Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT
2.5. Tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt
2.5.4. Lỗi chuyển di từ Hán Việt có sắc thái khơng phù hợp ngữ cảnh
Đây là lỗi rất dễ mắc do trong tiếng Hán hiện đại còn lưu giữ khá nhiều từ ngữ cổ trước đây tiếng Việt vay mượn. Song hiện nay, nó đã thu hẹp phạm vi sử dụng hoặc ít khi dùng. Đó là các từ như đại phu, phu nhân, tiền bối, thủ
tiêu...Do vậy, khi sử dụng trong tiếng Việt, các từ này được sinh viên sử dụng
đúng nghĩa nhưng về sắc thái lại có sự khơng phù hợp. Chẳng hạn, từ thủ tiêu hiện nay hầu như chỉ gặp trong các tài liệu về lịch sử như cách dùng thủ tiêu
chế độ độc tài, một vài thủ lĩnh đã bị thủ tiêu. Trong các lĩnh vực khoa học khác và đặc biệt trong khẩu ngữ hàng ngày khơng nói thủ tiêu phầm mềm máy
tính, thủ tiêu ý tưởng này. Một trường hợp khác, chẳng hạn từ phu nhân.
Trong tiếng Việt hiện nay chủ yếu chỉ sử dụng trong các trường hợp gọi vợ của các nguyên thủ quốc gia, người lãnh đạo cấp cao. Đôi khi là trong các cuộc họp, các cơ quan dùng để gọi vợ của giám đốc. Ngoài ra bình thường khơng sử dụng. Nếu có sử dụng trong trường hợp bình thường có lẽ người nói dụng ý nói quá hay trêu đùa.
(1) Thủy Tinh tức giận đem quân đội cướp Mị Nương CĐS: Thủy Tinh tức giận đem quân cướp Mị Nương
Trong câu chứa lỗi trên, người viết sử dụng từ qn đội theo chúng tơi là chưa chính xác và khơng phù hợp ngữ cảnh thời đại của Sơn Tinh và Thủy tinh. Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2008) định nghĩa:
Quân đội (danh từ) lực lượng vũ trang tập trung của một nước, phục vụ cho
mục đích chính trị.
Theo định nghĩa này, ngữ cảnh trên sử dụng từ quân đội của Thủy Tinh là không phù hợp. Mặc dù quân hay quân đội đều chỉ lực lượng chiến đấu
song quân đội dành để chỉ lực lượng quân lính lớn của một nhà nước. Cịn
khơng thể dùng từ quân đội trong ngữ cảnh trên. Mà chỉ có thể sử dụng từ quân hay lính.
(2) Mười năm rồi, bây giờ các bạn là phu nhân rồi nên các bạn có nhiều lo lắng.
CĐS: Mười năm rồi, bây giờ các bạn làm vợ rồi nên các bạn có nhiều lo lắng.
(3)Cuộc sống ở đại học nói chung rất mĩ mãn.
CĐS: Cuộc sống ở đại học nói chung rất vui vẻ và thoải mái. CĐS: Cuộc sống ở đại học nói chung rất sung sướng.
Đơi khi việc dùng từ không đúng ngữ cảnh cịn gây hiểu lầm, có khi là gây xấu hổ cho người nghe. Khi người nói hiểu ra thì lại gây xấu hổ cho cả người nói nữa. Có tình huống sinh viên nói với giáo viên: hôm nay em đã
nhận quyết định học cao học rồi, em rất vui em sẽ chiêu đãi cô. Em muốn mời cô uống cà phê. Từ “chiêu đãi” thường sử dụng khi mở tiệc hay bữa liên hoan
và nhiều người tham gia như công ty chiêu đãi đối tác, mở tiệc chiêu đãi khách. Trong tình huống này, nếu chỉ nói câu đầu thì có lẽ giáo viên sẽ hiểu
lầm sinh viên muốn mời một bữa thịch soạn.
Trường hợp từ mĩ mãn sử dụng ở câu (3) có phần khơng phù hợp với
ngữ cảnh. Mĩ mãn nên dùng cho thái độ hài lịng, vui vẻ trong cuộc sống gia đình hay khi đạt được thành cơng lớn, có niềm vui lớn. Chẳng hạn như đại hội thành công mĩ mãn, cuộc sống hôn nhân mĩ mãn. Mĩ mãn sử dụng trong câu chứa lỗi trên có phần sắc thái cao quá so với ngữ cảnh cuộc sống ở trường
đại học.
Trong hệ thống tiếng Hán hiện đại ngày nay lưu giữ rất nhiều từ ngữ cổ đã được sử dụng từ rất lâu và còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, trong tiếng Việt thì tính từ thời kì chế độ Phong kiến phương Bắc đô hộ đến nay, các từ ngữ mượn từ tiếng Hán đã biến đổi và Việt hóa rất mạnh. Các từ ngữ như
“trầm luân”, “lâm thời”, “tiền bối”, “trọng thị”, “phu nhân” ngày nay ít sử dụng trong tiếng Việt nhưng người học Trung Quốc còn sử dụng rất nhiều.