Biện pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 68 - 70)

Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT

3.2. Biện pháp khắc phục

3.2.1. Biện pháp chung

Lỗi sử dụng từ Hán Việt của sinh viên Trung Quốc là kiểu lỗi khá đặc trưng. Để khắc phục những lỗi trên là một việc không dễ dàng, việc rèn luyện lĩnh hội một ngoại ngữ cần một q trình lâu dài, địi hỏi lịng kiên trì khơng chỉ của người học mà sự kiên trì nhẫn nại của người dạy cũng vô cùng quan trọng. Cõ lẽ biện pháp tối ưu nhất cho việc chữa lỗi nói chung đó là người học cần thực hành nhiều và được sửa chữa lỗi thường xuyên. Trong mỗi lỗi được sửa thì sinh viên cần hiểu rõ vì sao sai và vì sao phải thay thế một phương án mới. Tuy nhiên, nếu xác định được từng dạng lỗi khác nhau và hệ thống lại các lỗi thì việc chữa lỗi sẽ đạt hiệu quả cao và nhanh chóng.

Thực chất, 8 kiểu lỗi trên dù là lỗi về trật tự từ, lỗi về nghĩa của từ, sắc thái của từ hay lỗi kết hợp thì tựu chung lại đều là lỗi giao thoa ở lớp từ Hán Việt. Nguyên nhân cốt lõi là do ảnh hưởng từ ngôn ngữ nguồn là tiếng Trung Quốc đến ngơn ngữ đích là tiếng Việt. Mục đích phân loại của chúng tơi chủ yếu phục vụ cho việc khái quát từng kiểu lỗi để tìm kiếm những biện pháp khắc phục tương ứng cho các kiểu lỗi đó.

3.2.1.1. Phép căn cứ đối chiếu loại suy

Biện pháp áp dụng phép căn cứ đối chiếu loại suy được nhiều tác giả áp dụng trong các phương án khái quát hóa cấu tạo các từ ngữ một cách công

thức để giúp người học dễ nhớ, dễ áp dụng trong chữa lỗi. Phép căn cứ đối chiếu loại suy là cách gọi của tác giả Lê Nguyễn Lưu trong cuốn Từ chữ Hán đến chữ Nôm xuất bản năm 2002. Đây là cách nhóm lại các từ có cấu tạo cùng một yếu tố. Chẳng hạn như các từ phóng viên, nhân viên, học viên, giáo

viên, cơng vụ viên...chúng ta có thể khái quát thành một nhóm từ có cơng thức

cấu tạo X + viên. Tương tự như vậy, chúng ta có thể khái quát lên các từ có cấu tạo X + sĩ, X + hóa, X + giả,...Đây cũng là phép được các tác giả Đặng Ngọc Xuân [47], Bùi Thị Duyên Hà [20] sử dụng trong các nghiên cứu của mình. Chúng tôi thấy rằng đây cũng là một cách thức hữu dụng cho việc phân loại từ Hán Việt.

3.2.1.2. Thủ pháp thống kê, phân loại từ Hán Việt

Bất kì một giải pháp, bài luyện hay một phương pháp nào đưa ra cũng phải được xem xét theo đặc điểm người học để đưa ra những giải pháp phù hợp áp dụng đúng đối tượng. Đó là các vấn đề như: người học có điệu kiện học tập trong mơi trường bản ngữ hay không? Người học là người nước nào? Điều kiện lớp học là lớp lớn hay lớp nhỏ, sĩ số là bao nhiêu? Lớp học là ngắn hạn hay dài hạn?...Tiếp đến, việc xác định trình độ người học là vô cùng quan trọng quyết định đưa ra những biện pháp khắc phục lỗi từ dễ đến khó.

Bước tiếp theo, đó là thiết lập một danh sách các từ có tầm số mắc lỗi cao, thường xuyên sử dụng và tiến hành giải nghĩa hay dịch sang ngôn ngữ người học. Đối với sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, nhóm từ này có thể bao gồm các từ như sinh hoạt, nghiên cứu sinh, hoàn cảnh, chuyên ngành, chuyên nghiệp,...Danh sách này phải được xác lập theo nhóm, từng nhóm từ

thơng dụng cho ngành học cụ thể của người học.

Thiết lập danh sách các từ theo mức độ từ mạo phạm, từ thiếu lịch sự, tế nhị, sắp xếp theo từng mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp nếu sử dụng sai. Danh sách này cũng phải được sắp xếp từ dễ đến khó, tùy thuộc trình độ người học, phân loại phù hợp với khả năng và tính ứng dụng của các từ ngữ đó đối với từng giai đoạn học tập.

Các biện pháp khắc phục hiện nay được đưa ra mới chỉ dừng lại ở ý tưởng. Việc triển khai các biện pháp này địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức, sự tích lũy kinh nghiệm giảng dạy lâu dài của nhiều giáo viên và vốn hiểu biết sâu rộng về cả ngơn ngữ - văn hóa Việt và ngơn ngữ - văn hóa Hán.

Bên cạnh đó, để áp dụng các biện pháp sửa lỗi cũng phải tiến hành trong q trình lâu dài mới có thể kiểm nghiệm được tính đúng đắn và sửa sai theo thực tiễn.

Mặt khác, quá trình thực hiện các biện pháp khắc phục phải bám sát vào văn bản chứa lỗi, lời thoại chứa lỗi để có biện pháp khắc phục cụ thể. Bởi mỗi một từ ngữ nói chung, từ Hán Việt nói riêng có những cách dùng khác nhau trong từng kết hợp, từng văn cảnh khác nhau, không thể lấy một biện pháp để áp dụng cho một kiểu lỗi nào đó mà đơi khi phải dựa vào từng câu chứa lỗi cụ thể mới có thể có phương án chữa lỗi đúng nhất. Thống kê, tập hợp hệ thống các tình huống mắc lỗi cũng giúp cho người dạy tránh lúng túng và chủ động đưa ra các biện pháp khắc phục cho người học, tiết kiện thời gian và thể hiện được tính khoa học, sự chuyên nghiệp trong thao tác chữa lỗi.

Một quá trình thụ đắc ngơn ngữ nói chung cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía gia đình, xã hội, người dạy và người học. Chương trình học ngoại ngữ phải đưa ra lộ trình học tập phù hợp với đối tượng, phương pháp dạy và học ứng với đối tượng trong môi trường học tập nhất định. Dưới đây là một số phương pháp dạy và học tập từ Hán Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)