Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT
2.5. Tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt
2.5.6. Lỗi nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa
(1): Sinh viên có nhiều phương pháp ứng phó điểm danh.
CĐS: Sinh viên có nhiều biện pháp/ cách để ứng phó với việc điểm danh.
(2): Hồ Chí Minh đã thu hút bài học cách mạng trước.
CĐS: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những bài học cách mạng trước.
(3): Ở trường, tôi học được nhiều trí thức.
CĐS: Ở trường, tơi học được nhiều tri thức/ kiến thức.
Các từ ngữ có yếu tố giống nhau về âm đọc và lại gần nhau về nghĩa nên việc nhần lẫn thường xuyên là điều đương nhiên. Sự phân biệt về nghĩa giữa các từ ngữ và xác định ngữ cảnh đúng nhất cho một từ hay nói cách khác là việc dùng từ chuẩn xác là điều khó thực hiện với cả người bản ngữ mà chưa xét đến người nước ngoài. Ngay cả các chuyên gia về lĩnh vực ngôn ngữ cũng khơng thể sử dụng đúng hồn tồn các từ ngữ.
Trong câu chứa lỗi (1) ở trên, ta thấy người học sử dụng sai từ phương
pháp. Nguyên nhân ở đây có thể do người viết nhầm lẫn giữa phương pháp và biện pháp, Phương pháp là từ ngữ phổ biến hơn. Tuy nhiên, trong tiếng Trung
câu này thường nói:
大学生有多严法 来严付点名
(Âm Hán Việt: Đại học sinh hữu đa biện pháp lai ứng phó điểm danh) Trong tiếng Việt, hai từ phương pháp và biện pháp có những nét nghĩa giống và khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt (2008) của Hoàng Phê chủ biên: Phương pháp (Danh từ):
- Cách thức nghiên cứu nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội.
Ví dụ: phương pháp biện chứng, phương pháp so sánh thực nghiệm. - Hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó.
Ví dụ: phương pháp học tập, làm việc có phương pháp. Biện pháp (danh từ):
- Cách thức xử lý công việc hoặc giải quyết vấn đề.
Ví dụ: áp dụng biện pháp kỉ luật, tìm biện pháp giải quyết. Cách (danh từ):
- Tồn thể nói chung những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động cụ thể, nhằm một mục đích nào đó.
Như vậy, trong ngữ cảnh câu chứa lỗi (1), chúng ta có thể lựa chọn từ
biện pháp hoặc cách để thay cho từ phương pháp cho phù hợp tình huống
sinh viên tiến hành một việc cần thiết để đạt được mục đích ứng phó với việc giáo viên sẽ điểm danh. Việc mà sinh viên tiến hành đó là ngồi trong lớp cho giáo viên điểm danh. Từ các ngữ cảnh thực tế và định nghĩa của từ điển, người dạy có thể xác định được phương pháp là từ sử dụng cho hoạt động
khoa học là chính. Biện pháp và cách dùng khi nói đến giải quyết vấn đề khó khăn nào đó trong cuộc sống và cơng việc. Đối với người học trình độ thấp, chỉ nên nêu ra những ví dụ cụ thể, dễ hiểu để người học phân biệt. Việc giải thích nhiều câu chữ sẽ khiến người học thêm rối rắm, khó hiểu.
Khi giải thích cho sinh viên người dạy không nên nêu ra những định nghĩa phức tạp như trên vì sẽ làm cho người học càng lúng túng với hàng loạt từ ngữ mới có trong định nghĩa và điều này là tối kị trong kĩ năng giải nghĩa từ cho người nước ngồi. Song, có thể vận dụng những định nghĩa này để giải thích với điều kiện là đối tượng học đạt trình độ tiếng Việt khá cao cấp. Đối với người học trình độ thấp, chỉ nên nêu ra những ví dụ cụ thể, dễ hiểu để người học phân biệt. Việc giải thích nhiều câu chữ sẽ khiến người học thêm rối rắm, khó hiểu.
Trong câu chứa lỗi (2) người học đã nhầm lẫn giữa từ tiếp thu và thu
hút. Có thể nhận định rằng từ thu hút là một từ dễ và sinh viên được tiếp cận
ngay trong trình độ A, cịn tiếp thu là một từ khó hơn, trình độ A thường ít
gặp nếu khơng muốn nói là khơng có. Do vậy, việc sử dụng sai ở tình huống này có thể do sinh viên không biết dùng từ hoặc nhớ khơng chính xác từ ngữ khó hơn nên sử dụng ln từ dễ nhớ hơn. Vì hai từ đều có yếu tố “thu” có nghĩa là nhận lấy về mình cái gì đó.