đầu “đ” ra, kết quả khảo sát còn thu được 14 lần viết sai phụ âm đầu “th” thành “t” trong các từ thu thập -> thu tập, thỏa mãn -> tỏa mãn, thông minh -> tông minh, thông báo -> tông báo,...Nguyên nhân của lỗi này cũng là do trong hệ thống phiên âm tiếng Hán

khơng có phụ âm “th” mà chỉ có phụ âm “t”. Trong phiên âm tiếng Hán, /t/ tương đương với /t’/ trong tiếng Việt.

Ví dụ:

Từ Hán Phiên âm Cách phát âm trong tiếng Việt

通 (知) Tong1 thung

天堂 Tian1tang2 Thiên tháng

突 (然) Tu1 Thu

听 Ting1 Thinh

Bảng 3: So sánh phiên âm tiếng Hán và cách phát âm trong tiếng Việt 2.5.1.2. Lỗi viết sai phụ âm cuối

Qua khảo sát các từ Hán Việt trên bài viết của sinh viên Trung Quốc, lỗi viết sai vần xảy ra khá phổ biến. Chẳng hạn như: “du lãm” viết thành “du lãn”, “nghiêm túc” viết thành “nghiên túc”, “tôn nghiêm” viết thành “tôn nghiên”. Cũng tương tự trường hợp viết sai phụ âm đầu ở trên. Do trong hệ thống phiên âm Hán khơng có âm vị [m] ở vị trí phụ âm cuối mà thường gặp phụ âm cuối [n] nên điều này ảnh hưởng đến cách viết của sinh viên. Có thể nêu ra các trường hợp:

尊严 (zunyan) - tôn nghiêm 游严 (youlan) - du lãm

Một số trường hợp khác như:

Đoàn đại biểu tỉnh Nam Ning đã đến Hà Nội.

CĐS: Đoàn đại biểu tỉnh Nam Ninh đã đến Hà Nội.

2.5.1.3 Lỗi viết sai nguyên âm: a. Viết sai nguyên âm chính

Trung chiến tranh, nhân dân Việt Nam rất quan tâm sự đoàn kết.

CĐS: Trong chiến tranh, nhân dân Việt Nam rất quan tâm sự đoàn kết. Theo câu chứa lỗi (1), sinh viên rất thường xuyên viết nhầm từ “trong” thành “trung”. Trung (中) là một yếu tố Hán Việt không độc lập. Trong tiếng

Hán có nghĩa là trong, ở, tại. Trong tiếng Việt, trung tham gia các kết hợp từ

trung tâm, tập trung, không trung, trung thu… Do ảnh hưởng của cách phát

Trung Quốc có cách phát âm gần như vần ung trong tiếng Việt nên sinh viên dễ nhầm lẫn. Đây tưởng chừng như một từ rất đơn giản nhưng sinh viên mắc lỗi rất nhiều, đặc biệt là ở trình độ A và B. Trong tổng số 100 bài viết trình độ A, 278 bài trình độ B có đến 18 lần viết sai từ trong. Ở các bài viết trình độ C hầu như khơng xuất hiện lỗi này.

b. Lỗi viết thiếu các âm đệm và nguyên âm đơi: Cần phải cố gắng mới có tương lai hy hồng

CĐS: Cần phải cố gắng mới có tương lai huy hồng

Người ta đang làm hỷ hại mơi trường

CĐS: Người ta đang làm hủy hoại môi trường

Một số nguyên âm đôi như uy, ua, ,…thường bị viết thiếu “u”. Ngồi ra, các bán nguyên âm như “o” trong “oai”, “oan”, và âm “u” trong “uay”, cũng bị viết thiếu. Sở dĩ có hiện tượng này một phần do thành phần vần tiếng Việt khá phức tạp nên người học dễ bỏ sót từ. Chẳng hạn nhầm “hoại” thành “hại”, “huy” thành “hy”. Mặt khác, do người học có ảnh hưởng bởi ngữ âm tiếng mẹ đẻ hoặc do ảnh hưởng của các âm tiết thường dùng trước đó nên khi gặp âm tiết khó hơn và hơi giống thì dễ viết nhầm. Ví dụ như người học tiếp xúc nhiều, có ấn tượng với âm tiết “hy” trong từ hy vọng và ít khi viết chữ

“huy” thì dễ nhầm lẫn. Cịn nữa, do “hy” phát âm dễ hơn và gần hơn với phiên âm Hán nên người học dễ nghiêm về quán tính viết chữ “hy” hay trường hợp chữ “hoại” và “hại” cũng vậy.

2.5.1.4. Lỗi viết sai thanh điệu

Thanh điệu tiếng Việt là phần có thể nói là khó nhất với đa số người nước ngoài học tiếng Việt. Đối với người học mà ngơn ngữ mẹ đẻ khơng có thanh điệu hoặc rất ít thanh điệu thì càng khó khăn hơn cho họ khi học phát âm và viết thanh điệu tiếng Việt. Chẳng hạn, người Hàn Quốc và người nói tiếng Anh sẽ thụ đắc thanh điệu tiếng Việt kém hơn so với người Lào, người Thái Lan, người Trung Quốc. Do tiếng Lào có đến 5 thanh điệu, tiếng Thái có

đến sáu thanh điệu và tiếng Trung Quốc có bốn thanh điệu. Giữa các thanh điệu này lại có sự tương đồng phần nào với thanh điệu tiếng Việt. Cũng nhờ vậy mà người Trung Quốc học tiếng Việt cũng ít trở ngại hơn so với các đối tượng học là người Hàn Quốc, người nói tiếng Anh. Đúng vậy, giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt, hệ thống thanh điệu có sự khá tương đồng về âm vực và âm điệu.

Thanh nặng (.) trong tiếng Việt có đường nét đi xuống gần giống thanh 4 trong tiếng Trung. Song, về âm vực, thanh nặng sâu hơn hẳn và ngắn hơn so với thanh 4. Do vậy, khi mới học tiếng Việt, sinh viên Trung Quốc không quen phát âm thanh nặng ở âm vực sâu như vốn có nên thường phát âm nhẹ hơn. Điểm này đã khiến thanh nặng được sinh viên phát âm thành thanh huyền (`). Kết quả khảo sát ngữ âm của tác giả Đào Thị Thanh Huyền [23] cũng thu được kết luận rằng người học thường phát âm thanh hỏi thành thanh nặng.

Vì vậy mà sinh viên thường ảnh hưởng bởi cách phát âm dẫn đến viết sai các từ như:

Sử dụng -> sử dùng Hạnh phúc -> hành phúc Đồ gia dụng -> đồ gia dùng Ngoại ngữ -> ngoài ngữ

Theo dõi các câu chứa lỗi sau:

(1) Hiện nay, ngoài ngữ rất quan trọng.

CĐS: Hiện nay, ngoại ngữ rất quan trọng.

(2) Đồ gia dùng ở Việt Nam rất nhiều.

CĐS: Đồ gia dụng ở Việt Nam rất nhiều.

(3) Ở trường đại học, tôi học được nhiều trí thức.

(4) CĐS: Ở trường đại học, tôi học được nhiều tri thức.

Trường hợp lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh nặng trong chữ viết của sinh viên cũng là hiện tượng phổ biến. Theo kết quả điều tra lỗi ngữ âm thanh

điệu của tác giả Đào Thị Thanh Huyền, lỗi phát âm thanh hỏi thành thanh nặng cũng xảy ra khá nhiều. Đây có thể nói là một lỗi đương nhiên, khơng chỉ người nước ngồi học tiếng Việt mắc phải mà lỗi còn thường xuyên gặp ở trẻ em Việt nói tiếng mẹ đẻ.

(5) Chính phụ phải quan tâm đến sinh hoạt của nhân dân

CĐS: Chính phủ phải quan tâm đến đời sống của nhân dân

(6) Trận chiến Điện Biên Phủ là chiến thắng lừng danh trong lịch sự Việt Nam.

CĐS: Trận chiến Điện Biên Phủ là chiến thắng lừng danh trong lịch sử Việt Nam.

Nguyên nhân của lỗi viết sai thanh hỏi thành thanh nặng là do thanh hỏi và thanh nặng đều là hai thanh có âm vực thấp. Thanh hỏi lại có đường nét âm điệu khá phức tạp gồm hai giai đoạn đi xuống sau đó lại đi lên. Người học khi phát âm thanh hỏi dường như chỉ phát âm dừng lại ở giai đoạn đi xuống cịn đường nét đi lên thì chưa thực hiện được nên khi đó phát âm gần giống thanh nặng. Cách phát âm này mắc lỗi khá đặc trưng biểu hiện là điều đó đã làm ảnh hưởng đến cách viết của người học.

Thanh điệu là đơn vị đặc trưng và quan trọng trong ngữ âm tiếng Việt. Bởi nó quyết định đến nghĩa của từ. Chức năng khu biệt nghĩa của nó là rất lớn. Nếu viết sai, phát âm sai thanh điệu dễ dẫn đến nội dung thông tin không rõ ràng gây hiểu lầm ý người nói và dẫn đến thất bại trong giao tiếp. Trên thực tế, thanh điệu là một trong những nội dung khó nhất đối với người nước ngoài học tiếng Việt. Để phát âm chuẩn tất cả các thanh điệu cần có thời gian dài và khắc phục sửa chữa từng bước một trong suốt quá trình học. Điều này địi hỏi sự kiên trì cố gắng của cả người dạy và người học. Trong đó, quan trọng nhất là phương pháp luyện phát âm ngay từ giai đoạn đầu tiếp cận tiếng Việt của người học.

2.5.1.5 Một số lỗi chính tả khác do ảnh hưởng của cách viết phiên âm tiếng Hán:

Trong lỗi chính tả, khơng thể khơng kể đến những lỗi sai do ảnh hưởng của cách viết phiên âm tiếng Hán. Khảo sát các tư liệu, chúng ta dễ dàng nhận thấy sinh viên Trung Quốc thường dùng các chữ phiên âm tiếng Hán để viết tiếng Việt như: Guang vinh (quang vinh), Nam Ning (Nam Ninh), Trung Guo

(Trung Quốc),

Có thể nói, tiếng Việt là một ngơn ngữ có hệ thống chữ viết khá phức tạp do sự có mặt của các yếu tố như dấu phụ trong các chữ cái. Chẳng hạn, dấu móc trong chữ ơ, ư; dấu mũ trong các chữ cái ê, ô, ă; và đặc biệt là hệ thống sáu thanh điệu tiếng Việt. Đặc điểm này gây khơng ít trở ngại cho người nước ngồi thụ đắc tiếng Việt. Về mặt chính tả chữ viết tiếng Việt do vậy khó tránh khỏi sai sót.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 41 - 47)