Suy nghĩ về cách giảng dạy và học tập từ Hán Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 70 - 74)

Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT

3.2. Biện pháp khắc phục

3.2.2. Suy nghĩ về cách giảng dạy và học tập từ Hán Việt

3.2.2.1. Một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt

Từ Hán Việt có tính Việt hóa cao. Tính chất này thể hiện ở cả mặt ngữ âm (âm Hán Việt), ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Về nghĩa, các từ Hán Việt có những nhóm từ thu hẹp nghĩa, giữ nguyên nghĩa nhưng cũng có những từ mở rộng nghĩa hơn so với từ tương đương trong tiếng Hán.

Về cấu tạo, nhóm từ Hán Việt Việt tạo có số lượng khá lớn. Trong đó có những từ cấu tạo khác biệt hồn tồn so với từ Hán hiện đại. Cịn có những từ có cấu tạo một yếu tố giữ nguyên - một yếu tố thay đổi. Chẳng hạn:

Từ Hán Việt Việt tạo Từ Hán hiện đại

Dữ liệu 数据 (sổ cứ)

Đài truyền hình 严严台 (Điện thị đài)

Điện thoại viên 严严严 (thoại vụ viên)

Giới tính 性别 (tính biệt)

Hoa hậu 美女 (Mĩ nữ)

Khẩu trang 口罩 (khẩu tráo)

Khuyến mãi 促严 (xúc tiêu)

Bảng 5: So sánh từ Hán Việt Việt tạo và từ Hán hiện đại.

Cụm danh từ tiếng Việt nói chung và cụm danh từ Hán Việt nói riêng thường có kết cấu chính - phụ như chủ nghĩa tự do, dự báo thời tiết, nghiên cứu học thuật,...trong khi cụm danh từ tiếng Hán lại có kết cấu ngược lại là

phụ - chính là 自由主严tự do chủ nghĩa, 天术术术 thời tiết dự báo, 学术研 học thuật nghiên cứu.

3.2.2.2. Đề xuất trong giảng dạy từ Hán Việt

Người dạy cần khái quát các đặc điểm của từ Hán Việt và phân loại sơ bộ các nhóm từ Hán Việt cho người học nắm được tình hình biến đổi nghĩa, âm đọc và cách dùng các từ Hán Việt. Tuy nhiên, người dạy cần căn cứ vào

từng đối tượng người học, xác định trình độ người học để đưa ra hướng tiếp cận từ Hán Việt với lượng tri thức từ dễ đến khó.

Người dạy có cơ hội thì cần phải bám sát từng ngữ cảnh cụ thể trong bài học để hướng dẫn người học dùng từ đúng sắc thái, phù hợp về phong cách ngơn ngữ giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết. Ngồi ra, ngơn ngữ nói với người trên và người dưới cũng đòi hỏi những sự lựa chọn từ ngữ thích hợp. Ở đây cũng cần phải chú ý đến việc lựa chọn giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt để dùng từ có sắc thái tương ứng với tình huống cụ thể. Chẳng hạn, trong cuộc họp hay đại hội, thay vì nói “mời mọi người ngồi xuống!” thì có thể nói “Mời các vị an tọa”. Cách nói thứ hai mang lại sự trang trọng, thể hiện sự tôn trọng, nâng tầm người nghe. Đồng thời cũng thể hiện thái độ khiêm tốn và lịch sự của người nói. Nếu hiểu được điều này thì người học sẽ cảm thấy thích dùng từ Hán Việt và không bị lấm át bởi tâm lý sợ sai khi giáo viên đưa ra hàng loạt các từ dễ dẫn đến mắc lỗi.

Người dạy cần cho thấy rằng từ Hán Việt là lớp từ mang sắc thái trang nhã, lịch thiệp, người học Trung Quốc nên chú trọng sử dụng đúng và vận dụng có chọn lọc tiếng mẹ đẻ thì việc dùng từ Hán Việt sẽ trở nên thú vị và dễ dàng.

Quá trình dạy học cần có sự phân loại ưu tiên một số trường hợp sử dụng từ Hán Việt gây hiệu ứng không tốt, gây hiểu lầm hoặc dẫn đến mạo phạm. Chẳng hạn, trường hợp các cặp từ vận dụng - lợi dụng, khốn nạn - khó

khăn, khoái lạc - vui vẻ,...

Khi người học Trung Quốc đến Việt Nam học tập là họ đã có cơ hội rất lớn và đáng quý để luyện tập tiếng Việt. Người dạy nên tận dụng những thời gian q báu đó của người học để tạo mơi trường luyện tập tiếng Việt tốt nhất cho người học. Và có lẽ chỉ khi đến Việt Nam, người học mới có nhiều cơ hội tiếp cận và được sửa sai từ Hán Việt một cách chuẩn xác nhất.

Khuyến khích sinh viên sử dụng từ Hán Việt bằng cách nhằm vào chính mục đích học tiếng Việt của họ. Nêu lên tầm quan trọng của từ Hán

Việt với nghề nghiệp sau này. Chẳng hạn, chuyên ngành chủ yếu của sinh viên là Tài chính, kinh tế thương mại,...và mục đích sau khi tốt nghiệp của họ là có thể làm việc và kinh doanh với đối tác người Việt Nam. Trong đàm phán thương mại rất cần sử dụng các từ Hán Việt vì nó ln mang lại sắc thái lịch sự, khơng khí trang trọng, nghiêm túc. Nếu sử dụng các từ Hán Việt thành thạo và chuẩn xác, hợp lí sẽ tạo cho đối tác cảm giác được tôn vinh, được coi trọng và người nói được đánh giá là người khiêm tốn, lịch sự.

Cuối cùng, không thể khơng nói đến yếu tố văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ. Người dạy phải là người giới thiệu về văn hóa, lí giải về thói quen tập tục, quan niệm của người Việt đặc biệt là thói quen ngơn ngữ cũng như những vấn đề về ngữ dụng.

3.2.2.3. Đề xuất cách học tập từ Hán Việt

Trước hết, một lời khuyên dành cho người học khi bắt đầu học tiếng Việt là nên chọn địa điểm học tại thủ đơ Hà Nội và chọn giáo viên nói tiếng miền Bắc Việt Nam. Đó sẽ là lựa chọn khởi đầu thuận lợi để học tiếng Việt. Bởi việc học phát âm giai đoạn đầu rất quan trọng. Có thể nói, phát âm là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Việt suốt quá trình về sau. Phát âm đúng sẽ giúp xác định đúng chữ, thanh điệu khi viết. Phát âm không chuẩn sẽ dẫn đến hàng loạt hệ quả như khó giao tiếp, viết sai thanh điệu, viết sai chữ.

Chọn giáo trình cũng là khâu quan trọng. Hiện nay có nhiều giáo trình cũng như sổ tay học tiếng Việt có cách dùng từ chịu ảnh hưởng của tiếng địa phương của người soạn giả. Do vậy, người học nên chọn các giáo trình, tài liệu học dùng từ ngữ chuẩn của phương ngữ Hà Nội. Sau đó, đến một trình độ nhất định mới nên mở rộng tìm hiểu các tài liệu sử dụng tiếng miền Nam Việt Nam.

Về cách thức học từ Hán Việt, yêu cầu người học cần nắm được cơ bản đặc điểm từ Hán Việt. Điều này sẽ giúp người học cẩn trọng hơn trong khi dùng từ Hán Việt và có thể dự đốn được khả năng mắc lỗi dùng từ của mình, nhất là trong dịch thuật. Người học cần nắm được hệ thống các từ Hán Việt mượn nguyên khối và các từ Hán Việt mới biến đổi cấu tạo do tác động của

sự phát triển tiếng Việt. Đặc biệt, người học cần lưu ý đến quá trình biến đổi nghĩa của từ Hán Việt so với từ tương đương trong tiếng Hán hiện đại. Luận văn này, phần nào cũng giúp người học Trung Quốc hiểu được tình hình lỗi từ Hán Việt và hiểu được sự chênh lệch về nghĩa giữa các từ Hán hiện đại với từ Hán Việt trong sử dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)