Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT
2.2. Thế nào là lỗi từ Hán Việt?
Trong quá trình học tập, thụ đắc lớp từ vựng Hán Việt, sinh viên Trung Quốc gặp nhiều thuận lợi do lớp từ Hán Việt có những điểm tương đồng về hình thức ngữ âm và nghĩa có sự tương ứng với tiếng Hán họ đang sử dụng. Chẳng hạn, các từ “học thuật (学术), thủ tục (手术), nghiên cứu (研究)…”, đặc biệt là những thuật ngữ khoa học như “ngôn ngữ học (术言学), địa lý (地 理), triết học (哲学)… hiện nay vẫn bảo lưu được nghĩa của chúng so với tiếng Hán hiện đại. Cho nên, việc chuyển di những từ ngữ như vậy sang tiếng Việt rất dễ nắm bắt, dễ dùng. Tuy nhiên, những điểm dị biệt cũng khá lớn. Các từ ngữ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt, qua quá trình sử dụng có sự biến đổi ít nhiều thậm chí thay đổi hoàn toàn về nghĩa. Điều này đã dẫn đến sinh viên chuyển di các từ ngữ một cách máy móc và mắc lỗi sai. Như tác giả Trần Trí Dõi đã nói: “chính sự tương tự hay gần nhau về hình thức ngữ âm nhưng lại khác biệt về nghĩa trong sử dụng hiện nay làm cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, do thói quen của tiếng mẹ đẻ chi phối, nắm bắt khơng chính xác nghĩa của từ tiếng Việt”.
Tác giả Bùi Thị Duyên Hà đã chỉ ra rằng: “Người học sẽ bị xem là mắc lỗi từ Hán Việt hay lỗi liên quan đến từ Hán Việt khi họ không xác định đúng nghĩa, dùng sai chức năng, xác định sai hình thức ngữ âm - chữ viết, tự tạo ra
từ ngữ Hán Việt khơng có trong vốn từ tiếng Việt hoặc phối hợp không ăn khớp giữa từ Hán Việt với các từ ngữ khác trong câu” [20;78].
Như vậy, xác định lỗi từ Hán Việt cần quan tâm đến tất cả các mặt hình thức chữ viết từ Hán Việt, ngữ nghĩa từ Hán Việt cũng như kết hợp từ Hán Việt với các từ ngữ khác trong một ngữ đoạn hay một câu.
Dạng lỗi sử dụng từ Hán Việt là loại lỗi giao thoa từ vựng phổ biến ở đối tượng người học Trung Quốc. Lỗi này còn thường xuyên xảy ra ở đối tượng học viên mà ngơn ngữ mẹ đẻ của họ có ảnh hưởng từ nguồn gốc tiếng Hán như tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản.